Ông Vũ Khoan: “Thực chất ta đang tụt hậu rồi”

Theo Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Trung ương đặt ra nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng là đúng đắn rồi, giờ làm, làm và làm đi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới.

Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (họp từ ngày 9/10 đến 14/10/2016, tại Thủ đô Hà Nội) đã đặt ra nhiệm vụ cho toàn hệ thống chính trị trong thời gian tới là phải tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, coi đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu trong giai đoạn hiện nay.

VOV.VN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ cơ bản và trọng yếu này.

Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng là hợp lý…

Thưa ông, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII có đặt ra nhiệm vụ cơ bản và trọng yếu là phải tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Ông bình luận gì về nhiệm vụ này?

Thực ra, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng đã được đặt ra từ lâu rồi, từ Đại hội XI, chứ không phải vấn đề mới. Nhưng vấn đề là trong 5 năm qua, chúng ta vẫn còn vướng víu với rất nhiều vấn đề trước mắt, thành ra việc thực hiện chủ trương đó chưa được suôn sẻ, chưa đem lại kết quả rõ rệt. Do đó, Hội nghị Trung ương lần này có đặt vấn đề lại và nhấn mạnh hơn nhiệm vụ này thì đó cũng là một điều hợp lý.

ong vu khoan thuc chat ta dang tut hau roi
Ông Vũ Khoan (bên phải) trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV. (Ảnh: Bình Minh/VOV.VN)

Vấn đề đặt ra là vì sao phải tái cấu trúc? Cấu trúc của nền kinh tế cũng giống như cấu trúc của một ngôi nhà, lâu dần, nếu nền tảng mà không vững thì nó có thể nứt, dột, sụt, lún. Nền kinh tế cũng vậy, có những nhân tố bất ổn thì nền kinh tế kém hiệu quả. Từ đó, phải thay đổi lại, đó chính là tái cấu trúc.

Câu hỏi đặt ra là ngôi nhà kinh tế của chúng ta nứt, lún chỗ nào? Tôi thấy nó lún ở mấy chỗ: Thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng dựa vào chiều rộng, nghĩa là đầu vào sử dụng chủ yếu là lao động rẻ, tài nguyên và đồng vốn, còn năng suất, hiệu quả thì rất thấp. Mà năng suất quyết định sự tiến bộ của nền kinh tế.

Thứ hai, nền kinh tế phát triển không bền vững, đặc biệt là phát triển đi đôi với xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy vấn đề về môi trường ở nước ta là vấn đề lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng. Chúng ta đã không chú trọng đúng mức đến vấn đề này nên để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Lẽ ra 1 đồng vốn bỏ ra có thể thu về 6 đến 7 đồng, nhưng chúng ta chỉ thu được khoảng 3 đồng. Như thế thì làm sao có thể cạnh tranh với các nước khác được, làm sao mà không tụt hậu?

Thứ tư, tôi đặc biệt nhấn mạnh, cơ cấu kinh tế của chúng ta quá nhiều bất ổn. Chúng ta chuyển dịch dần dần, chuyển dịch 3 khu vực lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì cũng có chuyển dịch nhưng đi sâu vào mỗi lĩnh vực đó thì quá lạc hậu. Ví dụ, nông nghiệp chủ yếu nuôi trồng và gặt hái, sản phẩm chủ yếu bán bao, chưa chế biến, thành ra giá trị gia tăng rất thấp. Công nghiệp thì chiếm tỷ trọng cũng khá cao (khoảng 38%), nhưng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo còn ít, chủ yếu gia công, mà công nghiệp chế biến chế tạo cũng chủ yếu của doanh nghiệp nước ngoài; dịch vụ thì cũng không có chuyển dịch gì đáng kể, những dịch vụ cao cấp ta không nắm được mà chủ yếu mới có nắm dịch vụ thấp cấp.

Còn cơ cấu về thành phần thì còn nổi lên vấn đề là thành phần kinh tế nhà nước còn chiếm tỷ trọng quá cao và hiệu quả rất thấp, doanh nghiệp nước ngoài thì chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Ví dụ, chúng ta khoe rất nhiều là tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh nhưng doanh nghiệp FDI chiếm khoảng xấp xỉ 70%, đây không phải là của Việt Nam. Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, vừa rồi chúng ta ưu tiên tập trung vào 3 khâu: tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta cũng đã làm được một số việc, nhưng cũng còn ngổn ngang lắm, nhất là cơ cấu lại đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.

