Nước Mỹ hậu Covid-19: Chính sách đối ngoại 'quá tải', có thể đạt đến 'điểm cháy'

TGVN. Chính sách đối ngoại của Mỹ đang bị "quá tải" trước rất nhiều nguy cơ trải rộng khắp thế giới, không chỉ là Covid-19. Câu hỏi hiện nay đặt ra với Mỹ không phải là "liệu vị Tổng thống tiếp theo có phải đối mặt với một tình thế khó khăn chiến lược hay không?", mà là "cách cuối cùng vị Tổng thống đó chọn để giải quyết nó như thế nào?". 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nuoc my hau covid 19 chinh sach doi ngoai qua tai co the dat den diem chay Hy vọng lật ngược tình thế, ông Trump đặt cược 'tương lai chính trị' vào triển vọng kinh tế 2021
nuoc my hau covid 19 chinh sach doi ngoai qua tai co the dat den diem chay Mỹ sắp công bố tài liệu giải mật cuối cùng về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử
nuoc my hau covid 19 chinh sach doi ngoai qua tai co the dat den diem chay
Cho dù ai nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021 thì các đối thủ của Mỹ có lẽ cũng sẽ không thay đổi, nhưng các đồng minh của Mỹ có thể thay đổi. (Nguồn: the Times)

Mặc dù vẫn còn gần 6 tháng nữa mới tới ngày bầu cử, song cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đang trong giai đoạn rầm rộ nhất với nhiều cam kết tranh cử truyền thống được đưa ra về một tương lai mới tốt hơn cho quốc gia này.

Thế nhưng, vẫn có một sự thật đi ngược lại với tất cả những lời hứa vận động tranh cử. Thậm chí, ngay cả trước dịch Covid-19, nước Mỹ đã phải đối mặt với tình thế khó khăn mang tính chiến lược, đó là các thách thức ngày càng tăng và các cam kết quốc tế ngày càng khó có thể thực hiện được. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những thách thức này càng tăng gấp bội.

Đầu tiên, các động lực địa chính trị khiến thế giới ngày càng bất ổn, dù cho ai trở thành Tổng thống Mỹ đi nữa.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump cho thấy ông là một nhân vật gây tranh cãi. Trong các cuộc khảo sát do Pew Research thực hiện ở 32 nước trên toàn cầu, 64% người được hỏi cho rằng họ không tin Tổng thống Trump sẽ “làm điều đúng đắn” trong các vấn đề của thế giới và điều này khiến ông Trump ngày càng không được ưa thích trên toàn cầu so với các nhà lãnh đạo khác như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các tuyên bố của ông Trump như đe dọa rút Mỹ khỏi NATO hoặc yêu cầu các thành viên của khối này chia sẻ gánh nặng chi phí quân sự lớn hơn trong việc duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước ngoài đã khiến các đồng minh và đối tác của Washington lo lắng.

Bên cạnh đó, việc nhiều nước cạnh tranh trực tiếp đang tiến hành các chiến dịch viện trợ thời Covid-19, trong khi Mỹ hầu như không hành động gì, có khả năng làm tăng thêm quan điểm toàn cầu chống Mỹ.

Tuy nhiên, ngay cả khi ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng, các thách thức quốc tế của Mỹ cũng sẽ vẫn tồn tại. Những mối đe dọa đối với trật tự quốc tế xem ra đã tồn tại từ trước khi chính quyền Tổng thống Trump "ra đời".

Hơn thế nữa, có nhiều yếu tố làm xáo trộn các liên minh toàn cầu của Mỹ, đó là chủ nghĩa dân túy làm đảo lộn châu Âu, sự hỗn loạn đang diễn ra và bạo lực giáo phái ở Trung Đông hay việc Trung Quốc đang trỗi dậy ở châu Á.

Cho dù ai nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021 thì các đối thủ của Mỹ có lẽ cũng sẽ không thay đổi, nhưng các đồng minh của nước này có thể thay đổi.

Thứ hai, trong thời gian cuối Chiến tranh Lạnh, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ và các đồng minh châu Âu và châu Á chiếm hơn 3/4 tổng GDP toàn cầu.

Thế nhưng, ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, con số trên đã giảm xuống dưới 60% và được dự đoán sẽ giảm xuống dưới 50% vào năm 2030. Trong khi đó, GDP của các đối thủ của Mỹ lại tăng lên 30%, trong đó, phần của Trung Quốc tăng lên nhiều nhất, phần của châu Âu và Nhật Bản giảm nhiều nhất, gây ảnh hưởng tới cán cân kinh tế của Mỹ và các đồng minh. Đại dịch Covid-19 có thể đẩy nhanh các xu hướng này.

nuoc my hau covid 19 chinh sach doi ngoai qua tai co the dat den diem chay
Với nước Mỹ, nhiều khó khăn thậm chí còn tồn tại trước khi chính quyền Tổng thống Trump "ra đời". (Nguồn: AFP)

Tháng 4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo GDP của khu vực châu Âu, Nhật Bản và Mỹ sẽ chịu sự sụt giảm mạnh, trong khi Trung Quốc sẽ có sự tăng trưởng chậm, nhưng vẫn tích cực vào năm 2020. Nói cách khác, lợi thế kinh tế vượt trội của Mỹ và các đồng minh, từng giúp họ phát huy sức mạnh quân sự sẽ bị suy giảm. Ngay cả khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại thì cũng không thể đảo ngược được hoàn toàn xu hướng này.

