Việt Nam đề cao nguyên tắc tôn trọng, đối thoại, hợp tác và bao trùm trong các vấn đề quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền

Bảo Chi
Baoquocte.vn. Ngày 28/6, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, Việt Nam đã có nhiều hoạt động giới thiệu kinh nghiệm, nỗ lực, thành tựu, chia sẻ về thách thức, cam kết và nhu cầu hợp tác liên quan đến quyền con người trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc, bảo đảm tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam đề cao nguyên tắc tôn trọng, đối thoại, hợp tác và bao trùm trong các vấn đề quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền
Đoàn Việt Nam tham dự Phiên thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu tại Khóa họp lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền LHQ . (Nguồn: TTXVN)

Ngày 28/6, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 50.

Phiên thảo luận do Chủ tịch HĐNQ Federico Villegas chủ trì với sự tham dự của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet, đại diện các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và học giả quốc tế trong lĩnh vực quyền con người, biến đổi khí hậu và môi trường.

Tại Phiên thảo luận, Cao ủy Nhân quyền Bachelet nhấn mạnh, biến đổi khí hậu tạo ra cùng lúc khủng hoảng về môi trường sống và về công bằng xã hội. Những nhóm dễ bị tổn thương nhất, bao gồm các cộng đồng ở nông thôn, dân tộc thiểu số, nông dân, phụ nữ, trẻ em, người di cư, người khuyết tật… lại tiếp tục gánh chịu những tác động tiêu cực nhất về quyền con người, do biến đổi khí hậu; trong đó trước hết là quyền sống, quyền lương thực, quyền y tế, quyền sử dụng đất đai gắn với giữ gìn bản sắc cộng đồng.

Nhiều phát biểu tại các phiên thảo luận, chia sẻ ý kiến của Tổng thư ký LHQ và Cao ủy khẳng định các nền kinh tế phát triển nhất trong nhóm G20 chịu trách nhiệm nhiều nhất về việc phát thải 80% khí nhà kính trên toàn cầu, trong khi những nước kém phát triển nhất lại chịu tác động nặng nề nhất. Hỗ trợ tài chính cho ứng phó biến đổi khí hậu cần phải đến được tận những người dân, cộng đồng dễ bị tổn thương; trong đó cần dành riêng 50% ngân sách hỗ trợ tài chính cho ứng phó biến đổi khí hậu để bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì các khoản vay.

Các phát biểu cũng kêu gọi các nước bảo đảm sự tham gia của các cộng đồng, tổ chức đại diện các nhóm dễ bị tổn thương trong xây dựng biện pháp, chính sách về vấn đề này.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Khóa 50 HĐNQ LHQ phát biểu tại Phiên thảo luận đã nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang đặt ra thách thức hiện hữu với các cộng đồng, quốc gia và mọi người dân, nhất là những nhóm dễ bị tổn thương. Cộng đồng quốc tế cần gia tăng thực hiện các cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ, tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, Việt Nam cam kết và nỗ lực mạnh mẽ nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; đồng thời nhấn mạnh cần bảo đảm quá trình chuyển đổi diễn ra công bằng, bao trùm, có tiếng nói của người dân, bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dân, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương.

Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu khai mạc triển lãm.
Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu khai mạc triển lãm.

Cùng ngày, bên lề Khóa họp, Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã chủ trì khai mạc “Triển lãm ảnh về các cộng đồng dân tộc và tôn giáo tại Việt Nam: Hòa hợp trong Đa dạng” tại trụ sở LHQ tại Geneva, Thụy Sỹ với sự tham dự của nhiều Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Geneva.

Phát biểu khai mạc, Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ, Triển lãm được tổ chức với mong muốn giới thiệu đến thế giới hình ảnh một đất nước Việt Nam như một đại gia đình với gần 100 triệu thành viên chung sống hòa hợp trong đa dạng.

Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt trao đổi với Đại sứ Lào.
Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai trao đổi với Đại sứ Lào.

