PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Nguyệt Anh - Hồng Phúc
(thực hiện)
Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, nếu được lớn lên trong môi trường có văn hóa đọc, đứa trẻ sẽ hấp thụ và thực hành theo. (Ảnh: NVCC)

Bà nghĩ gì về vai trò của việc đọc sách trong thời đại 4.0?

Đọc sách ở bất kỳ thời đại nào cũng đóng vai trò quan trọng trong rèn luyện và phát triển của bản thân mỗi người, đồng thời góp phần kiến tạo văn hóa cộng đồng, xã hội. Trong thời đại 4.0, có sự khác biệt về phương tiện, thời gian, không gian đọc sách.

Đọc sách trở nên đa dạng hình thức và dễ dàng thực hiện hơn bao giờ hết bởi sự tham gia của yếu tố công nghệ. Các yếu tố thuộc về sách đã được số hóa. Vì thế, kể cả khi một người ngại đọc (bao gồm mắc chứng khó đọc, chưa thành thạo chữ), không có thời gian cho đọc sách in thì vẫn có thể đọc sách một cách thụ động (bằng nghe) và những cách khác nữa.

Trong xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, văn hóa đọc ngày càng có điều kiện phát triển khi người đọc có thể tiếp cận với những cuốn sách giá trị ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị thông minh. Vậy theo bà, thời kỳ chuyển đổi số, việc phát triển văn hóa đọc có khó hay không?

Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, con người có thể đọc sách dễ dàng. Nhưng không phải vì thế mà con người sẽ đọc sách nhiều hơn, xã hội có văn hóa đọc. Một thực tế khá đáng lo ngại đó là, nhiều người vẫn chưa rèn luyện thói quen đọc sách. Họ sử dụng các phương tiện hiện đại chủ yếu cho giải trí hoặc tương tác với các thông tin xã hội được cập nhật theo xu hướng.

Tin liên quan
GS. Nguyễn Lân Dũng: Để phát triển kỹ năng đọc sách đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận và xử lý thông tin GS. Nguyễn Lân Dũng: Để phát triển kỹ năng đọc sách đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận và xử lý thông tin

Trong khi sách là phương tiện truyền tải các thông tin đã được sàng lọc, kiểm chứng, được coi là “tri thức”, có thể không hấp dẫn, không dẫn dắt xu hướng nào. Do đó, việc nhận thức của con người, thị hiếu của xã hội có thể không làm cho việc phát triển văn hóa đọc dễ dàng.

Tuy nhiên, chúng ta có thể lạc quan bởi một số tín hiệu như số lượng sách trên đầu người tăng lên, các ứng dụng sách nói trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt, chiến lược của mỗi quốc gia đều đang quan tâm đến phát triển văn hoá đọc, là cơ sở để tạo ra hệ sinh thái học tập suốt đời.

Dưới góc nhìn của một nhà giáo dục, theo bà thì việc đọc sách ngay từ những ngày thơ ấu có ảnh hưởng thế nào trong việc hình thành nhân cách và tìm kiếm cơ hội việc làm sau này?

Mới đây, Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới (EdulightenUp) do tôi đồng sáng lập có tổ chức Hội thảo: "Kiến tạo văn hoá đọc ở trường học trong kỷ nguyên số" đã thu hút gần 6000 người tham gia. Hầu hết những người tham gia hội thảo này là các giáo viên và phụ huynh học sinh.

Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục đã trình bày các kết quả cũng như thực tiễn về ảnh hưởng của đọc sách đến sự phát triển trí tuệ, nhân cách của con người. Không thể phủ nhận, thói quen đọc sách, thể loại sách đọc đều có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của con người.

"Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hoá đọc. Để phát triển văn hóa đọc sâu, rộng hơn nữa trong cộng đồng, xã hội, ở phạm vi quốc gia, cần có những chiến lược đầu tư cho phát triển sách".

Từ nhỏ, nếu đọc sách thường xuyên thì não bộ không những tiếp thu được thông tin mà còn giúp phát triển cơ chế linh hoạt, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ. Do đó, các nhà khoa học đều khuyến nghị, nên đọc sách cho trẻ nghe ngay từ khi 0 tuổi. Đặc biệt, từ 3 tuổi – thời kỳ vàng cho phát triển não bộ, ngôn ngữ, càng nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với sách hơn.

Thực tiễn giáo dục cũng khẳng định, thói quen đọc sách, tìm hiểu thông tin, ứng dụng tri thức từ sách thực sự tác động lớn đến con đường phát triển năng lực của mỗi người. Đồng thời, đọc sách là thói quen tốt, tạo nề nếp tốt cho người đọc. Bất kỳ ai, có nề nếp tốt, thói quen tốt, có khả năng tự đọc đều sẽ rất chủ động trong cuộc sống. Vì thế, chắc chắn họ sẽ có cơ hội tốt khi thích nghi với cuộc đời.

Giáo dục
Giáo viên và cha mẹ đều có thể là cầu nối giữa trẻ em và sách. (Nguồn: VGP)

Có một thực tế hiện nay là cả trẻ em và người lớn đều dành nhiều thời gian cho điện thoại, mạng xã hội mà ít dành thời gian đọc sách. Cần có giải pháp gì để phát triển văn hóa đọc sâu, rộng hơn nữa trong cộng đồng, xã hội?

