Pháp luật - pháp chế - pháp quyền: Bảo đảm quyền con người

PGS.TS NGUYỄN THANH TUẤN
Bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) đòi hỏi phải xử lý đúng được mối quan hệ giữa pháp luật, pháp chế và pháp quyền. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề pháp chế trên thực tế chưa thực sự được quan tâm đầy đủ trong khi tuân thủ thực hiện pháp luật là yếu tố tạo nên cơ chế tác động của pháp luật vào đời sống xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cam kết “tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.  (Nguồn: VGP)
Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cam kết “tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. (Nguồn: VGP)

Pháp luật bảo đảm công lý

Cho đến nay, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền đã nghiên cứu và ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội. Có thể nói, về số lượng, chúng ta không thiếu các văn bản pháp luật, nhưng đang nảy sinh không ít vấn đề về thực hiện và tuân thủ pháp luật.

Mặc dù, các cơ quan thực thi pháp luật đã có nhiều nỗ lực, việc thực hiện (hay tuân thủ) pháp luật vẫn chưa nghiêm. Tình trạng cố tình vi phạm pháp luật hoặc lách luật vì động cơ cục bộ hoặc động cơ cá nhân xảy ra phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức và công dân, nhất là tình trạng luật phải chờ nghị định, thông tư,... mới được thi hành.

Ở khâu ý thức pháp luật, có thể nói, sự hiểu biết của Nhân dân về pháp luật là yếu. Thậm chí nhiều người dân không hiểu và không muốn làm theo pháp luật.

Vấn đề đặt ra là luật hay pháp luật nói chung, phải hiện diện đúng bản chất vì công lý. Đó là nhắm vào sự thật, cái tốt, cái đẹp và cái có ích của toàn thể xã hội, để vừa bảo đảm quyền của Nhân dân vừa chế ước quyền của Nhà nước. Bởi lẽ, luật không chỉ là ý‎ chí chính trị - pháp lý của giai cấp cầm quyền hay của Nhà nước, mà‎ phải trở thành một dạng khế ước xã hội nhằm bảo đảm công lý cho quyền con người, quyền công dân của một người và của mọi người trong xã hội.

Bảo đảm công lý là công nhận, tôn trọng, bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy sự thật, đặc biệt sự thật về tính người, được thể hiện ở nhân phẩm con người. Và trong Nhà nước pháp quyền, nhân phẩm con người được thể chế hóa thành quyền con người, quyền công dân.

Khi xây dựng dự thảo luật, các cơ quan nhà nước, dù đã cố gắng xác định các nguyên tắc công lý trong dự thảo luật của mình, song không tránh khỏi tư duy “công quyền” là đưa mọi vấn đề vào khuôn khổ quản lý của Nhà nước, còn nếu không thể đưa được thì cấm; thậm chí, dành phần thuận lợi cho bộ, ngành mình còn phần khó khăn thì đẩy cho các ngành khác và cho người dân.

Từ đó luật dễ bị thay đổi do phụ thuộc vào cơ cấu hành chính nhà nước, mà cơ cấu hành chính nhà nước lại hay thay đổi do tác động của việc tách - nhập, nhập - tách cơ quan hành chính… Như vậy nguyên tắc xây dựng dự thảo luật là phải bảo đảm luật luôn phải là công cụ công chính của cả xã hội, nhằm mục đích bảo đảm công lý của toàn thể xã hội.

Trên cơ sở như vậy mới “bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để Nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước” như văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định.

Đối với việc thực hiện luật được thông qua 2 cơ chế. Thứ nhất, cơ chế điều chỉnh pháp luật: Là tổng thể các yếu tố pháp lý bảo đảm sự tác động của pháp luật đến các quan hệ của đời sống xã hội. Đây là một dạng của điều chỉnh xã hội có tổ chức, có mục đích có tính quá trình. Quá trình tác động đó được thực hiện thông qua một hệ thống các phương tiện, qui trình, thủ tục pháp lý.

