Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

ThS. TRẦN THỊ VIỆT HÀ
Học viện an ninh nhân dân
Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi nó được đặt trong bối cảnh hội nhập, khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với gần 80% dân số sử dụng, dữ liệu cá nhân của 2/3 dân số Việt Nam đang Việt Nam được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.

Trong hai năm 2022, 2023, Việt Nam đã khởi tố 5 vụ án hình sự với hàng nghìn GB dữ liệu và hàng tỷ thông tin cá nhân bị mua bán. Điều này cho thấy cần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo pháp luật quốc tế đang đặt ra cấp thiết.

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam
GDPR được đánh giá là một bước tiến pháp lý lớn, tạo ra cơ chế bảo vệ thông tin cá nhân khắt khe nhất thế giới hiện nay.

Bộ quy tắc chung của Liên minh châu Âu (EU) về bảo vệ dữ liệu (GDPR). GDPR được đánh giá là một bước tiến pháp lý lớn, tạo ra cơ chế bảo vệ thông tin cá nhân khắt khe nhất thế giới hiện nay và được áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp đang xử lý dữ liệu cá nhân của các công dân trong EU.

GDPR áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm doanh nghiệp đồng bộ cho cả khối. Cụ thể, mức phạt là tối đa 2% doanh thu hoặc 10 triệu euro cho những vi phạm nhỏ, và 4% doanh thu hoặc 20 triệu Euro cho những vi phạm lớn. Ngoài phạt tiền, các doanh nghiệp vi phạm GDPR còn có thể bị áp dụng các biện pháp trừng phạt khác như buộc ngừng hoạt động xử lý dữ liệu hoặc xóa dữ liệu đã được xử lý vi phạm GDPR.

Cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của EU là Cơ quan giám sát về bảo vệ dữ liệu của EU (EDPS) - cơ quan độc lập với thành viên là các luật sư, chuyên gia công nghệ thông tin và quản trị viên có kinh nghiệm.

Cơ quan này có chức năng chính trong việc giám sát việc xử lý dữ liệu cá nhân trong các cơ quan, tổ chức thuộc EU cũng như tham mưu về những vấn đề liên quan đến dữ liệu cá nhân. GDPR cũng đặt yêu cầu cho việc thành lập Cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân ở mỗi quốc gia thành viên như Ủy ban quốc gia bảo vệ dữ liệu cá nhân (Pháp, Ireland…) hay cơ quan thanh tra bảo vệ dữ liệu (Phần Lan, Latvia…).

Cùng với EDPS, EU còn thành lập Ủy ban bảo vệ dữ liệu châu Âu (EDPB) gồm đại diện các cơ quan bảo vệ dữ liệu quốc gia của các quốc gia thành viên và đại diện của với chức năng là cơ quan tư vấn độc lập chính về các vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, chịu trách nhiệm áp dụng nhất quán GDPR trên toàn liên minh.

GDPR đưa ra chế tài xử lý mang tính răn đe cao cả về vật chất lẫn phi vật chất. Thêm vào đó cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của EU được thực hiện theo mô hình Ủy ban/Ủy viên nên có quyền hạn lớn và độc lập khi có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu các tổ chức vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và có khả năng đánh giá và quyết định độc lập về việc xử lý dữ liệu cá nhân.

Luật Bảo vệ Thông tin cá nhân của Trung Quốc (PIPL) ban hành năm 2021 được đánh giá là luật bảo vệ thông tin cá nhân toàn diện, cấp quốc gia đầu tiên ở Trung Quốc. PIPL đưa ra quan điểm tương đối thống nhất về dữ liệu cá nhân/Thông tin cá nhân là thông tin nhằm xác định hay nhận dạng một cá nhân cụ thể, hướng tới đối tượng hẹp là cá nhân trên lãnh thổ Trung Quốc (Điều 4 Chương 1 PIPL). Đồng thời, quy định về vấn đề dữ liệu cá nhân nhạy cảm để từ đó thiết lập quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên đối với các nhóm dữ liệu cụ thể hơn.

Chế tài xử lý đối với đối với hành vi vi phạm quyền dữ liệu cá nhân theo quy định của PIPL rất nghiêm, như buộc khắc phục hậu quả, tịch thu thu nhập bất hợp pháp, đình chỉ dịch vụ, thu hồi giấy phép hoạt động hoặc kinh doanh, phạt tiền với mức phạt lên tới 50 triệu NDT hoặc 5% doanh thu hàng năm của một tổ chức trong năm tài chính trước đó. Ngoài ra, các vi phạm cũng có thể được ghi vào “hồ sơ tín dụng” của đơn vị xử lý theo hệ thống tín dụng xã hội quốc gia.

