Phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền

Chu An
Với tinh thần dân chủ, cầu thị, tiếp thu, Ban Chỉ đạo đã tổ chức Hội nghị 3 vùng lấy ý kiến các thành ủy, tỉnh ủy trực thuộc Trung ương; tổ chức 8 cuộc làm việc giữa Thường trực Ban Chỉ đạo với 9 cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 25/7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.

Dự phiên họp có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Cùng dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo một số bộ, ngành; các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý…

Ngay sau phiên họp thứ 3, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tập trung hoàn thiện Dự thảo Đề án. Với tinh thần dân chủ, cầu thị, tiếp thu, Ban Chỉ đạo đã tổ chức Hội nghị 3 vùng lấy ý kiến các thành ủy, tỉnh ủy trực thuộc Trung ương; tổ chức 8 cuộc làm việc giữa Thường trực Ban Chỉ đạo với 9 cơ quan, tổ chức có liên quan.

Với các nội dung còn ý kiến khác nhau được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, lấy ý kiến góp ý của nhiều tổ chức, cá nhân liên quan đảm bảo khách quan, dân chủ, trên cơ sở khoa học, bám sát thực tiễn và định hướng phát triển của đất nước trong thời gian tới, từ đó tạo sự thống nhất cao.

Phát biểu tại phiên họp, các thành viên dự họp đều đánh giá cao Ban Chỉ đạo Đề án đã chỉ đạo xây dựng Dự thảo Đề án công phu, khoa học, kỹ lưỡng, huy động được trí tuệ, tâm huyết của các cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu; nêu được những nội dung cốt lõi từ các chuyên đề do các cơ quan chức năng được giao thực hiện.

Dự thảo Đề án đã bám sát Cương lĩnh, các văn kiện của Đảng, Hiến pháp 2013 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với nhiều nội dung có tầm nhìn xa.

Bên cạnh những vấn đề, nội dung đã thống nhất cao, các đại biểu đề nghị tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các thiết chế và thể chế nâng cao quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tư pháp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương đảm bảo sát thực tiễn và yêu cầu phát triển…

Lắng nghe các thành viên dự họp nêu ý kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các đại biểu đã tâm huyết, trách nhiệm, làm sáng rõ hơn phương thức quản lý của Nhà nước hiện nay và dài hạn, có tầm nhìn xa; thống nhất cao về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Dự thảo Đề án.

Chủ tịch nước thống nhất cao với các thành viên Ban Chỉ đạo, khẳng định quá trình xây dựng Dự thảo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những thành tựu và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước.

Cùng với đó là tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia, dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và phát huy ngày càng tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Nêu một số vấn đề lớn đã được thống nhất cao và cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, trong đó có mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Chủ tịch nước nhấn mạnh, đặc trưng Nhà nước ta luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đảm bảo các điều kiện để nhân dân làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, trong đó nhấn mạnh vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đề án nhấn việc mạnh tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng như củng cố các thiết chế để nhân dân đảm bảo quyền làm chủ.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu một số nội dung quan trọng được thảo luận, đó là vấn đề hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vấn đề đổi mới lập pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, vấn đề xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo từng giai đoạn…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo cho biết, trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đảm bảo dân chủ, khách quan, khoa học, đến nay, nhiều vấn đề khác nhau trước đây đã có sự thống nhất cao. Một số nội dung khác tiếp tục được lấy ý kiến, nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng.

Đổi mới, tinh gọn bộ máy hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Đổi mới, tinh gọn bộ máy hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến ...

Những nội dung chính Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Những nội dung chính Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Văn phòng Quốc hội cho biết dự kiến Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 11/7 ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động