TIN LIÊN QUAN | |
“Cuộc đua xanh” tới đích bền vững | |
9 định hướng thực hiện nền kinh tế xanh |
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: V.A) |
Đó là nội dung của nhiều tham luận tại Diễn đàn “Vai trò của Doanh nghiệp trong phát triển kinh tế gắn với trách nhiệm xây dựng và bảo vệ môi trường” diễn ra sáng 6/9 tại Hà Nội. Diễn đàn do Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ, ban, ngành liên quan tổ chức.
Kinh tế xanh là xu hướng phát triển bền vững
Diễn đàn tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh như: khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; tổng hợp giải pháp phục vụ xã hội nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn, phù hợp trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững trong kỷ nguyên công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu.
Diễn đàn cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần định hướng và phát triển phù hợp với Chiến lược dài hạn của Việt Nam trong việc lựa chọn và xây dựng mô hình kinh tế xanh. Đây được xem là xu hướng phát triển bền vững của đất nước.
Theo các chuyên gia về kinh tế, kinh tế xanh được hiểu một cách đơn giản, là nền kinh tế ít phát thải các bon, tiết kiệm tài nguyên, tạo ra việc làm và công bằng xã hội. Các hoạt động trong nền kinh tế xanh tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người, đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng nhất), 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.
TS. Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhận định, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng trong vòng 15 năm qua đã có bước phát triển vượt bậc. Nông nghiệp thậm chí còn xuất siêu liên tục trong 15 năm. Kinh tế tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo nhưng kéo theo đó là các hệ lụy về môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, đất đai xói mòn, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng...
TS. Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn phát biểu. (Ảnh: V.A) |
“Nói một cách hình tượng thì “dấu chân sinh thái” của chúng ta đã vượt quá năng lực tài nguyên của đất nước. Chúng ta cần nỗ lực để phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”, TS.Khôi khuyến cáo.
Làm gì để phát triển kinh tế xanh?
TS. Shim, Chủ tịch Diễn đàn Con người và Môi trường Hàn Quốc (HEF) chia sẻ, trong 30 năm qua, Hàn Quốc đã có sự phát triển thần kỳ, trở thành một nền kinh tế phát triển tại châu Á nhưng Hàn Quốc vẫn làm tốt việc bảo vệ môi trường. Hàn Quốc đã có những quy định rất khắt khe trong việc sử dụng các loại nhiên liệu gì, quy định về khí thải nhà kính ở mức nào, áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải công nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đã áp dụng những công nghệ xử lý chất thải tiên tiến nhất để bảo vệ môi trường.
Chính phủ Hàn Quốc đã phát triển kinh tế thành công nhưng không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi cách. TS. Shim cũng mong muốn có sự hợp tác trong việc phát triển kinh tế xanh trong khối doanh nghiệp giữa hai nước để cùng hướng tới phát triển bền vững trong tương lai.
Tuy nhiên, để thực hiện được kinh tế xanh không phải là điều đơn giản. Theo chia sẻ của ông Vũ Trọng Thắng, Phó Trưởng ban khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hộ cá thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệp sạch hiện nay gặp khó khăn, phải thu hẹp hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do không đủ tài chính để duy trì hoạt động.
TS. Shim, Chủ tịch Diễn đàn Con người và Môi trường Hàn Quốc chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: V.A) |
Ông Thắng cũng đề xuất một số biện pháp để giúp doanh nghiệp và hộ sản xuất vững bước theo con đường kinh tế xanh như: Chính quyền địa phương sớm rà soát, công bố, ổn định tiểu vùng nông nghiệp để ngân hàng sớm thực hiện giải ngân cho hộ sản xuất; nhà nước cần có giải pháp đồng bộ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết với nông dân; đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản hình thành trên vốn vay, rủi ro thiên tai; khuyến khích các hiệp hội nghề nghiệp thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, kìm giá, ép giá...
Theo chuyên gia đến từ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, kinh tế xanh còn là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển thêm những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ hiện nay và mai sau. Phát triển kinh tế xanh ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Tiến tới hòa bình, ổn định và sự phát triển kinh tế bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương Nhân Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 diễn ra tại Bali (Indonesia) từ ... |
500 triệu đồng cho ý tưởng kinh tế xanh xuất sắc Đề án ý tưởng kinh tế xanh Phát triển dược liệu chống xói mòn và đa dạng hóa sản phẩm bản địa theo hướng chăm ... |
Phát động Cuộc thi "Ý tưởng kinh tế xanh 2011" Cuộc thi "Ý tưởng Kinh tế xanh 201" vừa chính thức được phát động ngày 23/4 tại Hà Nội. Cuộc thi là cơ hội để ... |