PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020: Nhận diện nước Mỹ qua một kỳ bầu cử

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Kết quả bầu cử Mỹ 2020 và những ngày “hậu bầu cử” này cho thấy hai điều, vừa phản ánh thực trạng chính trị xã hội hiện tại ở nước Mỹ, vừa giống như điềm bất lành đối với tương lai tới đây của nước Mỹ. Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đối với cử tri Mỹ, cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội năm nay đã qua. Nhưng sự chờ đợi trong những ngày này chẳng khác gì cực hình đối với họ. Phe ủng hộ cựu Phó Tổng thống Joe Biden chờ việc định danh cụ thể đại cử tri ở các bang mà theo hiến pháp phải hoàn tất trước ngày 6/12 tới, chờ hội nghị các đại cử tri mà hiến pháp quy định phải tiến hành vào ngày 14/12 tới này.

Ông Biden đã được giới truyền thông ở Mỹ, theo truyền thống đã có từ năm 1868, coi là người đắc cử Tổng thống. Phái ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Donald Trump thuộc đảng Cộng hoà gửi gắm hy vọng vào cuộc chiến pháp lý mà ông Trump đã phát động ngay từ khi công việc kiểm phiếu bầu chưa chấm dứt để ngăn cản ông Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Đảng Dân chủ vẫn kiểm soát Hạ viện và ngày 5/1/2021 sẽ cho biết phe cánh chính trị nào kiểm soát được Thượng viện.

PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020: Nhận diện nước Mỹ qua một kỳ bầu cử
Nước Mỹ hiện bị chính trị hoá và phân rẽ rất sâu sắc. Mọi mâu thuẫn và căng thẳng chính trị và xã hội luôn dễ dàng biến dạng thành xung khắc bạo lực và thù địch, gây hỗn loạn và bất an bất ổn. (Minh họa của Peter Schrank)

Nước Mỹ sẽ bận rộn với chính mình!

Ông Trump thắng cử cách đây 4 năm không phải là một tai nạn chính trị ở Mỹ hay một ngẫu hứng của lịch sử nước Mỹ mà là kết quả của quá trình chuyển biến về chính trị và xã hội âm ỷ từ trước đấy mà được tăng cường thêm nhờ nhiệm kỳ cầm quyền của ông Trump.

Từ những kết quả bầu cử và những diễn biến nói trên có thể thấy ngay hai điều, vừa phản ánh thực trạng chính trị xã hội hiện tại ở nước Mỹ, vừa giống như điềm bất lành đối với tương lai tới đây của nước Mỹ. Thứ nhất là nước Mỹ hiện bị chính trị hoá và phân rẽ rất sâu sắc. Trong bối cảnh tình hình như thế, mọi mâu thuẫn và căng thẳng chính trị và xã hội luôn dễ dàng biến dạng thành xung khắc bạo lực và thù địch, gây hỗn loạn và bất an bất ổn. Thứ hai, tình trạng như thế buộc nước Mỹ cả trong thời gian tới vẫn phải bận rộn với chính mình trước hết và nhiều nhất và là điểm xuất phát không thuận lợi chút nào cho nhiệm kỳ cầm quyền của ông Biden. Ông Biden phải đặc biệt ưu tiên đối nội và chỉ động chạm đến đối ngoại ở chừng mực phục vụ đối nội, tránh rủi ro và phiêu lưu về đối ngoại.

Tin liên quan
PHÂN TÍCH. Kết quả bầu cử Mỹ 2020: ông Joe Biden thắng, vì sao? PHÂN TÍCH. Kết quả bầu cử Mỹ 2020: ông Joe Biden thắng, vì sao?

Trong 120 năm trở lại đây, chưa có cuộc bầu cử tổng thống nào ở nước Mỹ có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao như lần này. Khoảng hai phần ba tổng số cử tri ở Mỹ năm nay đã đi bỏ phiếu. Tính theo phiếu bầu phổ thông, ông Biden được khoảng 52% cử tri Mỹ ủng hộ và ông Trump được 48%, ông Biden được hơn 74 triệu phiếu bầu phổ thông và ông Trump được gần 71 triệu. Chưa có ứng cử viên tổng thống nào giành về được nhiều phiếu bầu phổ thông đến như vậy. Ông Biden lại còn vượt bà Clinton về mức độ phiếu bầu cao hơn số phiếu bầu phổ thông mà ông Trump đã đạt được cách đây 4 năm. Nhưng ông Trump cũng được nhiều cử tri Mỹ ủng hộ hơn năm 2016.

