Tòa trọng tài có thể ra phán quyết trung dung

Đó là nhận định của Tiến sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP. HCM, về phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc dự kiến được đưa ra ngày mai 12/7.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
pca co the ra phan quyet trung dung Nhìn lại vụ kiện PCA trước thời khắc quyết định
pca co the ra phan quyet trung dung Con đường ASEAN nên theo đuổi sau phán quyết của PCA

Trước những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 22/1/2013, Philippines đã chính thức nộp đơn khởi kiện Trung Quốc trước Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tòa trọng tài này đã được thành lập và chọn Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) làm nơi đăng ký để thực hiện việc xét xử vụ kiện này.

Tiến trình vụ kiện

Tháng 2/2013, Trung Quốc đã gửi trả lại đơn khởi kiện cho Philippines và chính thức tuyên bố không chấp nhận, không tham gia vụ kiện. Chiến thuật của Trung Quốc là “không tham gia, không xuất hiện, không tuân thủ” trong toàn bộ tiến trình của phiên Tòa trọng tài này.

Ngày 7/12/2014, Trung Quốc cho phát hành bản “Quan điểm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với vấn đề thẩm quyền của Tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc”. Trong văn bản này, mặc dù là một thành viên của Công ước, nhưng Trung Quốc cho rằng, Tòa trọng tài không có quyền đưa ra một phán quyết mang tính ràng buộc về vấn đề này.

pca co the ra phan quyet trung dung
Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc tại The Hague, Hà Lan - nơi xét xử vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. (Nguồn: EPA)

Quan điểm của Bắc Kinh gói gọn trong ba điểm. Thứ nhất, bản chất vụ kiện là tranh chấp chủ quyền đối với một số cấu trúc địa lý nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước.

Thứ hai, Trung Quốc và Philippines đã có thỏa thuận song phương giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng đàm phán, nên việc Manila đơn phương khởi kiện Trung Quốc lên Tòa là “vi phạm thỏa thuận”.

Thứ ba, kể cả nếu vấn đề tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước, đây vẫn là trường hợp phân định biển của hai quốc gia, nên Tòa cũng không có thẩm quyền; vì Trung Quốc đã có Tuyên bố năm 2006 về Điều 298 của Công ước, theo đó, Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền của Tòa về một số vấn đề, trong đó có phân định biển.

Tuy nhiên, trong khoản 4, Điều 288 của Công ước đã nêu rõ rằng: “Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định”.

Ngày 29/10/2015, Tòa đã ra phán quyết đầu tiên về thẩm quyền và khả năng thụ lý các yêu cầu của Philippines. Trong phán quyết này, Tòa đã đồng ý giải quyết ít nhất 7 vấn đề, chủ yếu liên quan tới quyền của một số cấu trúc địa lý trên Biển Đông, bao gồm: Đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, Đá Xu bi, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập, cũng như một số hoạt động của Trung Quốc trong Vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) của Philippines.

Ngày 29/6/2016, Tòa cũng đã ra thông báo chính thức tiếp theo về vụ kiện, theo đó, ngày 12/7/2016, lúc 4h chiều (giờ Việt Nam), Tòa sẽ chính thức công bố phán quyết cuối cùng cho vụ kiện.

Tâm điểm "đường chín đoạn"

Một nội dung quan trọng mà nhiều người chờ đợi trong phán quyết sắp tới của Tòa là về “đường chín đoạn”. Tuy nhiên, nhiều khả năng Tòa sẽ tránh bác bỏ trực tiếp “đường chín đoạn”. Tòa sẽ làm như vậy vì nhiều lý do. 

Thứ nhất, “đường chín đoạn” chính xác là đường phân định hay tuyên bố chủ quyền đối với cái gì là điều còn chưa rõ ràng, việc này khiến Tòa khó có cách tiếp cận pháp lý vững chắc nào để giải quyết nó.

Thứ hai, “đường chín đoạn” sẽ gián tiếp bị bác bỏ bởi nó hàm ý về lãnh hải gắn liền với các thực thể nhất định, khi Tòa phán quyết các thực thể đó không có vùng biển riêng. Cho nên, dù cả thế giới đang chú ý tới “đường chín đoạn”, Tòa nhiều khả năng sẽ tập trung vào các vấn đề về quy chế pháp lý của các cấu trúc trên Biển Đông mà Philippines yêu cầu Tòa phán quyết, hơn là việc chọc giận Trung Quốc quá mức, nên sẽ đưa ra một phán quyết hẹp nhưng có tính trung dung cho tất cả các bên.

pca co the ra phan quyet trung dung
Bản đồ yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc.

