TIN LIÊN QUAN | |
Bà con tại Phần Lan luôn hướng về Tổ quốc | |
Phần Lan - “người ốm yếu” mới của châu Âu |
Nhiều nhà phân tích cho rằng, có thể Phần Lan đang theo gương nước láng giềng Thụy Điển. Được nhiều người biết đến như là một quốc gia trung lập nhưng hồi tháng 6 vừa qua, Thụy Điển cũng ký kết thỏa thuận hợp tác với Washington (Mỹ) về công nghệ quốc phòng, huấn luyện và trao đổi thông tin.
Helsinki đã chính thức bác bỏ những quan điểm cho rằng, việc làm thân với người Mỹ giúp họ mở đường gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, Ngoại trưởng Phần Lan Timo Soini lại khiến người ta hoài nghi khi trả lời phỏng vấn Đài phát thanh truyền hình Yle mới đây rằng tình hình đất nước không thay đổi nhưng việc giữ cánh cửa mở ra lối vào NATO có thể có ích cho an ninh của Phần Lan.
Ông Timo Soini cho rằng, quốc gia này đang có nguy cơ phải trả giá đắt cho sự cô lập của mình trong bối cảnh căng thẳng và bất ổn đang leo thang ở xung quanh họ. Theo Ngoại trưởng Timo Soini, hợp tác xuyên Đại Tây Dương có thể sẽ cải thiện an ninh của Phần Lan, đặc biệt trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Bắc Âu đang bận tâm về sự gia tăng các hoạt động quân sự của Nga kể từ cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev về việc bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga.
Ngoại trưởng Phần Lan Timo Soini. (Nguồn: Yle) |
Trước những nỗ lực của Thụy Điển xích lại gần NATO, hồi tháng 5 vừa qua, Moscow đã cảnh báo sẽ có những biện pháp cứng rắn đối với Thụy Điển liên quan đến việc nộp đơn xin gia nhập NATO.
Cũng trong thời gian này, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đã nhắc lại: "Không cần phải thay đổi chính sách của chúng tôi hiện nay". Ông Niinisto cũng đã nhấn mạnh không làm tổn hại mối quan hệ láng giềng tốt với "đối tác chủ yếu của Phần Lan". Tổng thống Phần Lan cho biết đã hiểu cảnh báo của Nga "không muốn thấy sự đe dọa tới gần sát biên giới" và từ chối mọi ý tưởng gia nhập NATO mà đa phần người dân Phần Lan ủng hộ.
Thế nhưng Phần Lan và Thụy Điển vẫn tiếp tục tăng cường mối quan hệ với Mỹ và NATO. Hồi tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử NATO, hai quốc gia này đã được mời dự bữa ăn tối tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối ở Warsaw. "Phần Lan và Thụy Điển là những người bạn rất thân thiết của NATO và chúng tôi mời họ cùng ăn tối như những người bạn tốt", Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg giải thích. Mối quan hệ thân thiết này càng trở nên khăng khít khi hai quốc gia trung lập Bắc Âu ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với NATO và tham gia vào các chiến dịch ở Afghanistan.
Tuy nhiên, cả Helsinki lẫn Stockholm đều biết rằng họ có thể đi đến đâu và họ có thể rút ra những gì từ sự hợp tác này. Họ không phải thành viên của NATO nên họ không được bảo vệ theo điều 5 của Liên minh. Cả hai "khách mời" của NATO đều không muốn gặp phải các nguy cơ khi từ bỏ tính trung lập. Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallström cho biết: "Việc không phải thành viên NATO có lợi hơn cho đất nước chúng tôi. Thụy Điển không đòi “vé” để vào NATO".
Máy bay quân sự Mỹ xâm phạm không phận Phần Lan Chính phủ Phần Lan vừa ra thông cáo cho biết, chiều 23/8, hai máy bay quân sự của Mỹ đã bay vào vùng trời thuộc ... |
Đại sứ quán Phần Lan tại Mỹ: Vừa xanh, vừa kinh tế Không chỉ dừng lại ở việc cải tạo sứ quán thành tòa nhà xanh thân thiện với môi trường, Đại sứ quán Phần Lan ở ... |
Đằng sau thành công của giáo dục của Phần Lan Phần Lan nổi tiếng là một mô hình giáo dục thành công và nhiều người cho rằng lý do của những thành công này đơn ... |