Qua đó có thể thấy cử tri ở Mỹ bãi nhiệm ông Trump vì không muốn người này tiếp tục cầm quyền chứ không phải coi cuộc bầu cử này là cuộc trưng cầu dân ý về nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên của ông Trump. Qua đó có thể thấy việc ông Trump thắng cử cách đây 4 năm không phải là một tai nạn chính trị ở Mỹ hay một ngẫu hứng của lịch sử nước Mỹ mà là kết quả của quá trình chuyển biến về chính trị và xã hội âm ỷ từ trước đấy mà được tăng cường thêm nhờ nhiệm kỳ cầm quyền của ông Trump.

Nước Mỹ đã khác trước rất căn bản

Cuộc bầu cử Tổng thống năm nay ở Mỹ bộc lộ rõ điều mà bốn năm trước đây đã xuất hiện nhưng ít được để ý đến là nước Mỹ đã trở nên khác trước rất cơ bản về chính trị và xã hội, đòi hỏi phải có sự thay đổi cũng rất cơ bản về chính trị nội bộ.

Nếu tới đây, ông Biden và bà Kamala Harris không thành công với việc hàn gắn sự phân rẽ chính trị và xã hội ở Mỹ, không đẩy lùi được dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra và không nhanh chóng khôi phục tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp thì nếu không phải là ông Trump, ở phía đảng Cộng hoà cũng sẽ có một Donald Trump khác sớm trở lại cầm quyền, thậm chí còn có thể ngay trong năm 2024. Ông Trump được gần một nửa số cử tri tham gia bầu cử ủng hộ, tuy vẫn là thiểu số nhưng trong thực chất không thua kém đa số là bao, tức là hoàn toàn không phải hiện tượng cá biệt và nhất thời mà hiện thân cho tâm lý và mong muốn của gần một nửa nước Mỹ.

Cuộc bầu cử Tổng thống năm nay ở Mỹ bộc lộ rõ điều mà bốn năm trước đây đã xuất hiện nhưng ít được để ý đến là nước Mỹ đã trở nên khác trước rất cơ bản về chính trị và xã hội, đòi hỏi phải có sự thay đổi cũng rất cơ bản về chính trị nội bộ. Sự thôi thúc thay đổi này cũng đồng thời tạo tiền đề thuận lợi và mảnh đất mầu mỡ cho sự trỗi dậy và hoành hành mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tuý, dân tộc chủ nghĩa và chủ nghĩa cực đoan.

Kết quả bầu cử này cũng còn cho thấy thời hai đảng phái chính trị lớn nhất ở Mỹ có thể hợp tác với nhau vì lợi ích và tương lai chung của nước Mỹ đã qua. Đảng Cộng hoà trở thành đảng phụ thuộc hoàn toàn vào ông Trump. Đảng Dân chủ bề ngoài thì đoàn kết thống nhất nhưng trong nội bộ vẫn rạn nứt, cùng hội cùng thuyền nhờ mục tiêu chung là giành quyền, nhưng chia bè phân phái khi lên cầm quyền. Nhìn nhận như thế mới thấy hết mức độ tác động của di sản của ông Trump và mức độ khó khăn trong thách thức đối với ông Biden và bà Harris.

Nước Mỹ vẫn còn ở trong thời kỳ quá độ hướng tới thời kỳ mới.

Bầu cử Mỹ 2020: Ông Biden đi bước đầu tiên mở đường cho chính phủ mới, nêu 4 mục tiêu ưu tiên

Bầu cử Mỹ 2020: Ông Biden đi bước đầu tiên mở đường cho chính phủ mới, nêu 4 mục tiêu ưu tiên

TGVN. Ông Joe Biden và Thượng nghị sĩ Kamala Harris, người liên danh tranh cử với ông, đã ra mắt website BuildBackBetter.com và tài khoản ...

Lịch sử bầu cử Mỹ 20 năm trước liệu có lặp lại?

Lịch sử bầu cử Mỹ 20 năm trước liệu có lặp lại?

TGVN. 20 năm trước, truyền thông Mỹ đã sớm đưa tin ông Al Gore thắng cử và trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. ...

Ấn Độ: Đối phó Trung Quốc, duy trì cân bằng ở châu Á có thể là thách thức quốc tế quan trọng nhất với ông Biden

Ấn Độ: Đối phó Trung Quốc, duy trì cân bằng ở châu Á có thể là thách thức quốc tế quan trọng nhất với ông Biden

TGVN. Ngày 8/11, các chuyên gia về chính sách đối ngoại cho rằng, quỹ đạo đi lên về tổng thể của mối quan hệ Ấn ...

Bầu cử Mỹ 2020: Nhiều lãnh đạo thế giới kỳ vọng vào mối quan hệ với Mỹ dưới thời ông Biden

Bầu cử Mỹ 2020: Nhiều lãnh đạo thế giới kỳ vọng vào mối quan hệ với Mỹ dưới thời ông Biden

TGVN. Ngày 8/11, sau khi các hãng truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu tử Tổng ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động