Hơn nữa, các đơn vị xử lý sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu họ xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Các chế tài hình sự đối với các loại vi phạm này cũng được Bộ luật Hình sự Trung Quốc quy định cụ thể, trong đó quy định trách nhiệm hình sự nặng nề hơn đối với người có nghĩa vụ trong việc bảo mật thông tin, bổ sung thêm hình thức tịch thu tài sản, quy định tù chung thân là mức phạt tù cao nhất.

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Singapore (PDPA) thông qua năm 2012 (sửa đổi năm 2020). Pháp luật Singapore công nhận quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như sự cần thiết của việc tổ chức thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin vì những mục đích phù hợp với những hoàn cảnh nhất định.

PDPA cũng quy định các hình phạt tài chính nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm dữ liệu. Đối với cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức phạt tiền hoặc tù giam. Mức phạt tiền tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi trong đó phạt tiền từ 2.000 tới 100.000 SGD (tương đương 1,6 tỷ đồng) hoặc/và phạt tù không quá 12 tháng, nếu nghiêm trọng có thể lên đến 3 năm1; đối với cơ quan, công ty vi phạm có thể bị phạt lên tới 10% doanh thu hàng năm.

Cơ quan có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi PDPA là Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPC). Đây là cơ quan chuyên trách có quyền hạn lớn và khả năng thực thi rộng rãi khi có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân, phạt tài chính với các vi phạm cũng như xử lý bằng các biện pháp khác.

Với việc thành lập cơ quan chuyên trách Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân của Singapore làm việc một cách độc lập, chủ động trong việc phát hiện, xử lý vi phạm, áp dụng biện pháp trừng phạt cũng là một trong những điều kiện để bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Singapore được thực thi một cách có hiệu quả.

Khuyến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có 69 văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định ở các văn bản khác nhau bao gồm Hiến pháp, Bộ luật (4), Luật (39), Pháp lệnh (1), Nghị định (2), Thông tư/Thông tư liên tịch (4), Quyết định của Bộ trưởng (1).

Các văn bản này về cơ bản tiếp cận vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân theo hướng đề cao nguyên tắc bảo đảm bí mật đời tư của chủ thể, tuy nhiên lại có các quy định khác nhau về thông tin liên quan đến dữ liệu cá nhân, đề cập đến những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, việc xử lý thông tin, các phương thức bảo vệ dữ liệu cá nhân. Pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận đặc biệt là ngày 17/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân - đây là văn bản riêng quy định về vấn đề này ở nước ta. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo thành hành lang pháp lý trong công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân; quy định cụ thể quyền của chủ thể dữ liệu cũng nhưng các bên xử lý, quy định các hình thức chế tài đối với hành vi vi phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như xác định cơ quan chuyên môn về bảo vệ dữ liệu cá nhân là Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an…

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam
Việt Nam đang phải đối phó với nhiều nguy cơ, thách thức, hiểm họa từ không gian mạng, đặc biệt là tình trạng lộ lọt chiếm đoạt thông tin, dữ liệu cá nhân, gây nhiều tác hại cho công dân và xã hội.

Tuy nhiên, thực tế thực thi các văn bản này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế như văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt hiện tại mới chỉ ở cấp Nghị định, chưa đáp ứng được tính quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhiều nội dung hiện nay được quy định chung chung chưa rõ khiến việc áp dụng chưa có hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp cụ thể, chế tài xử lý còn nhẹ chưa đủ sức răn đe…

Trước tình trạng này, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam đã và đang là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trên cơ sở sự tham khảo kinh nghiệm từ các nước. Cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, ở quy mô khu vực và quốc gia đã có 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việt Nam cần sớm nghiên cứu và ban hành đạo luật chung, chuyên biệt về dữ liệu như Luật bảo mật dữ liệu như EU và Trung Quốc hay Singarpore, trong đó xác định những vấn đề cơ bản, nguyên tắc cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc ban hành một đạo luật riêng về dữ liệu cá nhân sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân khi hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này ở nước ta chưa có sự thống nhất ngay cả trong sử dụng thuật ngữ cũng như các quy định nội dung.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý các hành vi vi phạm về dữ liệu cá nhân theo hướng tăng nặng để tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Mặc dù đã quy định các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm dữ liệu cá nhân ở nước ta bao gồm hành chính, dân sự và hình sự nhưng nhìn chung còn khá nhẹ, chưa có sức răn đe cao. Phương thức chủ yếu hiện nay vẫn là áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính tuy nhiên quy định rải rác ở nhiều Nghị định với mức phạt khá thấp, cao nhất là: 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Trong khi những thiệt hại mà vi phạm hành chính về dữ liệu cá nhân có thể gây ra không chỉ là những thiệt hại về vật chất mà còn về danh dự và nhân phẩm. Bên cạnh xử phạt hành chính, chế tài hình sự đối với hành vi vi phạm về dữ liệu cá nhân mới chỉ được thể hiện trong các chế định về quyền riêng tư và lĩnh vực công nghệ thông tin, an ninh mạng tại Điều 159, Điều 288 Bộ luật Hình sự hiện hành với mức phạt tù tương đối thấp không quá 7 năm tù, phạt tiền cũng không quá 1 tỷ đồng. Mức phạt này khi so sánh với mức của EU là 20 triệu Euro, 1 triệu SGD của Singapore hay mức phạt chung thân của Trung Quốc thì còn rất thấp, chưa tương xứng với nhiều hành vi vi phạm.

