Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO: Bên đẩy, bên ghìm

Minh Vương
Nỗ lực đưa Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ và châu Âu vẫn chưa thể vượt qua được rào cản từ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (trái) và người đồng cấp Thụy Điển Ulf Kristersson trong họp báo chung tại Stockholm ngày 2/2. (Nguồn: Picture Alliance)
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (trái) và người đồng cấp Thụy Điển Ulf Kristersson trong họp báo chung tại Stockholm ngày 2/2. (Nguồn: Picture Alliance)

Ước vọng chung

Ngày 6/3, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đã khởi động chuyến thăm kéo dài năm ngày tại Mỹ, trải dài từ bờ Đông sang bờ Tây của xứ cờ hoa cùng nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc quan trọng. Bên cạnh hợp tác song phương, nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ dành cho Phần Lan gia nhập NATO chắc chắn sẽ là chủ đề xuyên suốt trong chuyến công du, dù là trong các cuộc tiếp xúc và phát biểu tại bang Washington, thảo luận về chính sách an ninh ở California, hội đàm ở Washington D.C hay ghé thăm căn cứ Hải quân Norfolk tại Virginia.

Trước đó, ngày 22/2 phát biểu tại họp báo chung ở Harpsund, hạt Sodermanland, Thụy Điển cùng Thủ tướng nước chủ nhà Ulf Kristersson và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store, ông Sauli Niinisto đã gửi một thông điệp ngắn gọn nhưng rõ ràng: Helsinki và Stockholm muốn gia nhập NATO “càng sớm càng tốt”. Trong khi đó, ông Kristersson cũng bày tỏ kỳ vọng về khả năng trở thành một phần của khối quân sự, nhấn mạnh kịch bản này sẽ cho phép ba nước nối lại hoạt động quốc phòng chung “sau hơn 500 năm qua”, với lần gần đây nhất là trong khuôn khổ Liên hiệp Kalmar (1397-1523).

Quan trọng hơn, nỗ lực gia nhập NATO không chỉ là ước vọng của Helsinki và Stockholm, mà còn được Washington và nhiều nước phương Tây coi là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Trong thời gian qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có hàng loạt cuộc tiếp xúc với quan chức cấp cao của nhiều nước châu Âu, bao gồm cả Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước thành viên chưa phê chuẩn lá đơn xin gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan. Phát biểu trong họp báo với Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, ngày 28/2 tại Helsinki, ông nhấn mạnh: “Thông điệp của tôi là cả hai nước đã đáp ứng yêu cầu trong thỏa thuận ba bên (với Thổ Nhĩ Kỳ)”.

Trong khi đó, ông John Kirby, Điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, nhấn mạnh hai nước này sẽ là “đồng minh NATO tuyệt vời”. Tuy nhiên, ông cho rằng, thứ tự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển “không phải ưu tiên chính của chúng tôi”.

Đây là điểm khác biệt giữa Mỹ so với NATO và một số đồng minh châu Âu khác, vốn cho rằng việc cả Phần Lan và Thụy Điển cùng gia nhập liên minh quân sự sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ hơn tới Nga. Tuy nhiên, sự thận trọng này rõ ràng không làm xói mòn lập trường của xứ cờ hoa đối với nỗ lực của hai nước Bắc Âu.

…và lợi ích riêng

Song sau tất cả, nỗ lực của Phần Lan, Thụy Điển và Mỹ cùng phần còn lại của châu Âu chưa thể vượt qua được hai “hòn đá tảng” là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Với Ankara, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã phản đối tư cách thành viên của Stockholm và Helsinki vì lý do an ninh. Ông cho rằng, hai quốc gia Bắc Âu, nhất là Thụy Điển, chứa chấp những phần tử có liên quan tới lực lượng vũ trang của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và một số tổ chức bị Ankara quy kết là khủng bố. Tuy nhiên, lời kêu gọi của Ankara, yêu cầu dẫn độ những cá nhân này về nước đã bị Stockholm bác bỏ. Đồng thời, làn sóng phản đối trước cửa Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Thụy Điển nhắm vào cá nhân của ông Erdogan cũng khiến quan hệ song phương càng thêm xấu.