Về quy chế pháp lý cho một số cấu trúc trên Biển Đông, trong các tuyên bố của mình, Trung Quốc khẳng định rằng các cấu trúc mà nước này chiếm đóng tạo ra vùng ĐQKT và thềm lục địa. Công hàm của Trung Quốc gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc vào năm 2009 còn giới thiệu “đường chín đoạn” tới cộng đồng quốc tế như một lời đáp lại trước các tuyên bố về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia.

Tuy nhiên, Tòa trọng tài nhiều khả năng sẽ quyết định rằng không cấu trúc tranh chấp nào được hưởng một vùng ĐQKT hay thềm lục địa, và một số cấu trúc thậm chí không có quyền hưởng vùng lãnh hải. Phán quyết này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng lập trường pháp lý và cả lập trường chiến lược của Trung Quốc, vì về mặt pháp lý nó sẽ cô lập và coi các cấu trúc mà Trung Quốc chiếm đóng nằm bên trong vùng ĐQKT của Philippines.

Ngay cả nếu các nước khác công nhận yêu sách thiếu thuyết phục của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với các cấu trúc này như là lãnh thổ thực sự đi nữa (điều này rất khó xảy ra), Tòa sẽ từ chối không cho Trung Quốc hưởng các quyền lợi biển mà yêu sách mập mờ của nước này hàm ý.

Tòa nhiều khả năng sẽ đưa ra phán quyết để giảm bớt các yêu sách quá mức từ các cấu trúc của Trung Quốc nhằm ngăn cho Công ước bị phương hại. Đồng thời, Tòa sẽ buộc phải bảo vệ quyền chủ quyền của Philippines tại vùng ĐQKT, mà bên trong đó có một số cấu trúc đang tranh chấp, do nền tảng pháp lý của việc thiết lập khu vực này trong những năm 1970 là để đảm bảo các quyền đánh bắt cá vốn là sinh kế cho dân cư của các quốc gia ven biển.

Những cấu trúc được bồi đắp

Nếu Tòa áp dụng luật một cách đơn giản và khách quan đối với vụ kiện, chúng ta có thể dự đoán rằng Tòa sẽ quyết định bãi cạn Scarborough, Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập không tạo ra một vùng ĐQKT. Các cấu trúc này là những đá không thể duy trì đời sống con người và nhiều nhất chỉ tạo ra một lãnh hải 12 hải lý.

Bãi Scarborough bao gồm một loạt rạn đá ngầm, hình thành nên một dải đá có chu vi 30 dặm được bao quanh bởi một rạn san hô vòng. Bãi cạn này nằm ở phía Tây Vịnh Subic bên trong vùng ĐQKT của Philippines. Cho dù chưa có hoạt động xây dựng nào diễn ra tại bãi Scarborough, nhưng Trung Quốc đã ngăn không cho các tàu đánh cá của Philippines đi vào vùng biển này.

pca co the ra phan quyet trung dung
Bãi cạn Scarborough. (Nguồn: Girum.com)

Đối với Đá Gạc Ma, Trung Quốc hiện đã bồi lấp thành một đảo nhân tạo với diện tích 109.000m² với bãi đáp trực thăng. Đá Châu Viên cũng được Trung Quốc bồi lấp thành một hòn đảo có diện tích 231.000m² với bãi đáp trực thăng. Trung Quốc cũng đã biến Đá Chữ Thập thành một hòn đảo khổng lồ có diện tích 2,7 triệu m² với đường băng dài 3.000m và cảng nước sâu. Nhưng do tất cả những cấu trúc này đều có bản chất tự nhiên chỉ là đá (rocks) và không cho thấy có khả năng duy trì đời sống con người hay có đời sống kinh tế riêng, cho nên nhiều khả năng Tòa sẽ tuyên bố rằng chúng không phải là đảo (islands) và vì vậy không đủ điều kiện để tạo ra một vùng ĐQKT xung quanh.