Thứ ba, những thách thức an ninh mà Mỹ đang phải đối mặt hiện khá đa dạng. Nhiều tài liệu chiến lược của Mỹ cho thấy rõ rằng Mỹ một lần nữa lại đang ở trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực lớn.

Hơn nữa, mối đe dọa từ các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên khá khác nhau, đòi hỏi khả năng giải quyết khác nhau. Đối với các chiến lược gia Mỹ, thách thức không phải là làm thế nào để cạnh tranh với cường quốc này hay cường quốc kia, hoặc tham gia hoạt động chống khủng bố, mà là làm thế nào để thực hiện được tất cả những điều trên.

Cuối cùng, một loạt yếu tố bên ngoài cũng đang nổi lên. Cùng lúc với đại dịch Covid-19, tác động của sự thay đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao hay thiên tai thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến hàng triệu người và làm tăng áp lực trong nước, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, trong đó nhiều nước đang phải chịu sự bất ổn và khủng bố.

Cùng với đó là việc chia sẻ thông tin ngày càng dễ dàng hơn, dù đúng hay không, cộng với vai trò quan trọng của dư luận trong việc định hình chính sách có thể cản trở các hành động liên kết dân chủ của Mỹ.

Tất cả các mối nguy cơ có thể tạo ra một thế giới dễ kích động hơn và có thể đặt ra những thách thức lớn hơn cho sự lãnh đạo của Mỹ. Quân đội Mỹ có thể phải dàn mỏng lực lượng chưa từng thấy trên khắp các khu vực để đối phó với vô số mối đe dọa. Ngân sách quốc phòng của nước này khó có thể trang trải cho thập kỷ tới.

Vì vậy, câu hỏi hiện nay đặt ra với Mỹ không phải là "liệu vị Tổng thống tiếp theo có phải đối mặt với một tình thế khó khăn chiến lược hay không?", mà là "cách cuối cùng vị Tổng thống đó chọn để giải quyết nó như thế nào?".

Khi người Mỹ tham gia các cuộc thăm dò trong vài tháng tới, họ nên cùng nhau tìm ra giải pháp cho tình thế khó khăn chiến lược của đất nước. Ngay cả trước khi dịch Covid-19 diễn ra, các nền móng trong chính sách đối ngoại của Washington đã bị quá tải. Sau đại dịch, chính sách đối ngoại của nước này có thể đạt đến "điểm cháy".

Do đó, dù bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020, có thể sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Washington.

nuoc my hau covid 19 chinh sach doi ngoai qua tai co the dat den diem chay Góc nhìn từ Trung Quốc: Xung khắc Mỹ-Trung Quốc có phải là định mệnh?

TGVN. Lưỡng hội Trung Quốc thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Các chuyên gia bên trong Trung Quốc đánh giá thế nào về triển ...

nuoc my hau covid 19 chinh sach doi ngoai qua tai co the dat den diem chay Mỹ-Trung Quốc với châu Âu: Hoán đổi vị thế?

TGVN. Đại dịch Covid-19 cùng những hệ luỵ kinh tế - chính trị của nó có làm thay đổi vị thế của Mỹ và Trung ...

nuoc my hau covid 19 chinh sach doi ngoai qua tai co the dat den diem chay Tạp chí Foreign Policy: 5 trận chiến Mỹ-Trung Quốc

TGVN. Đại dịch Covid-19 đã và đang đẩy nhanh tốc độ cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Quốc. Tạp chí Mỹ Foreign Policy phân tích sự chuyển ...

Thu Hiền (theo The Hill)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 11/1/2025

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 11/1/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 11/1/2025.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Ấn phẩm Tết đặc biệt dành cho các gia đình Việt

Ấn phẩm Tết đặc biệt dành cho các gia đình Việt

Cuốn sách 'Nhâm nhi Tết Ất Tỵ' gồm 22 sáng tác thơ, văn, tranh của nhiều tác giả mang đến không khi ấm áp tình thân, niềm vui sum họp.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại ...
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Hàn Quốc: Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Các điều tra viên được cho là đang chuẩn bị thực thi lệnh bắt giữ do tòa án ban hành đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol với các tội danh nổi loạn và lạm ...
Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya sẽ thăm Philippines vào ngày 14-15/1 nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động