Đồng thời, cần quy định thêm nhiều nhóm hành vi hiện chưa nêu trong luật như mua bán dữ liệu quy mô lớn, thiết lập hệ thống nhằm vi phạm dữ liệu, vi phạm trong kinh doanh dịch vụ tiếp thị…

Thứ ba, về mô hình cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam. Hiện, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an là cơ quan chuyên môn về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tham chiếu với quy định quốc tế, chúng ta có thể xem xét xây dựng cơ quan bảo vệ dữ liệu các nhân độc lập chịu trách nhiệm thực thi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tiến hành thanh tra, kiểm tra, ban hành hướng dẫn và đưa ra các khuyến nghị cũng như áp dụng các biện pháp trừng phạt vi phạm nếu có.

Chúng ta có thể tham khảo các mô hình này tại EU hay Singapore… để hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân đạt hiệu quả cao, cân bằng việc bảo vệ quyền cá nhân và bảo đảm an ninh mạng.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi nó được đặt trong bối cảnh hội nhập, khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về vấn đề này tham chiếu với tình hình thực tiễn ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta sớm xây dựng khung pháp lý cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân toàn diện, tương thích với pháp luật quốc tế và thực thi có hiệu quả.


1 https://nhandan.vn/chu-trong-bao-ve-du-lieu-ca-nhan-post780834.html

Australia hỗ trợ Việt Nam tổ chức khóa học về quản trị dữ liệu và hoạch định chính sách

Australia hỗ trợ Việt Nam tổ chức khóa học về quản trị dữ liệu và hoạch định chính sách

Vừa qua, tại TP. Perth đã diễn ra Khoá học "Quản trị dữ liệu và hoạch định chính sách" được tài trợ bởi Bộ Ngoại ...

TikTok bị phạt vì vi phạm quy định bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em

TikTok bị phạt vì vi phạm quy định bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em

Ngày 15/9, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu (DPC) của Ireland đã phạt TikTok 345 triệu Euro vì vi phạm quy định bảo vệ quyền ...

Cần tạo 'đề kháng' cho người dùng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Cần tạo 'đề kháng' cho người dùng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính tình trạng để lộ dữ liệu cá nhân và sự gia tăng các hành vi lừa đảo trực tuyến đã đặt ra nhu cầu ...

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Cảnh giác với những trào lưu làm lộ, lọt thông tin

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Cảnh giác với những trào lưu làm lộ, lọt thông tin

Bảo vệ dữ liệu cá nhân góp phần bảo đảm quyền con người trong bối cảnh chuyển đổi số.

Bước ngoặt mới trong quản lý trí tuệ nhân tạo của nhân loại

Bước ngoặt mới trong quản lý trí tuệ nhân tạo của nhân loại

Nhân loại vừa có được những bước tiến pháp lý mới nhằm đưa sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) vào khuôn khổ.

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Văn phòng thường trực về nhân quyền phối hợp BCĐ Nhân quyền Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, tập huấn công tác năm 2024.
Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 22/7 đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng' nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái ứng phó với các thách thức trên không gian mạng.
Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác ...
Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và thúc đẩy nhân quyền.
'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam, chương trình nhắn tin 'Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam' nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng.
Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung, mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn.
Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Đấu tranh với tội phạm mua bán người, Việt Nam đã nỗ lực thông qua những cam kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ và triển khai nhiều giải pháp.
Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Tội phạm mua bán người thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng trên internet để tiếp cận nạn nhân với các phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Tỉnh An Giang thực hiện tốt các chương trình, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Là quốc gia với đời sống tín ngưỡng tôn giáo phong phú, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo...
Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Trong quá trình di cư, người di cư phải đối mặt nhiều rủi ro, do đó, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của họ, cần một góc nhìn '360' độ.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Phiên bản di động