Phản ứng về việc Mỹ phủ quyết nghị quyết của HĐBA LHQ về Jerusalem

Ngày 18/12, Ai Cập đã bày tỏ lấy làm tiếc trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) không thông qua nghị quyết, trong đó kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phan ung ve viec my phu quyet nghi quyet cua hdba lhq ve jerusalem Israel không kích các mục tiêu Hamas trên Dải Gaza
phan ung ve viec my phu quyet nghi quyet cua hdba lhq ve jerusalem Hội đồng bảo an LHQ xem xét dự thảo nghị quyết mới về Jerusalem

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết, Cairo đã lên tiếng thay mặt các nước Arab trình dự thảo nghị quyết lên án quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Dự thảo nghị quyết này đã bị Mỹ bác bỏ sau khi nhận được sự ủng hộ từ 14 thành viên khác của HĐBA, trong đó có nhiều đồng minh quan trọng của Washington như Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản và Ukraine. Bộ Ngoại giao Ai Cập cho rằng cuộc bỏ phiếu nêu trên là một biểu hiện cho "lương tâm" của cộng đồng quốc tế.

phan ung ve viec my phu quyet nghi quyet cua hdba lhq ve jerusalem
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel tại Nhà Trắng, ngày 6/12. (Nguồn: Getty Images)

Bộ Ngoại giao Ai Cập nói rằng sự ủng hộ áp đảo đối với bản nghị quyết này cho thấy cộng đồng quốc tế đều phản đối bất kỳ hành động nào nhằm mục đích làm thay đổi quy chế của Jerusalem hay tác động tiêu cực đến tương lai của tiến trình hòa bình Trung Đông. Các nước Arab trong LHQ sẽ họp bàn để đánh giá tình hình và xác định các bước tiếp theo nhằm bảo vệ quy chế của Jerusalem

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hoàn toàn "bị sốc" trước việc một nghị quyết của HĐBA LHQ kêu gọi rút lại tuyên bố của Mỹ (công nhận Jerusalem là thủ đô Israel) đã bị phủ quyết tại HĐBA. Tuyên bố của Bộ trên nêu rõ việc Mỹ bỏ phiếu phủ quyết, trong khi 14 thành viên còn lại của HĐBA đều bỏ phiếu ủng hộ, cho thấy Washington một lần nữa đã đánh "mất đi sự khách quan".

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc HĐBA LHQ bị "vô hiệu hóa" bởi kết quả bỏ phiếu là "không thể chấp nhận". Ankara lấy làm tiếc về quyết định phủ quyết của Mỹ, đồng thời cho rằng Mỹ ngày càng bị cô lập liên quan tới quyết định của Tổng thống Trump khi Wasington chặn HĐBA kêu gọi Mỹ rút lại quyết định của họ.

Trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Anh Theresa May, hai nhà lãnh đạo khẳng định cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường nỗ lực để giải quyết vấn đề Jerusalem. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng các bên liên quan cần phải tránh những căng thẳng có thể khiến tiến trình hòa bình Israel - Palestine gặp nguy hiểm.

Về phần mình, chính quyền Palestine đã chỉ trích việc Mỹ phủ quyết dự thảo nghị quyết HĐBA. Người Phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, ông Nabil Abu Rudeina cho rằng, quyết định trên của Mỹ là "hành động không thể chấp nhận, đe dọa đến sự ổn định của cộng đồng quốc tế".

Theo ông Rudeina, sự ủng hộ từ các nước thành viên đối với bản nghị quyết, trong đó bao gồm một số đồng minh của Mỹ như Pháp, Italy và Nhật Bản, cho thấy Washington đang bị cô lập tại HĐBA LHQ. Ông Rudeina khẳng định cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực bảo vệ người dân Palestine.

Trước đó, HĐBA LHQ đã tổ chức thảo luận kín và bỏ phiếu về Nghị quyết do Ai Cập soạn thảo, theo đó kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. 14 /15 thành viên của HĐBA đã bỏ phiếu thuận đối với nghị quyết này. Mỹ, nắm giữ quyền phủ quyết, là quốc gia duy nhất bỏ phiếu chống nghị quyết trên.

Kết quả bỏ phiếu lần này không có tác động ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của Jerusalem, song cho thấy sự cô lập của Mỹ tại HĐBA. Điều này có thể gây ra tình cảm xấu của người Palestine và thế giới Hồi giáo đối với Mỹ, đồng thời gây quan ngại cho các quốc gia đồng minh phương Tây.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay lập tức đã gửi lời cảm ơn tới Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cũng như Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon cho rằng, những nước bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của HĐBA về vấn đề Jerusalem đã tái khẳng định "tiêu chuẩn kép" của LHQ dành cho Israel.

Trước diễn biến này, Phó Đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò hòa giải cho cuộc khủng hoảng Israel - Palestine.

phan ung ve viec my phu quyet nghi quyet cua hdba lhq ve jerusalem Palestine kêu gọi quốc tế bảo vệ người dân

Theo Tân Hoa xã, chính quyền Palestine vừa kêu gọi sự bảo vệ của quốc tế đối với người dân nước này trước "tình hình ...

phan ung ve viec my phu quyet nghi quyet cua hdba lhq ve jerusalem Jerusalem: Đức tin, xung đột và đổ máu

Nằm trên lưu vực Địa Trung Hải và Biển Chết, mảnh đất linh thiêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới cũng từng là ...

phan ung ve viec my phu quyet nghi quyet cua hdba lhq ve jerusalem 28 nước EU không công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Trong chuyến công du châu Âu vừa qua, Thủ tướng Israel đã vận động các nước Liên minh châu Âu (EU) công nhận Jerusalem là thủ ...

(theo Reuters, AFP, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Tương lai của Jerusalem

Đọc thêm

Lật mặt 7 chủ đề gia đình thu về hơn 201 tỷ đồng sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Lật mặt 7 chủ đề gia đình thu về hơn 201 tỷ đồng sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Đến trưa 2/5, phim 'Lật mặt 7' được ghi nhận thu về hơn 201,8 tỷ đồng, là phim thắng lớn nhất kỳ nghỉ lễ, theo thống kê của Box Office ...
Lịch cúp điện Bình Phước hôm nay ngày 3/5/2024

Lịch cúp điện Bình Phước hôm nay ngày 3/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Phước theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 3/5/2024.
U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

Đánh giá cao U23 Indonesia nhưng HLV Radhi Shenaishil của U23 Iraq tuyên bố đội bóng của ông sẽ đánh bại đối thủ để giành quyền dự Olympic Paris 2024.
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) là nơi tập hợp những ý tưởng vô tận với ...
Hướng dẫn cách nén video trên iPhone giúp tiết kiệm dung lượng

Hướng dẫn cách nén video trên iPhone giúp tiết kiệm dung lượng

Việc nén video trên iPhone giúp bạn tiết kiệm dung lượng lưu trữ và dễ dàng chia sẻ video qua mạng xã hội hoặc email mà không bị giảm chất ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động