Ông Modi và cuộc hẹn mới với châu Phi

Chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới 4 nước châu Phi từ ngày 7-11/7 là một chuyến thăm lịch sử, tô đậm thêm khẩu hiệu của ông về Ấn Độ như một "quyền lực hàng đầu" trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ong modi va cuoc hen moi voi chau phi Ấn Độ cam kết giúp các nước ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển
ong modi va cuoc hen moi voi chau phi “Ngoại giao phát thanh” nơi vùng biên
ong modi va cuoc hen moi voi chau phi
Thủ tướng Ấn Độ Modi rời thủ đô New Delhi lên đường công du 4 nước châu Phi hôm 6/7. (Nguồn: MEAIndia)

Chuyến đi cho thấy sự trân trọng các mối quan hệ song phương trong tương quan về mặt kết quả dài hạn đối với tham vọng quyền lực mềm, kinh tế và chiến lược của Ấn Độ.

Ông Modi nổi tiếng với các chuyến công du những nước gần như lãng quên ý nghĩa của việc chào đón một nhà lãnh đạo Ấn Độ. Tại Mozambique, ông sẽ trở thành Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên có mặt ở nước này kể từ khi ông Indira Gandhi đến thăm vào năm 1982. Ông cũng sẽ là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên đến thăm Kenya kể từ năm 1981. Mặc dù ông Manmohan Singh đã đến Nam Phi vào năm 2013 với tư cách Thủ tướng, nhưng là để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS chứ không phải thăm song phương. Bằng cách thực hiện sứ mệnh tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia trọng điểm ở Nam châu Phi, Thủ tướng Modi đang đưa ra tín hiệu rằng ông coi trọng các nước này một cách thực chất.

Bảo vệ bờ biển phía Đông

Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của ông Modi là sự nhấn mạnh về ngoại giao quốc phòng để củng cố vị trí của Ấn Độ như một nhà cung cấp an ninh mạng cho các nước đang phát triển. Sự lựa chọn 4 quốc gia trong chuyến công du lần này của ông không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là một phần của chính sách được cân nhắc kỹ lưỡng, đó là đề cao khu vực Ấn Độ Dương (IOR) -  nơi mà khu vực phía Tây giáp với các nước trên.

Chiến lược thương mại và hải quân mở rộng của Ấn Độ cần được gắn kết với bờ biển phía Đông của châu Phi nếu nước này muốn trở thành nhân tố định hình ổn định và hòa bình ở IOR. Trên thực tế, chính phủ của ông Modi đã chủ tâm khởi động lại đối thoại quốc phòng với Mozambique vào năm 2015 sau nhiều năm lơ là. Dự án phát triển cảng Sagar Mala không đơn thuần là một ưu tiên chính sách trong nước mà còn là nỗ lực chiến lược của Ấn Độ trong việc trở thành đối tác hậu cần và quốc phòng của đường bờ biển phía Đông châu Phi.

Thủ tướng Modi cũng đã đến thăm Mauritius và Seychelles - hai quốc gia châu Phi quan trọng nằm ngoài lục địa và đẩy mạnh sự hỗ trợ an ninh của Ấn Độ tại đây. Giờ đây, bằng cách thu hút các nước Đông Phi bằng sự tin cậy để chia sẻ và truyền công nghệ nhạy cảm và bí quyết trong tình báo, trinh sát và đào tạo, ông đang thực hiện bước đi chủ động không chỉ trên mặt trận kinh tế mà cả chính trị ở lục địa này.

Cách tiếp cận kinh tế

Tất nhiên, kinh tế không bao giờ nằm ngoài chương trình nghị sự trong mối tương tác giữa Ấn Độ với châu Phi. Tuy nhiên, ở đây, điều mới mẻ là cách chiến dịch “Sản xuất tại Ấn Độ” của ông Modi nhận được sự chào đón của châu lục này.

ong modi va cuoc hen moi voi chau phi
Thủ tướng Modi phát biểu về chiến dịch "Sản xuất tại Ấn Độ" tại Hội chợ ở Hannover, Đức hồi tháng 4/2015. (Nguồn: DNA India)

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại và tỷ lệ hấp thụ đối với khoáng sản châu Phi ở mức thấp, các chính phủ và người dân châu Phi đang tìm kiếm một quyền lực châu Á lớn khác có thể tạo ra doanh thu xuất khẩu ổn định, đồng thời giúp họ tiến hành công nghiệp hoá. Đối với nhiều người châu Phi, Ấn Độ được cho là một đối tác dân chủ, được ưu tiên hơn bởi cách tiếp cận của nước này không phải hoàn toàn do nhà nước định hướng (như Trung Quốc) và có khu vực tư nhân đang gia tăng hoạt động trên lục địa này. Mối quan tâm cá nhân của Thủ tướng Modi trong kết nối doanh nghiệp nông nghiệp của Ấn Độ với các quốc gia châu Phi cho an ninh lương thực cũng như trong thăm dò chung và khai thác các nguồn năng lượng, là một điểm cộng lớn đối với châu Phi.