Một số ý kiến cho rằng, ông Erdogan muốn chờ đợi kết quả của cuộc tổng tuyển cử vào tháng Năm tới trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, không loại trừ khả năng thái độ của Ankara có liên quan tới quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Thực tế cho thấy bất chấp nỗ lực, trong nhiều năm, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thể trở thành một phần của EU, dù đã đáp ứng nhiều yêu cầu của khối. Trong khi đó, nước này có thể sử dụng vấn đề tư cách thành viên NATO của Stockholm để thương thảo với Washington, giúp nối lại chương trình sản xuất và tiếp nhận máy bay chiến đấu từng bị hủy bỏ.

Đáng chú ý, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là trở ngại duy nhất khi Hungary cũng chưa phê chuẩn lá đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển. Thủ tướng Viktor Orban khẳng định không ngăn cản hai nước Bắc Âu gia nhập liên minh, song chính các nghị sĩ của đảng Fidesz do ông lãnh đạo lại “không nhiệt tình lắm” với đề nghị này.

Mặc dù vậy, một số nhà quan sát cho rằng, không loại trừ khả năng ông Orban đang muốn nhận được sự nhượng bộ hơn từ EU, vốn nhiều lần chỉ trích vấn đề pháp quyền tại Budapest và ngăn không cho nước này tiếp cận các quỹ của EU.

Giới quan sát cũng nhận định, nếu Thổ Nhĩ Kỳ “mở cửa” cho Thụy Điển và Phần Lan vào NATO, Hungary có thể làm điều tương tự. Kịch bản này có thể xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Stockholm và Ankara đã có dấu hiệu cải thiện sau khi Thụy Điển viện trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất. Do đó, cuộc thảo luận giữa hai nước này cùng Phần Lan ngày 9/3 tới có thể diễn biến tích cực hơn. Song liệu kết quả đó sẽ mang lại điều Mỹ, châu Âu và NATO muốn hay không, vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Phần Lan-Thụy Điển xin nhập NATO: Quốc hội Hungary tranh luận, tin tích cực đã tới

Phần Lan-Thụy Điển xin nhập NATO: Quốc hội Hungary tranh luận, tin tích cực đã tới

Ngày 1/3, Quốc hội Hungary bắt đầu tranh luận về việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại ...

Thụy Điển gia nhập NATO: Đã thấy tia sáng hy vọng, Tổng thư ký NATO kỳ vọng thời điểm kết nạp

Thụy Điển gia nhập NATO: Đã thấy tia sáng hy vọng, Tổng thư ký NATO kỳ vọng thời điểm kết nạp

Ngày 23/2, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, ông đã thấy tiến triển trong các ...

Ukraine gia nhập EU, NATO: Ngoại trưởng Dmytro Kuleba 'nóng lòng' gặp đại diện EU và NATO, IMF mở đường cho Kiev

Ukraine gia nhập EU, NATO: Ngoại trưởng Dmytro Kuleba 'nóng lòng' gặp đại diện EU và NATO, IMF mở đường cho Kiev

Tháng trước, chính phủ Ukraine tuyên bố việc hội nhập vào EU và NATO là một trong những mục tiêu hàng đầu của nước này.

Phần Lan vững lập trường gia nhập NATO cùng thời điểm với Thụy Điển, đã 'bày tỏ' với Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary

Phần Lan vững lập trường gia nhập NATO cùng thời điểm với Thụy Điển, đã 'bày tỏ' với Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary

Theo Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, nước này muốn vào NATO cùng thời điểm với Thụy Điển.

Ấn định thời điểm Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO?

Ấn định thời điểm Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO?

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg kêu gọi tất cả các đồng minh hoàn tất việc phê ...

Đọc thêm

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Ngày 3/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dự kiến tổ chức chương trình 'Binh ...
U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động