TIN LIÊN QUAN | |
Argentina vẫn băn khoăn có trả nợ hay không | |
Argentina có Tổng thống mới |
Nửa năm đã qua kể từ khi ông Mauricio Macri chính thức nhậm chức Tổng thống Argentina, tuy nhiên cho tới nay kết quả mà các chính sách điều hành kinh tế tại quốc gia thành viên nhóm G20 và là nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latin đem lại vẫn chỉ là tình trạng nghèo đói gia tăng nhanh chóng.
Tổng thống Argentina Mauricio Macri. (Nguồn: Quartz) |
Quyết sách thiếu hiệu quả
Ngay sau khi nhậm chức vào ngày 10/12/2015, Tổng thống Macri, theo đường lối hữu khuynh, đã quyết định dỡ bỏ mọi hạn chế đối với hoạt động mua bán đồng USD và điều này nhanh chóng khiến đồng peso nội tệ bị phá giá tới hơn 40%. Chính phủ liên tục tăng giá điện, khí đốt, nước, phí dịch vụ giao thông công cộng và xăng dầu từ 2 tới 7 lần.
Tất cả những chính sách này đã khiến giá cả tăng chóng mặt. Tại các tỉnh miền Nam Argentina có khí hậu lạnh quanh năm, giá khí đốt dùng để sưởi ấm thậm chí tăng 20 lần và thực tế này khiến người dân liên tục tiến hành các cuộc biểu tình phản đối. Báo chí Argentina đưa tin ít nhất 2.600 doanh nghiệp nhỏ đã phải tuyên bố phá sản kể từ đầu năm tới nay do không chịu nổi áp lực từ sự gia tăng chi phí kinh doanh.
Bên cạnh đó, chỉ trong thời gian ngắn, hàng nghìn viên chức nhà nước cùng hàng trăm nghìn lao động trong khu vực tư nhân đã bị sa thải. Hơn 200.000 người bị mất việc làm và dự tính con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Chính phủ thông báo sẽ còn sa thải người lao động trong những tháng tới với lý do tinh giản bộ máy nhà nước cồng kềnh, nâng cao hiệu quả lao động, góp phần cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Hình ảnh về cảnh nghèo đói ngay tại thủ đô Buenos Aires. (Nguồn: The Guardian) |
Một trong những cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông Macri đó là công khai, minh bạch các con số và kiềm chế lạm phát, nhưng cho tới giờ chưa có bất cứ con số thống kê chính thức nào được đưa ra. Các hãng tư vấn tư nhân tính toán tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm 2016 của Argentina là 12,5% trong khi lương cơ bản không tăng, và dự kiến con số này sẽ lên tới 40% trong năm nay.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Macri cũng cam kết sẽ loại bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói với khẩu hiệu “Không đói nghèo” nhưng trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ người nghèo đã tăng lên 35%, từ mức 29% hồi cuối năm 2015. Hiện tại Argentina có tới 13,8 triệu người nghèo trên tổng số 42 triệu dân. Tình trạng người dân vô gia cư và người sinh sống bằng việc nhặt phế thải xuất hiện ngày càng nhiều.
Trong số những điều mà Tổng thống Macri đã “làm được” có việc giải quyết xong vấn đề nợ. Tuy nhiên, Buenos Aires đã buộc phải phát hành trái phiếu để trả nợ với số tiền lên tới 16,5 tỷ USD. Nhà lãnh đạo Marci cũng bãi bỏ một đạo luật liên quan tới các cơ quan truyền thông, cho phép tập đoàn Clarin - tập đoàn truyền thông lớn nhất Argentina và từng hậu thuẫn ông trong chiến dịch tranh cử - độc quyền thông tin ở nước này.
Vấn đề tài chính "gây chú ý"
Ngoài những vấn đề nêu trên, Tổng thống Macri cũng thu hút sự chú ý của công luận sau khi các tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama được công khai, trong đó có nêu tên các công ty Fleg Trading Ltd và Kagemusha mà ông làm Giám đốc, được mở tại các nước được coi là thiên đường thuế gồm Bahamas và Panama. Điều đáng nói đó là việc ông Macri đã không khai báo về các hoạt động của mình trong các công ty này và hiện vụ việc đang được các cơ quan tư pháp điều tra.
Việc Tổng thống Macri có dính lứu đến vụ rò rỉ hồ sơ Panama gần đây khiến dư luận chú ý. (Nguồn: Contexto) |
Ông lý giải việc không thông báo với cơ quan thuế về các công ty nói trên là do thực tế ông không đóng góp cổ phần trong đó. Tuy nhiên, hôm 26/5 vừa qua, Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Argentina đã công bố số tài sản cá nhân của ông Macri hiện nay là khoảng7,8 triệu USD, trong đó các tài khoản được mở ở Bahamas lên tới 1,33 triệu USD.
Số liệu do chính ông Macri cung cấp cho thấy vào tháng 1/2015, ông Marci khi đó còn là Thị trưởng Buenos Aires, sở hữu tổng khối lượng tài sản trị giá 3,77 triệu USD. Con số này đã tăng lên 7,8 triệu USD vào cuối tháng 12/2015. Nguyên nhân sự gia tăng này được Tổng thống Argentina lý giải là do ông đã bán cổ phiếu nắm giữ ở một số công ty. Tuy nhiên, ông Macri không nêu rõ tên các công ty đó.
Phó Tổng thống Argentina Gabriela Michetti mới đây đã phải thừa nhận nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm nay và chỉ có thể hồi phục vào năm tới. Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cũng cảnh báo nền kinh tế Argentina đang đối mặt với nhiều thách thức lâu dài, dù nước này đã trở lại với thị trường tín dụng quốc tế.
Phó Chủ tịch Moody's Gabriel Torres khuyến cáo Buenos Aires cần cải thiện các chỉ số kinh tế. Ông Torres cho rằng sự trì trệ của nền kinh tế sẽ cản trở sức tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, và dự báo Argentina chỉ có thể bắt đầu cải thiện tình hình trong năm 2017. Moody's ước tính tăng trưởng Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Argentina năm nay sẽ giảm 1,5% và lạm phát ở mức hơn 30%.
Buổi nói chuyện về Việt Nam thu hút đông đảo bạn bè Argentina Ngày 1/5, Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV) phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức buổi nói chuyện về ... |
Argentina đánh chìm tàu cá Trung Quốc Hãng tin Reuters ngày 15/3 cho biết, Argentina đã đánh chìm một tàu Trung Quốc trong hải phận phía Nam Đại Tây Dương của nước ... |
Đảng Cộng sản Argentina đánh giá cao thành công của Đại hội XII Ông Jorge Kreyness, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Argentina đã đánh giá cao thành công của Đại hội đại biểu toàn ... |