Đối với những ai còn hoài nghi về tính toán của Ấn Độ liệu có giống Trung Quốc như khai thác tài nguyên cho đến khi cạn kiệt nguồn lực tự nhiên giàu có của châu lục này, thì thông điệp của Thủ tướng Modi được gửi gắm trước thềm chuyến thăm này đã nêu rõ: “Chúng tôi không phải ở đây ở khai thác” và “chúng tôi muốn trở thành những đối tác phát triển”.

Trong một bài giảng gần đây tại Bộ Thống kê của Chính phủ Nam Phi ở Pretoria, tôi nhận được câu hỏi: "Ông nói rằng Ấn Độ là nước duy nhất đến đây để giúp xây dựng nguồn nhân lực và tăng cường an ninh cho chúng tôi. Nhưng không một quốc gia nào làm theo kiểu từ thiện cả. Tại sao Ấn Độ làm những việc này? Động cơ thực sự là gì?”.

Ông Modi cần phải làm thỏa mãn mối bận tâm này không chỉ bằng cách đưa ra các chương trình mới mẻ hơn thông qua việc đưa các chuyên gia giáo dục và kỹ thuật của Ấn Độ đến châu Phi, mà còn bằng cách cho thấy Ấn Độ và châu Phi cùng phụ thuộc lẫn nhau như thế nào trong thế kỷ XXI. Ấn Độ cần thị trường xuất khẩu vì trong quá trình công nghiệp hoá còn châu Phi có dân số trẻ trung và sức mua đang gia tăng, điều này sẽ giúp thương mại hai chiều từ 72 tỷ USD lên đến  700 tỷ USD và hơn nữa. Nếu châu Phi không phát triển trong sự giàu có, ổn định và tự tin, Ấn Độ sẽ giống như “bị khuyết tật” (handicapped).

Nếu Ấn Độ không cùng châu Phi giải quyết các cuộc khủng hoảng lớn trên hành tinh, Ấn Độ không bao giờ có thể trở thành một quyền lực lớn trên chính trường thế giới. Do đó, số phận của hai bên gắn kết với nhau không chỉ vì vị trí địa lý, quan điểm tương đồng tại Liên hợp quốc hay trải nghiệm lịch sử đều là những người dân thuộc địa, mà còn vì sự bổ sung cơ bản của tương lai đang chờ đón cả hai bên.

Trung Quốc đã tung hô mô hình hợp tác Nam-Nam như một thành công vang dội ở châu Phi. Tuy nhiên, sự thiếu vắng của yếu tố nhân lực, sự minh bạch, khía cạnh xã hội hay dân chủ trong mô hình đó đồng nghĩa với việc Ấn Độ có một vị trí không thể thiếu trên lục địa. Ấn Độ đã có một địa vị đặc biệt trong trái tim của nhũng người dân châu Phi thế kỷ trước. Điều mà chuyến công du của ông Modi tới châu lục này có thể làm là ghi dấu Ấn Độ trong tinh thần hướng về tương lai và giấc mơ của châu Phi.

Bài viết của GS. Sreeram Chaulia, trưởng khoa tại Trường Các vấn đề quốc tế Jindal, đăng trên The Hindu ngày 6/7.

ong modi va cuoc hen moi voi chau phi Brexit và kinh tế Ấn Độ

Ngay sau khi có kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh tiếp tục ở lại EU hay không, thị trường tài chính ...

ong modi va cuoc hen moi voi chau phi Ấn Độ: Cấm sử dụng chất Potassium Bromate để chế biến bánh mì

Potassium Bromate là chất oxy hóa mạnh, có thể phá hủy tế bào, được cho là gây bệnh ung thư.

ong modi va cuoc hen moi voi chau phi Ấn Độ hy vọng Trung Quốc không cản trở việc gia nhập NSG

Ấn Ðộ tin rằng Trung Quốc sẽ không ngăn cản nỗ lực của New Delhi gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG).

Diễm Hạnh (giới thiệu)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động