Pháp với “thuế số”: Mượn dịp phất cờ

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Khi EU chưa có tiếng nói chung về đánh thuế các "ông lớn" kinh doanh Internet, thì nước Pháp đã chớp cơ hội phất cờ. Ý tưởng "Thoả thuận toàn cầu" vừa đưa ra của ông Macron có những mục tiêu gì? Ông Trump sẽ phản ứng ra sao?  Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phap voi thue so muon dip phat co Ukraine - EU: Tưởng tính xa, hoá vì gần
phap voi thue so muon dip phat co EU đề cử nhân sự lãnh đạo: Chuyện không dễ dàng
phap voi thue so muon dip phat co
Áp dụng thuế số đang trở thành vấn đề thời sự lớn của cả thế giới và sớm muộn cũng sẽ được thực hiện.
phap voi thue so muon dip phat co Liên minh châu Âu: Trong khó ló cái cũ

TGVN. Hiện tại có 4 thách thức lớn đối với sự tồn vong của Liên minh châu Âu (EU). Chương trình nghị sự chiến lược 2019-2024 ...

Pháp là thành viên EU đầu tiên thông qua luật về đánh thuế vào doanh thu của những tập đoàn nước ngoài kinh doanh trên nền mạng Internet ở nước Pháp.

Loại thuế này được gọi là "Thuế số" hay "Thuế công nghệ số". Thực chất ở đây là một cách tận thu thuế. Nó xuất phát từ một thực tế là các tập đoàn này đạt được doanh thu lớn nhưng lại chỉ nộp thuế ít do lợi nhuận được chu chuyển liên quốc gia. Vì thế, loại thuế mới này được đưa ra và vận dụng theo cách suy diễn rằng đạt được doanh thu ở đâu thì phải nộp thuế ở đó.

Ý tưởng "thoả thuận toàn cầu"

Việc áp dụng thuế này đang trở thành vấn đề thời sự lớn của cả thế giới và sớm muộn rồi cũng sẽ được thực hiện ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng hiện tại, cả trong G7 lẫn G20 hay trong EU đều chưa có được sự đồng thuận cần thiết để có thể có được những thoả thuận chung liên quan.

Hồi tháng 3 vừa qua, EU đã thất bại với ý định thông qua quy định chung cho tất cả các thành viên EU về áp dụng loại thuế này vì không có được sự nhất trí của tất cả các thành viên. Sau đó, EU đã tự an ủi bằng việc tung ra ý tưởng đạt "thoả thuận toàn cầu" về việc này. Còn Pháp và Đức dự định nhất trí về quy định áp dụng chung cho 2 nước. Trong bối cảnh tình hình như thế, ngày càng có thêm nhiều thành viên EU không muốn chờ đợi đến khi EU có quy định chung mà chủ trương thực hiện ngay việc đánh thuế này, đi đầu là Pháp, sau đấy là những thành viên như Tây Ban Nha, Italy, Áo và Anh.

Thật ra, không thành viên nào của EU không đồng tình với việc đánh thuế này nhưng điều khiến nhiều thành viên EU hiện còn khá ngần ngại là thuế ấy nhằm vào tất cả các hãng nhưng trước hết và chủ yếu nhằm vào các tập đoàn lớn của Mỹ là Amazon, Google, Facebook và Apple. Cũng vì thế mà loại thuế này còn được gắn cho cái biệt danh là Thuế AGFA. Họ ngại Mỹ nên còn chần chừ và chờ đợi. Mỗi nước có cách tính thuế khác nhau. Riêng Pháp áp dụng mức thuế 3%, lại còn truy thu từ ngày 1 tháng 1 năm nay. Chính phủ Pháp ước tính sẽ thu về được từ 400 đến 500 triệu Euro.

Ngay lập tức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bộ thương mại Mỹ xem xét tác động và thiệt hại đối với doanh nghiệp Mỹ, đi bước đi đầu tiên hướng tới áp dụng những biện pháp trả đũa Pháp về thương mại. Gây xung khắc thương mại với đối tác khác và áp dụng những biện pháp trừng phạt đối tác lại là những việc ông Trump vốn rất thích và hay làm, giờ lại còn buộc phải làm để trả đũa Pháp.

Có thể trù liệu được là phản ứng từ phía ông Trump sẽ còn quyết liệt hơn vì ba lý do.

Thứ nhất, chính trong bối cảnh tình hình hiện tại ở nước Mỹ và quan hệ của Mỹ với các đối tác bên ngoài, ông Trump càng cần đến những tác động của việc trả đũa Pháp để duy trì hình ảnh kiên định, trung thành với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết".

Thứ hai, ông Trump phải mạnh tay trả đũa Pháp để răn đe các đối tác khác, ngăn chặn họ dùng Pháp làm tiền lệ và "sự đã rồi" (fait accompli) để làm theo Pháp gây bất lợi cho Mỹ.

Thứ ba, ông Trump vốn luôn chủ động áp thuế đối với nước khác để buộc các nước này nhượng bộ Mỹ nên giờ càng khó chấp nhận bị nước khác áp thuế đối với doanh nghiệp Mỹ và sẽ làm mọi cách, trả mọi giá để không cho các nước khác dùng đúng chiêu sách của ông Trump đánh vào các hãng của Mỹ.