Tòa cũng có thể quyết định rằng Đá Chữ Thập, Đá Xu bi, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa và bãi Cỏ Mây đều là bãi lúc chìm lúc nổi, và các cấu trúc này không đủ điều kiện được hưởng bất kỳ khu vực biển nào theo quy định của Công ước. Tòa trọng tài sẽ phớt lờ tầm quan trọng chiến lược mà một số cấu trúc này được bồi lấp trong những năm qua.

Chẳng hạn, Đá Chữ Thập, nằm cách đảo Palawan 129 hải lý, nhưng cách đảo Hải Nam tới 599 hải lý. Trung Quốc đã bồi lấp cấu trúc này thành một hòn đảo nhân tạo khổng lồ với diện tích gần 2,7 triệu m². Đá Xu bi cũng được bồi lấp thành một đảo nhân tạo có diện tích gần 4 triệu m², với bãi đáp trực thăng, bến tàu và một đường băng dài 3.000m, chỉ nằm cách đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm giữ 14km. Đá Tư Nghĩa đã được Trung Quốc bồi lấp thành một đảo nhân tạo với diện tích 76.000m², và Đá Gaven hiện là một khu vực xây dựng nhân tạo có diện tích 136.000m².

Tàu chiến BPR Sierra Madre của Philippines, với 8 lính thủy đánh bộ Philippines sống trên đó, đã được neo đậu tại bãi Cỏ Mây, một bãi lúc chìm lúc nổi khác nằm trong vùng ĐQKT của Philippines. Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn việc tiếp tế và bảo dưỡng cho con tàu này, một nỗ lực nhằm đánh bật đơn vị đồn trú Philippines và giành lấy thực thể này. Bằng cách ra phán quyết rằng bãi Cỏ Mây và các thực thể tranh chấp khác là bãi lúc nổi lúc chìm, Tòa sẽ loại bỏ tính chất pháp lý quan trọng của các cấu trúc này đối với Trung Quốc vì chúng không thể được coi là lãnh thổ để có thể yêu sách chủ quyền.

Đối với Ba Bình, Tòa có thể sẽ không đề cập tới các quyền có thể có của Ba Bình theo Điều 121 của Công ước. Trong khi Philippines có nhắc đến Ba Bình qua những tuyên bố và trong khi trình bày tại phiên tranh tụng, nhưng Ba Bình lại không được đề cập cụ thể trong các yêu cầu khởi kiện của Manila. Và Ba Bình cũng không được đề cập đến trong quyết định về thẩm quyền xét xử của tòa.

Do Ba Bình là cấu trúc lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa, có vẻ như nếu Tòa làm rõ rằng thực thể này là đá và không có quyền hưởng một vùng ĐQKT, thì không cấu trúc nào khác có thể được hưởng một quyền như vậy. Nhưng mọi cấu trúc hay phần lãnh thổ đều khác biệt, và tiêu chuẩn xem xét liệu một cấu trúc là đá hay đảo không nhất thiết (hay không chủ yếu) dựa vào kích thước. Không hề có án lệ đối với Điều 121, và có khả năng Tòa sẽ lảng tránh vấn đề này.

pca co the ra phan quyet trung dung Phán quyết của PCA: Bước ngoặt trong tranh chấp Biển Đông?

Sự kiện có lẽ là quan trọng nhất trong năm 2016 đối với tranh chấp Biển Đông sẽ diễn ra khi Tòa Trọng tài Thường ...

pca co the ra phan quyet trung dung PCA ra phán quyết về vụ kiện của Philippines vào ngày 12/7

Trong một tuyên bố, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), tòa án có trụ sở ở La Hay, Hà Lan nêu rõ đã thông báo ...

pca co the ra phan quyet trung dung Mỹ: Trung Quốc không nên “khiêu khích” sau phán quyết của PCA

Washington có “rất nhiều lựa chọn” để phản ứng trước bất kỳ hành động nào của Bắc Kinh sau phán quyết sắp tới của Tòa ...

TS. Hoàng Việt

Bài viết cùng chủ đề

Phán quyết của Tòa trọng tài

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp Việt Nam (VELP) 2024 và làm ...
Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Đại sứ Bùi Văn Nghị và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã có chuyến thăm làm việc tại thành phố Rio de Janeiro, bang ...
Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 29/3/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 29 tháng ...
XSTV 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 29/3/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 29/3/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 29/3/2024. ket qua xo so tra vinh. XSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động