TIN LIÊN QUAN | |
Ấn Độ, Pakistan trao đổi danh sách các cơ sở hạt nhân và tù nhân | |
Pakistan tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Ấn Độ |
Người đứng giữa tranh chấp
Quan hệ song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan vốn được gắn kết và củng cố nhờ sự tương đồng về lịch sử và tôn giáo. Kể từ khi Pakistan trở thành quốc gia độc lập, quan hệ hai nước ngày càng được tăng cường bởi sự hỗ trợ chiến lược cho nhau, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn nhất của cả hai bên.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 1/5/2017 tại New Delhi (Ấn Độ). (Nguồn: The Citizen) |
Ngoài việc duy trì mối quan hệ thân mật ở cấp song phương, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hỗ trợ Pakistan trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự hỗ trợ chiến lược của Ankara đối với Islamabad, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến Ấn Độ, đã phần nào ảnh hưởng tới quan hệ Ấn Độ - Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là trong thời gian gần đây.
Có thể nói, Pakistan đã trở thành nhân tố quan trọng giữa Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Mối liên hệ cá nhân mạnh mẽ giữa các nhà lãnh đạo, sự đồng nhất về ý thức hệ sâu xa đã tạo sợi dây gắn kết giữa người Thổ và người Pakistan. Theo các nhà quan sát, Thổ Nhĩ Kỳ gần gũi với Pakistan hơn Ấn Độ.
Trong bối cảnh này, khó có thể tách rời mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Ấn Độ độc lập với Pakistan và sẽ là “ngây thơ” khi mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đứng về phía Pakistan trong các tranh chấp với Ấn Độ, đặc biệt về vấn đề Kashmir. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước ủng hộ quan điểm của Pakistan đối với Kashmir ở cấp độ song phương cũng như đa phương tại các tổ chức khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc hay Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC).
Trong chuyến thăm Pakistan tháng 8/2016, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã bày tỏ lập trường cứng rắn trong vấn đề Kashmir. Ông cũng nhắc lại sự ủng hộ của nước này đối với lập trường của Pakistan trong vấn đề Jammu và Kashmir, đồng thời tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Sự cố “tiền hậu bất nhất”
Mới đây, trước thềm chuyến thăm Ấn Độ hai ngày 30/4 và 1/5 vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nêu rõ chủ trương của mình trong việc giải quyết vấn đề Kashmir là thông qua đối thoại đa phương, trái ngược với quan điểm đối thoại song phương của Ấn Độ. "Thông qua đối thoại đa phương, tôi nghĩ chúng ta phải tìm cách giải quyết câu hỏi này một lần và mãi mãi, điều này sẽ có lợi cho cả hai nước (Ấn Độ và Pakistan)", ông Erdogan tuyên bố trước chuyến thăm.
Về phần mình, Ấn Độ đã lịch sự từ chối đề xuất của Tổng thống Erdogan bằng cách tuyên bố đó là vấn đề song phương và nó sẽ được sắp xếp thông qua cuộc đối thoại hai chiều. Sau đó, một tuyên bố được chỉnh sửa cho rằng Ấn Độ và Pakistan nên giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình. Đề xuất này của Tổng thống Erdogan đã được cả hai bên hoan nghênh.
Sự cố “tiền hậu bất nhất” trong chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Erdogan cho thấy những khác biệt vẫn tồn đọng trong quan hệ hai nước. Các vấn đề song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã trở nên dễ nhầm lẫn và gây tranh cãi. Quan điểm của Tổng thống Erdogan về Kashmir, mối quan tâm của ông đối với người Hồi giáo Ấn Độ, tình cảm gần gũi của ông với Pakistan, việc từ chối tham gia chiến lược "ngăn chặn" Pakistan và ủng hộ bình đẳng của ông đối với tư cách thành viên Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG) của Ấn Độ và Pakistan,... tất cả đều cho thấy quan hệ Delhi - Ankara không thể duy trì độc lập với yếu tố Islamabad.
Hơn nữa, lời kêu gọi của Tổng thống Erdogan đối với lãnh đạo Ấn Độ không cho thấy sự tương đồng trong vấn đề người Kurd của Thổ Nhĩ Kỳ và vấn đề Kashmir của Ấn Độ, và là một cú sốc lớn đối với các lợi ích của Ấn Độ.
Do đó, có thể kết luận mặc dù cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đều có tiềm năng to lớn về hợp tác kinh tế và chiến lược, nhân tố Pakistan đã làm suy giảm những tiềm năng này. Biểu hiện rõ ràng nhất là thương mại song phương và quy mô đầu tư của họ không tương xứng với quy mô của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, nhằm đảm bảo mối quan hệ kinh tế và chiến lược mạnh mẽ ở cấp độ song phương và hợp tác lành mạnh tại các tổ chức quốc tế để bảo vệ lợi ích cá nhân và khu vực, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ cần phải bắt tay hợp tác với tầm nhìn rộng hơn.
* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả Bawa Singh – Giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu Nam Trung Á thuộc Đại học Central Punjab, Bathinda, Ấn Độ.
Ấn Độ - Pakistan: Căng thẳng biên giới leo thang Quân đội Ấn Độ cho biết đã phá hủy 4 đồn quân sự Pakistan dọc đường biên giới tranh chấp. Đây là động thái leo ... |
Pakistan, Ấn Độ nhất trí giảm căng thẳng Cố vấn về các vấn đề đối ngoại của Thủ tướng Pakistan Sartaj Aziz cho biết nước này và Ấn Độ đã nhất trí giảm ... |
Ấn Độ-Pakistan hướng tới lộ trình đối thoại dài hạn Bí thư đối ngoại của Pakistan và Ấn Độ sẽ gặp nhau vào ngày 15/1 tới, để đề ra lộ trình cho đối thoại song ... |