Mưu tính của ông Macron

phap voi thue so muon dip phat co Bầu cử Nghị viện châu Âu 2019: Tương lai chung, quyền lợi riêng

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không phải không lường trước cách thức, hình thức và mức độ phản ứng của phía Mỹ và cá nhân ông Trump mà chủ ý bất chấp phản ứng ấy khi thúc đẩy việc này ở Pháp. Mưu tính của ông Macron với việc này có thể được chỉ rõ ở những khía cạnh sau.

Thứ nhất là cái lợi hiện diện trong dạng "tiền tươi thóc thật" đối với nước Pháp. Chỉ riêng với biện pháp này thôi mà thu về hàng năm khoản tiền lớn đến thế sẽ là thành quả cầm quyền rất có ý nghĩa đối với ông Macron. Tác động kinh tế, chính trị xã hội và dân tuý của việc ấy rất đáng kể ở nước Pháp. Thể hiện bản lĩnh và coi trọng lợi ích quốc gia trong xử lý quan hệ của Pháp với Mỹ và với cá nhân ông Trump sẽ giúp ông Macron nâng cao được đáng kể uy tín và độ tin cậy trong dân chúng ở Pháp.

Thứ hai là nắm bắt xu thế và đi trước thời cuộc. Ông Macron chắc đã nhận thấy rằng việc áp dụng loại thuế mới này là không còn tránh khỏi trên thế giới, vấn đề chỉ là sớm hay muộn, ở nơi này hay nơi kia trước hết và cấu trúc loại thuế này như thế nào thôi. Vì thế, nếu Mỹ trả đũa Pháp chỉ vì phía Pháp áp dụng loại thuế mới này thì rồi Mỹ sớm muộn cũng sẽ bị cô lập trên thế giới bởi khi tất cả các nước đều áp dụng thì làm sao ông Trump lại có thể trả đũa tất cả các nước trên thế giới được.

Thứ ba là mượn dịp phất cờ trong EU. Pháp là thành viên EU đi đầu trong việc này, mở đường và khích lệ cho các thành viên khác làm theo. EU hiện vốn trắc trở quan hệ với Mỹ và nội bộ EU không có sự đồng thuận quan điểm về quan hệ với Mỹ. Ông Macron dùng việc này làm chiêu thức tập hợp lực lượng trong EU, giành về vai trò dẫn dắt EU trên phương diện EU hiện như rắn không đầu và trong vòng luẩn quẩn mãi không thoát ra được.

Ông Macron sử dụng việc này để gây dựng vai trò lãnh đạo EU. Điều này đã được thể hiện ở quá trình EU tìm chọn nhân sự cho 5 cương vị quyền lực nhất trong bộ máy thể chế EU. Ông Macron đã chơi trên cơ thủ tướng Đức Angela Merkel khi phủ quyết đề nghị nhân sự được bà Merkel dàn xếp trong hậu trường cho cương vị Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (ông Manfred Weber) nhưng đồng thời lại tiến cử một người Đức vào cương vị ấy (bà Ursula von der Leyen), bây giờ lại đi đầu trong EU với việc áp dụng loại thuế mới và đi đầu trong việc đối phó Mỹ cản phá việc áp dụng loại thuế mà rồi EU cũng sẽ phải áp dụng.

Ở đây, không phải ông Macron đã cướp cờ mà chỉ mượn dịp để phất cờ.

Dịch Dung

phap voi thue so muon dip phat co Mỹ - Iran và câu chuyện Gibraltar: Phép thử nhờ mập mờ

TGVN. Cả trên thực tế lẫn trong khẩu chiến, căng thẳng và đối đầu giữa Mỹ - Iran đều leo thang mức độ. Tổng thống ...

phap voi thue so muon dip phat co Tổng thống Nga Putin: Kích điểm chốt, chuyển toàn cục

TGVN. Tổng thống Nga Putin vừa thăm Italy, gặp gỡ Giáo hoàng Francis, trong khi EU vẫn đối đầu với Nga sau sự kiện Crimea. ...

phap voi thue so muon dip phat co Donald Trump với thế giới: Quyền biến giữa bất biến và khả biến

TGVN. Ứng xử của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các nước và đối tác là một bức tranh với quá nhiều tương phản. Vậy ...

Đọc thêm

Kết quả xổ số hôm nay, 10/1: XSMN 10/1/2025 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 10/1: XSMN 10/1/2025 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 10/1 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 10/1/2025. Kết quả xổ số hôm nay 10/1, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Isuzu mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Isuzu mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Isuzu của các dòng D-Max 2021, D-Max 2023, mu-X 2021, mu-X 2022 và D-Max 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024 dẫn đầu là Crosstrek với doanh số bán ra đạt 181.811 chiếc, tăng 14,2% so với năm ...
Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025, đặt ra 24 mục tiêu, trong đó: 19 mục tiêu đã hoàn thành; 24 mục tiêu thực ...
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

Đức cho rằng, mức chi 5%GDP cho quốc phòng mà ông Trump đang yêu cầu ở các nước thành viên NATO là rất lớn.
Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

'Chị dâu' - bộ phim Việt với sự xuất hiện của người mẫu Ngọc Trinh, diễn viên Việt Hương gia nhập câu lạc bộ doanh thu trăm tỷ sau 3 ...
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động