Cơ chế này được hợp thành từ nhiều yếu tố: qui phạm pháp luật, văn bản cá biệt, quan hệ pháp luật, chủ thể, ý thức pháp luật, trách nhiệm pháp lý, sự tuân thủ pháp luật (pháp chế)…

Thứ hai, cơ chế hoạt động xã hội của pháp luật: Được hiểu là tổng hợp các yếu tố xã hội và các phương pháp tác động của pháp luật và xã hội để biến qui định của pháp luật thành ý thức, hành vi hợp pháp của con người. Nếu “cơ chế điều chỉnh pháp luật” là các yếu tố pháp lý hoặc có tính chất pháp lý thuần túy, thì “cơ chế hoạt động xã hội của pháp luật” gồm những tác động đan xen cả yếu tố pháp lý và yếu tố xã hội trong việc thực hiện pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

Chẳng hạn đối với quản lý hành chính nhà nước, cơ chế này được xem xét có tính cụ thể hơn về khía cạnh xã hội - pháp lý trong việc hình thành hệ thống pháp luật về quản lý, trong qui trình, thủ tục quản lý, chế độ thông tin, vai trò của các tổ chức xã hội, vấn đề về tâm lý xã hội.

Thứ ba, về ý thức pháp luật: Được thể hiện cụ thể nhất ở ý thức tuân thủ pháp luật, tức là được biểu hiện rõ nhất ở pháp chế.

Tin liên quan
Việt Nam đề cao nguyên tắc tôn trọng, đối thoại, hợp tác và bao trùm trong các vấn đề quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền Việt Nam đề cao nguyên tắc tôn trọng, đối thoại, hợp tác và bao trùm trong các vấn đề quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền

Pháp chế - Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương

Pháp chế là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong tổ chức và vận hành của pháp luật. Quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật đều phải dựa trên nguyên tắc pháp chế, nhằm bảo đảm sự tuân thủ thực hiện pháp luật nghiêm minh, chính xác, thường xuyên, bình đẳng… Nhưng nguyên tắc pháp chế ở nước ta dường như chưa được thực hiện thực sự nhất quán và liên tục.

Hiến pháp năm 1959 chưa trực tiếp sử dụng khái niệm pháp chế, nhưng Điều 6 có thể hiện tinh thần pháp chế.

Hiến pháp năm 1980 đã qui định và sử dung thuật ngữ pháp chế, như: “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” (Điều 12).

Hiến pháp năm 1992 tiếp tục sử dụng và bổ sung, làm rõ hơn nội hàm thuật ngữ pháp chế.

Hiến pháp năm 2013 không sử dụng trực tiếp thuật ngữ pháp chế mà chỉ qui định tinh thần của nguyên tắc pháp chế, như: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...” (Khoản 1 Điều 8). Sự thay đổi này đã khiến không ít người cho rằng, khái niệm pháp chế đã lỗi thời, đã được thay thế bởi khái niệm về pháp quyền cũng như Nhà nước pháp quyền.

Sở dĩ trước đây sử dụng nhiều khái niệm pháp chế là do đến đầu thập niên 1980, trong hệ thống lý luận về Nhà nước XHCN, quan niệm về Nhà nước pháp quyền còn được xem là thuộc về lý luận tư sản.

Nhưng từ Đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và nhà nước ta đã xác nhận giá trị phổ quát của lý luận về Nhà nước pháp quyền, thể chế hóa trước hết trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001). Điều 2 của Hiến pháp 1992 (2001) nêu rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân…”. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục chế định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.

Trong điều kiện đã thừa nhận khái niệm và thể chế hóa quan niệm về Nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đặt vấn đề pháp chế trong mối quan hệ “giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội” trong việc tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn.

Về lý thuyết và thực tiễn, sự hiện diện của khái niệm pháp chế trong đời sống chính trị - pháp lý của xã hội thể hiện các mối liên hệ giữa các khái niệm hay quan niệm đặc thù về pháp luật, pháp chế và pháp quyền trong đời sống pháp luật như sau:

Về nội hàm, pháp chế được hiểu là thượng tôn pháp luật trong xây dựng và thực hiện pháp luật, cụ thể là việc tạo lập ý thức, chính sách và tổ chức, sử dụng các phương pháp, hình thức tuân thủ thực hiện nghiêm minh pháp luật.

Theo nghĩa hẹp, pháp chế là ý thức, chế độ hoạt động hợp pháp của các cơ quan nhà nước trong việc thông qua, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Đồng thời là việc chấp hành thực hiện pháp luật nghiêm minh, chính xác, thống nhất, thường xuyên và bình đẳng của tất cả các cơ quan nhà nước, người có chức vụ, công dân và mọi tổ chức của họ.