Tất cả những câu chuyện đó đặt ra vấn đề đòi hỏi chúng ta phải cơ cấu lại nền kinh tế nếu không sẽ tụt hậu rất ghê gớm và thực chất đang tụt hậu rồi.

“Tôi chưa rõ mô hình tăng trưởng mới thế nào”

Thưa ông, khi Trung ương đặt vấn đề thay đổi mô hình tăng trưởng thì nhiều người cũng băn khoăn là chưa rõ mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào?

Tôi cũng thấy vậy. Tôi theo dõi mà chưa hình dung ra được mô hình mà mình định chuyển sang nó thế nào, là mô hình gì. Ở đây có mấy câu hỏi: Mô hình gì? Làm cách nào? Ai làm? Trong đó, mô hình thì chưa rõ. Còn ai làm thì cảm giác như là nhà nước làm còn các doanh nghiệp và thị trường vẫn đứng ngoài. Và làm thế nào thì cũng chưa rõ. Cho nên, bây giờ tung ra con số cần đến gần 10 triệu tỷ đồng để tái cấu trúc kinh tế thì không biết là ta lấy đâu ra, nhất là trong điều kiện ngân sách như hiện nay. Rõ ràng, câu hỏi vẫn còn nhiều hơn câu trả lời.

Như ông vừa nêu, chúng ta còn 3 câu hỏi lớn cần trả lời cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng là: Mô hình gì? Ai làm? Làm như thế nào? Vậy theo ông, ai là người phải trả lời những câu hỏi này?

Những câu hỏi này, dĩ nhiên là, các cơ quan của Đảng và Nhà nước phải trả lời chứ người dân làm sao trả lời được.

Chậm đổi mới vì cả khách quan và chủ quan

Câu chuyện chuyển đổi mô hình tăng trưởng không phải đây là lần đầu tiên được đặt ra mà đã được đặt ra từ Đại hội XI của Đảng rồi. Vậy tại sao sau nhiều năm, nay ta lại phải đặt ra và tiếp tục nhắc phải quyết liệt thực hiện, thưa ông?

Tôi thấy có thể có mấy nguyên nhân: Thứ nhất là vừa rồi chúng ta còn bộn bề những công việc trước mắt. Những hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 dội vào nước ta, rồi nước ta lại có những yếu kém về quản lý nên hậu quả nó cũng rất nặng, đến nay vẫn chưa giải quyết hết được. Nói là ổn định vĩ mô, nhưng mà nợ công cũng còn rất cao, ngân sách thì bội chi rất lớn, đến hôm nay vẫn là vấn đề nóng.

ong vu khoan thuc chat ta dang tut hau roi
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Chậm đổi mới mô hình tăng trưởng do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan (Ảnh: Bình Minh/VOV.VN).

Thứ hai là chúng ta phải đối mặt với những nhân tố bất thường, không lường được như biến đổi khí hậu, môi trường, thiên tai… đặt chúng ta vào thế rất bị động. Rồi cả những vấn đề chính trị, an ninh, Biển Đông… có bước phát triển mới mà ta không lường trước được.

Thứ ba, gốc gác của vấn đề ở chỗ là những câu hỏi vừa đặt ra ở trên là: Chuyển đổi sang mô hình nào? Ai làm? Làm như thế nào? Tức là có lý do khách quan và cả lý do chủ quan đẩy chúng ta đến tình trạng làm chưa đến nơi đến chốn, chưa đem lại được gì để cho cảm nhận rõ rệt.

Cần chính sách cụ thể để “đột phá”

Để thực hiện thay đổi mô hình tăng trưởng hiệu quả, trong các nhiệm vụ và giải pháp, Trung ương đề ra cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện 3 đột phá chiến lược về: đổi mới, hoàn thiện thể chế; phát triển giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Vậy theo ông, 3 đột phá chiến lược này có đặt ra được cơ sở nền tảng nào cho chúng ta thực hiện hay không?

Tôi thấy đặt ra 3 đột phá đó cũng đúng, nhưng chưa đủ. Về thể chế thì chúng ta cũng đang làm, nhưng nó cũng như bài nhạc còn đang ngập ngừng, nhưng mà thôi thì cũng đang có những chuyển dịch. Giáo dục thì cũng đã có hẳn một nghị quyết về đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục rồi, còn đang làm như thế nào thì mọi người đều đang chứng kiến cả, năm nào cũng thay đổi, lúc nào cũng căng thẳng, chưa đem lại kết quả gì trực tiếp.

