OPEC+ và chiến thuật nhỏ giọt

TIẾN THÀNH
Bất chấp sức ép từ Mỹ và các nước phương Tây, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và các đối tác (OPEC+) chỉ quyết định tăng sản lượng khai thác thêm 648 nghìn thùng/ngày trong tháng Bảy và tháng Tám tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mặc ì xèo lẫn áp lực, OPEC+ chốt hạ quyết sách về 'vàng đen', Mỹ tính tự thân vận động? (Nguồn: Shutterstock)
OPEC+ chỉ quyết định tăng sản lượng khai thác thêm 648 nghìn thùng/ngày trong tháng Bảy và tháng Tám tới (Nguồn: Shutterstock)

Dù mức tăng này đã cao gấp rưỡi so với 432 nghìn thùng/ngày mà OPEC+ đang áp dụng nhưng vẫn bị chỉ trích vì còn thấp hơn cả con số một triệu thùng mà Mỹ đang xả kho hằng ngày.

Đúng là giá dầu đang lên cơn sốt. Mới từ đầu năm tới nay, mức giá này đã tăng gần 40%, riêng ở Mỹ là 54%. Hôm 2/6, giá xăng ở Mỹ đã vọt lên tới 4,76 USD/gallon (3,785 lít), mức cao nhất mọi thời đại.

Giải cứu giá dầu đã trở thành vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, OPEC+ với thành viên chủ chốt là Saudi Arabia lại không mấy vội vàng. Bài học quá khứ khiến tổ chức chiếm tới 40% sản lượng dầu của thế giới phải thận trọng.

Trước đại dịch Covid-19, thỏa hiệp với sức ép hạ giá dầu, OPEC+ liên tục tăng sản lượng. Đến khi dịch bùng phát, kinh tế thế giới đảo chiều đi xuống, giá dầu tụt dốc không phanh, OPEC+ đã phải thông qua quyết định đau đớn: cắt giảm 10 triệu thùng dầu/ngày.

Nay dù Covid-19 đã được kiểm soát nhưng kinh tế thế giới lại khá mong manh. Các dự báo mới nhất đều hạ tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 xuống thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó.

Không những thế, theo Saudi Arabia, giá dầu tăng đâu phải do thiếu nguồn cung mà do nhiều yếu tố khác như địa chính trị hay việc áp thuế cao ở các nước phương Tây.

Đơn cử như Liên minh châu Âu, vốn đang mua 2,5 triệu thùng dầu của Nga mỗi ngày, nay quyết định áp lệnh trừng phạt khiến chuỗi cung ứng hỗn loạn. Đây là vấn đề chính trị chứ đâu phải quan hệ cung - cầu.

Tất nhiên, Mỹ và châu Âu đều là những bạn hàng lớn, có ảnh hưởng, chẳng nên để phật lòng. Trong bối cảnh đó, chiến thuật nhỏ giọt xem ra là giải pháp khôn ngoan mà OPEC+ áp dụng.

Giá 'vàng đen' tăng vọt khi EU bỏ dầu Nga; OPEC, OPEC+ có thể xoa dịu thị trường?

Giá 'vàng đen' tăng vọt khi EU bỏ dầu Nga; OPEC, OPEC+ có thể xoa dịu thị trường?

Giống như những ngày đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, giá dầu đã tăng vọt trở lại. OPEC và OPEC+ ...

OPEC+ đồng ý 'ra tay' hạ nhiệt giá dầu

OPEC+ đồng ý 'ra tay' hạ nhiệt giá dầu

Sau một loạt động thái ngoại giao tích cực giữa Mỹ và Saudi Arabia trong thời gian gần đây, OPEC+ đã nhất trí nâng sản ...

Xem nhiều

Đọc thêm

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động