Điều đó được phản ánh qua những nét đặc sắc trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của 54 dân tộc anh em, bảo đảm tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Sự hòa hợp trong đa dạng cũng được thể hiện trong quan hệ giữa người dân, các cộng đồng ở Việt Nam với môi trường, thiên nhiên.

Điều này không phải là ngẫu nhiên mà là là kết tinh của quá trình chung sống hàng ngàn năm của các cộng đồng dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam với sự hiểu biết và tôn trọng, đối thoại và hợp tác để cùng phát triển, tất cả đều chung tay vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đó cũng là kết quả của nỗ lực thực hiện chính sách đại đoàn kết, bình đẳng và có ưu tiên hỗ trợ những cộng đồng còn gặp khó khăn, như tư tưởng và tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam hiện đại.

Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt trao đổi với Đại sứ Nga.
Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai trao đổi với Đại sứ Nga.

Với việc Triển lãm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam-Liên hợp quốc, Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ mong muốn của Việt Nam đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm hơn nữa vào công việc chung của LHQ, trong đó, với tư cách ứng cử viên làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam khẳng định thông điệp “tôn trọng và hiểu biết”, “đối thoại và hợp tác” và “tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”.

Triển lãm với sự tham gia của nhiều nhiếp ảnh gia Việt Nam, trong khuôn khổ Đề án Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ được mở cửa cho cộng đồng ngoại giao các nước và các tổ chức quốc tế tại Geneva trong thời gian Khóa họp lần thứ 50 của HĐNQ từ nay đến hết 8/7.

Phiên thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương được tổ chức ngày 28/6 theo yêu cầu của Nghị quyết 47/24 được HĐNQ LHQ thông qua tháng 7/2021.

Đây là Nghị quyết do Việt Nam cùng với Philippines, Bangladesh giới thiệu và được HĐNQ thông qua với số lượng nước đồng bảo trợ cao. Bên cạnh yêu cầu tổ chức Phiên thảo luận, tại Nghị quyết 47/24, HĐNQ cũng giao Tổng thư ký LHQ có báo cáo về vấn đề này, đồng thời thể chế hóa việc thảo luận về tác động biến đổi khí hậu với quyền con người thành hoạt động chính thức, thường niên tại HĐNQ từ năm 2023.

Vấn đề biến đổi khí hậu và quyền con người ngày được quan tâm tại HĐNQ trong những năm gần đây. Trong bối cảnh đó, từ năm 2015, khi đang là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam đã tham gia Nhóm Nòng cốt về biến đổi khí hậu và quyền con người cùng Philippines và Bangladesh với nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy HĐNQ xem xét, thảo luận về vấn đề này từ các khía cạnh quyền con người khác nhau, tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người di cư…

Biến đổi khí hậu và quyền con người tiếp tục được Việt Nam và Nhóm Nòng cốt thúc đẩy tại HĐNQ trong thời gian qua; và là một trong những ưu tiên chính của Việt Nam khi ứng cử làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tại Phiên họp cấp cao trong Khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của HĐNQ (tháng 3/2022), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định thông điệp “Tôn trọng và hiểu biết; Đối thoại và hợp tác; Bảo đảm tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người” và giới thiệu các ưu tiên của Việt Nam khi ứng cử.

Việt Nam cũng đã được Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của Hiệp hội cho nhiệm kỳ này.

Một số hình ảnh tại Triển lãm

Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền và lợi ích của người khuyết tật

Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền và lợi ích của người khuyết tật

Từ ngày 14-16/6, tại New York, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 15 các nước thành viên Công ước quyền của người khuyết tật ...

Khai mạc Khóa họp lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đặt trọng tâm quyền con người trong biến đổi khí hậu

Khai mạc Khóa họp lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đặt trọng tâm quyền con người trong biến đổi khí hậu

Ngày 13/6, Khóa họp lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã khai mạc tại trụ sở của LHQ ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động