Văn hóa đọc đòi hỏi sự chung tay của nhiều thế hệ. Nếu được lớn lên trong môi trường có văn hóa đọc, đứa trẻ sẽ hấp thụ và thực hành theo. Văn hóa đọc bao gồm hành vi đọc, tôn trọng việc đọc và tin vào những ý nghĩa mà sách mang lại.

Thực tế ngày nay, một bộ phận người lớn chưa quan tâm, thực hiện rèn thói quen đọc cho bản thân mình. Vậy nên, những trẻ em chịu ảnh hưởng của những người này sẽ rất khó có được sự tin cậy vào sách, chăm đọc sách, yêu sách dù trường học hay môi trường nào đó cố gắng kiến tạo cho đứa trẻ.

Do đó, cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc. Để lan tỏa văn hóa đọc sâu, rộng hơn nữa trong cộng đồng, xã hội, ở phạm vi quốc gia, cần có những chiến lược đầu tư cho phát triển sách. Hiện nay cần nhất là sách khoa học, sách cho trẻ em.

Bên cạnh đó, nên đầu tư cho đội ngũ làm sách, quảng bá sách và đầu tư trọng tâm cho trường học. Theo tôi, trường học sẽ là trung tâm của phát triển văn hóa đọc cho mỗi người trẻ và kết nối với các thế hệ khác trong xã hội.

Bà có kinh nghiệm gì trong việc lan tỏa đọc sách cũng như để trẻ em đến gần hơn với sách?

Thực sự không quá khó để lan tỏa việc đọc sách đến cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. Như một lẽ tất nhiên, trẻ em (bắt đầu từ 3 tuổi) rất thích sách, rất mong muốn được tiếp xúc với sách. Kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân làm tốt việc lan tỏa sách đến các em thường bắt đầu từ nêu gương đọc sách, kiên trì đọc sách cùng trẻ. Bản thân tôi luôn ưu tiên việc đọc sách cùng con, tích cực chia sẻ những cuốn sách tôi đọc đến con, đến học trò, đồng nghiệp.

Mỗi người lớn, bao gồm giáo viên và cha mẹ, đều có thể là cầu nối giữa trẻ em và sách. Họ có thể thay mặt trẻ em đọc sách, chọn sách. Nhưng lưu ý rằng, trẻ em cần được đọc sách theo cách của mình. Lúc còn nhỏ, các em ưa thích tranh ảnh, ưa thích việc người khác đọc diễn cảm cho mình nghe. Qua đó, có thể các em sẽ bày tỏ thiên hướng đến nhu cầu tìm hiểu sâu về thể loại sách nào đó. Nhưng tất cả các em đều cần được tiếp xúc đa dạng trước khi theo thiên hướng.

Trẻ em cũng thích đọc sách ứng dụng, tức là “đọc đi đôi với làm”. Do đó, có thể tổ chức các hoạt động thể nghiệm hóa nội dung sách, khi được đóng vai, được tham gia các ngày hội sách và thí nghiệm khoa học sẽ khiến các em say mê sách hơn.

Xin cảm ơn bà!

Hệ thống thị thực 'kiểu Schengen' cho 6 quốc gia ASEAN - cú hích tăng cường hội nhập kinh tế?

Hệ thống thị thực 'kiểu Schengen' cho 6 quốc gia ASEAN - cú hích tăng cường hội nhập kinh tế?

Hệ thống thị thực tương tự khu vực Schengen cho 6 quốc gia ASEAN sẽ thúc đẩy du lịch và giao thương…

TS. Trịnh Lê Anh: Để người Việt trẻ 'bơi' được trong môi trường quốc tế

TS. Trịnh Lê Anh: Để người Việt trẻ 'bơi' được trong môi trường quốc tế

Bằng kinh nghiệm của mình, TS. MC Trịnh Lê Anh (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, thanh niên thời ...

Chuyên gia giáo dục: Nếu không đổi mới theo hướng số hóa, các trường đại học dễ 'thua ngay trên sân nhà'

Chuyên gia giáo dục: Nếu không đổi mới theo hướng số hóa, các trường đại học dễ 'thua ngay trên sân nhà'

Tiến sĩ Phạm Hiệp, Trưởng nhóm Nghiên cứu đổi mới giáo dục Reduvation, Trường Đại học Thành Đô chia sẻ, trong thời đại công nghệ, ...

Bạo lực tuổi vị thành niên: Ngăn chặn bạo lực phải bắt đầu từ gia đình

Bạo lực tuổi vị thành niên: Ngăn chặn bạo lực phải bắt đầu từ gia đình

Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, cần có sự gắn bó chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, lấy học sinh ...

Bạo lực tuổi vị thành niên: Dạy con kỹ năng làm chủ bản thân và xử lý khủng hoảng trong các mối quan hệ

Bạo lực tuổi vị thành niên: Dạy con kỹ năng làm chủ bản thân và xử lý khủng hoảng trong các mối quan hệ

Từ thực trạng bạo lực tuổi vị thành niên thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng, cha mẹ cần dạy con kỹ năng ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động