Cho nên, nói cần 3 đột phá chiến lược đó thì cũng đúng thôi. Nhưng theo cá nhân tôi, cái cơ bản để chuyển đổi mô hình tăng trưởng là phải thay đổi cơ cấu, trong đó khâu then chốt là khoa học công nghệ. Muốn nâng cao hiệu quả, chỉ có con đường đưa khoa học công nghệ vào và thể chế làm sao để thúc đẩy tính hiệu quả, chất lượng. Tức là những đòn bẩy kinh tế mới là quan trọng chứ không phải tiền là quan trọng.

Vậy những chính sách nào để buộc các doanh nghiệp (doanh nghiệp làm chứ không phải nhà nước làm) đi theo con đường hiệu quả, chất lượng, đưa công nghệ mới vào, đưa quản lý hiện đại vào. Những việc này đều là doanh nghiệp làm. Muốn doanh nghiệp làm thì nhà nước phải đưa ra bảng chỉ đường, hoặc những khâu then chốt để thúc đẩy người ta làm. Tôi chưa thấy điều đó. Còn tiền thì cũng quan trọng, không phải thay đổi thì không cần tiền, nhưng tiền đó do doanh nghiệp bỏ ra, còn ngân sách chỉ bỏ ra làm một số cái tập trung vào hạ tầng cơ sở, giáo dục đào tạo, phát triển khoa học (mà khoa học thì nhà nước cũng chỉ 1 phần thôi còn các doanh nghiệp, các cơ sở phải làm). Tôi vẫn chưa thấy những đòn bẩy cơ bản đó nằm ở đâu, như thế nào?

Chủ trương nhiều rồi, giờ hãy làm, làm và làm…

Thưa ông, quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng không thể tách rời quá trình hội nhập quốc tế. Hội nghị Trung ương nói rằng, hội nhập kinh tế là sự nghiệp của toàn dân, không phải của riêng ai, trong đó đặc biệt đặt doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là lực lượng đi tiên phong. Ông thấy quan điểm này thế nào?

Tôi nghĩ quan điểm này cũng đúng thôi, nhưng cần phải phân vai cho rõ ràng. Còn nói khẩu hiệu chung chung thế thì ai làm gì vẫn không rõ. Vậy các tổ chức Đảng làm gì? Các doanh nghiệp thì rõ rồi, sống chết là phải lao vào thôi. Còn bộ máy nhà nước làm gì và làm thế nào? Các đoàn thể quần chúng làm thế nào? Các hiệp hội thế nào?

Đúng là việc hội nhập này liên quan toàn dân thật, nhưng vấn đề là ai làm gì và làm thế nào thì chưa có lời đáp. Ngay như tại phường tôi đang ở đây, liên quan đến hội nhập thì Đảng ủy họ làm gì, Mặt trận làm gì, tôi hỏi, họ cũng không rõ. Chứng tỏ, hội nhập mới dừng ở cấp Trung ương và ở khẩu hiệu thôi. Tức là phải phân vai ra, chỉ việc rõ ràng ra chứ nếu không thì khẩu hiệu vẫn là khẩu hiệu thôi.

Rõ ràng bây giờ chúng ta cần gọi tên cụ thể, chỉ đích danh những ai gắn với nhiệm vụ gì, trách nhiệm cụ thể ra sao, thưa ông?

Vấn đề đó thì Trung ương cũng nêu rồi. Vấn đề tôi chờ đợi là làm thế nào. Còn nói thì nói mãi rồi, có phải cái gì mới đâu. Về trách nhiệm người đứng đầu cũng nói cả vạn lần rồi. Nhưng những xảy ra trong hệ thống đó, người đứng đầu có làm sao đâu.

Vậy ông kỳ vọng gì?

Tôi kỳ vọng đơn giản thôi, khẩu hiệu nhiều rồi, chủ trương nhiều rồi, giờ làm, làm và làm. Làm một việc nhỏ thôi cũng được, nhưng mà làm.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

(theo Xuân Thân/VOV)

Đọc thêm

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xo so mien nam. SXMN ...
XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 29/3/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 29 tháng ...
XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp xổ số miền Trung 29/3/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Dữ liệu từ Cục Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 26/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, tương tự mức tăng ...
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Châu Âu tiếp tục hành trình giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga, chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Ngày 27/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp lãnh đạo các doanh nghiệp và học giả Mỹ.
Kinh tế Ukraine nhận 'còi báo động', chỉ có đủ tiền cho đến cuối mùa Xuân

Kinh tế Ukraine nhận 'còi báo động', chỉ có đủ tiền cho đến cuối mùa Xuân

Nợ công bằng ngoại tệ tương đương của Ukraine đã tăng 50 tỷ USD trong hai năm.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động