Đối với pháp luật, pháp chế không chỉ ra nội dung, hình thức của pháp luật và văn bản pháp luật phải như thế nào, mà đòi hỏi khi ban hành pháp luật, văn bản pháp luật phải có ý thức tuân thủ pháp luật. Karl Marx và Ph.Ăngghen từng đề cập “pháp chế là sự tuân thủ luật của những người tham gia các quan hệ xã hội”.

Về mối quan hệ, pháp chế gắn với dân chủ, kỷ cương, kỷ luật: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước… Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.

Tại Hội thảo quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề mới, đột phá trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” ngày 16/3/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2045, hoàn thiện cơ bản mô hình nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo; lấy phát triển con người làm trung tâm; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm chủ quyền nhân dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, có hiệu lực cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nhà nước pháp quyền

Thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” ở Việt Nam được dịch từ tiếng Đức “Rechtsstaat” (thực ra theo đúng nghĩa đen là Nhà nước pháp luật). Việc chuyển ngữ sang tiếng Việt thành “Nhà nước pháp quyền” là để nhấn mạnh hàm nghĩa thượng tôn pháp luật.

Trên thế giới, thuật ngữ này xuất phát trước tiên từ giới học giả Đức vào đầu thế kỷ XIX, trong khi ở Pháp không có thuật ngữ tương ứng, còn ở Anh quan niệm “rule of law” là để chỉ “vai trò của luật” trong Nhà nước.

Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm “pháp quyền” đang được đề cập phổ biến. Khái niệm này được sử dụng không nhất thiết phải gắn liền với “Nhà nước pháp quyền”. Pháp quyền là để đề cập đến mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật. Trong đó quyền lực phải được thể hiện trong pháp luật và ngược lại, pháp luật phải kiểm soát được quyền lực đó. Đây là bản chất của pháp quyền đương đại; Nó khác hẳn với quan niệm pháp trị của các pháp gia cổ đại ở Trung Quốc thiên về việc vua (hoặc giới cầm quyền) có quyền ban hành pháp luật để cai trị (hay quản lý) thần dân.

Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, cho đến nay có thể được định vị thông qua 5 đặc điểm sau: (i) Bản chất của Nhà nước là dân chủ và thực hành dân chủ, tức Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; (ii) Quyền lực Nhà nước là thống nhất thuộc về Nhân dân, có sự phân công, phối hợp, giám sát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; (iii) Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; (iv) Pháp quyền hay thượng tôn pháp luật trong tổ chức, vận hành Nhà nước (và xã hội); (v) Bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân.

Nhà nước pháp quyền trước hết phải được thể hiện ở việc xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh một cách hiệu lực, hiệu quả, sát với thực tiễn các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và cần thiết của đời sống xã hội.

Cùng với các văn bản quy phạm pháp luật thì tuân thủ thực hiện pháp luật là yếu tố tạo nên cơ chế tác động của pháp luật vào đời sống xã hội. Tuy pháp quyền gắn với pháp luật, nhưng chắc chắn không thể đồng nhất nó với pháp chế. Pháp quyền là thuật ngữ có hàm nghĩa rộng hơn so với pháp chế, không chỉ giới hạn ở việc tuân thủ thực hiện pháp luật, mà còn bao gồm cả hệ thống pháp luật, các quan hệ chính trị - xã hội khác.

Tuy thế trong những trường hợp nhất định, người ta có thể sử dụng nó thay thế khái niệm “pháp chế”. Vì vậy, cần thấy rằng, trong sự vận động của Nhà nước pháp quyền và đời sống xã hội nói chung, nội hàm của các khái niệm pháp quyền, pháp chế có thể có những điều chỉnh, thay đổi.

Phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền

Phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền

Với tinh thần dân chủ, cầu thị, tiếp thu, Ban Chỉ đạo đã tổ chức Hội nghị 3 vùng lấy ý kiến các thành ủy, ...

Chính sách pháp luật quốc tịch: Lắng nghe tâm tư nguyện vọng người Việt tại Czech

Chính sách pháp luật quốc tịch: Lắng nghe tâm tư nguyện vọng người Việt tại Czech

Lần đầu tiên một cuộc tọa đàm đã được tổ chức nhằm rà soát, lấy ý kiến sâu rộng trong cộng đồng người Việt Nam ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động