TIN LIÊN QUAN | |
Israel thúc đẩy dự luật “Jerusalem to lớn hơn” | |
Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc |
Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) mới đây thông qua dự thảo nghị quyết, tuyên bố quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Isreal của Mỹ là “vô giá trị”, với 128 phiếu ủng hộ, 9 phiếu phản đối và 35 phiếu trắng.
Kết quả được đưa ra sau nhiều động thái “đe dọa” từ phái đoàn Mỹ và từ chính Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cân nhắc cắt giảm ngân quỹ cho bất kỳ nước nào bỏ phiếu chống lại Mỹ.
Tuyên bố với báo giới tại Nhà Trắng, ông Trump nói: “Chúng tôi chi cho họ hàng trăm triệu USD, thậm chí là hàng tỷ USD để bây giờ họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Chúng tôi đang theo dõi sát sao những lá phiếu đó”.
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, bà Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại LHQ cho rằng với tư cách là “nhà tài trợ” lớn nhất cho các tổ chức quốc tế, Mỹ kỳ vọng thiện chí mà mình thể hiện sẽ nhận lại sự công nhận và tôn trọng từ các quốc gia khác. Bà Haley nhấn mạnh: “Khi khoản đầu tư của chúng tôi thất bại, chúng tôi buộc phải suy nghĩ việc chi tiêu một cách hiệu quả hơn”.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. (Nguồn: AP) |
Viện trợ nhằm thiết lập ảnh hưởng
Từ trụ sở LHQ tại New York sau cuộc bỏ phiếu, phóng viên Mike Hanna của Al Jazeera cho rằng, kết quả là “sự đáp trả mạnh mẽ” cho những đe dọa của chính quyền Trump.
Điều đáng ngạc nhiên là số lượng quốc gia bỏ phiếu trắng khá cao. Chính xác có 35 quốc gia bỏ phiếu trắng, bao gồm Canada, Mexico, Rwanda và Uganda… Trong khi đó, Guatemala, Honduras, quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Palau và Togo bỏ phiếu chống lại dự thảo nghị quyết của LHQ.
Theo phóng viên Hanna, cuộc vận động của Mỹ những ngày trước đó nhiều khả năng đã làm tăng số lượng phiếu trắng và thêm 1-2 phiếu chống lại đề xuất.
Tuy nhiên, Juan Cole, giáo sư lịch sử tại trường Đại học Michigan lại cho rằng lời đe dọa của ông Trump chưa chắc ảnh hưởng đến kết quả cuộc bỏ phiếu: “Khoản viện trợ của Mỹ không nhiều, do đó không hẳn có khả năng lôi kéo nhiều quốc gia khác”.
Sau quyết định gây tranh cãi liên quan đến Jerusalem, Mỹ đã bị chính một số đồng minh thân cận tại phương Tây, khu vực Trung Đông cũng như các nước Hồi giáo “đối đầu”, trong đó phải kể đến Ai Cập, Jordan và Iraq, vốn là những nước nhận sự hỗ trợ lớn của Mỹ về quân sự lẫn kinh tế.
Một phiên họp của Đại hội đồng LHQ. (Nguồn: AP) |
Các hình thức viện trợ của Mỹ
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS), năm 2015, viện trợ nước ngoài của Mỹ là khoảng 58,9 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng ngân sách liên bang. Trong đó, gần một nửa số này (43%) dành cho các chương trình phát triển kinh tế song phương, 35% viện trợ quân sự và hỗ trợ an ninh, 16% cho chương trình nhân đạo và 6% hỗ trợ các tổ chức đa phương.
Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1 năm nay, ông Trump đã thực thi chính sách cắt giảm viện trợ nước ngoài. Tháng 3, Tổng thống Trump đề xuất cắt giảm 28% ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao. Do đó, USAID – Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ cũng như các chương trình viện trợ mà Mỹ đang phối hợp cùng LHQ thực hiện sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đề xuất này trùng khớp với triết lý “nước Mỹ trước tiên” mà ông Trump theo đuổi.
Trong một động thái khác, Washington có kế hoạch chi tới 3,1 tỷ USD viện trợ quân sự nước ngoài (FMF) cho Israel năm 2018 – đưa Israel trở thành nước nhận viện trợ lớn nhất của Mỹ, tiếp đến là Ai Cập (1,38 tỷ USD) và Jordan (1 tỷ USD). Viện trợ của Mỹ cho khu vực Bờ Tây, Dải Gaza năm 2018 là 251 triệu USD.
Theo báo cáo của CRS, hồi đầu năm, chính quyền Trump đã đề xuất cắt giảm 12% viện trợ song phương cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cụ thể là chấm dứt trợ cấp FMF cho Bahrain, Iraq, Lebanon, Morocco, Oman và Tunisia.
Phản ứng của các nước trước nghị quyết về Jerusalem của ĐHĐ LHQ Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 21/12 thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố ... |
Mỹ dọa cắt viện trợ những quốc gia bỏ phiếu phản đối tại Liên hợp quốc Ngày 20/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa cắt viện trợ của Mỹ cho bất kỳ quốc gia nào bỏ phiếu ủng hộ nghị ... |
Quan điểm chính thức của Israel về việc Mỹ công nhận Jerusalem Ngày 20/12, trong một thông cáo, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã bày tỏ quan điểm về việc Mỹ công nhận Jerusalem là ... |