Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande sẽ thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5-7/9/2016.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phat trien manh me quan he doi tac chien luoc viet nam phap “Cú hích” cho quan hệ Việt - Pháp
phat trien manh me quan he doi tac chien luoc viet nam phap Tổng thống Pháp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Chung tay vun đắp quan hệ hợp tác lâu dài

Ngày 12/4/1973, Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Sự kiện này mở ra trang sử mới trong quan hệ hai nước, thể hiện ý chí, nguyện vọng cùng nhau vượt qua những thăng trầm của lịch sử để chung tay vun đắp một mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, lâu dài giữa hai dân tộc.

Nhờ nỗ lực, quyết tâm của hai nước, Việt Nam và Pháp trở thành những đối tác đặc biệt, giữa một trong những quốc gia phát triển hàng đầu châu Âu và một quốc gia châu Á đang phát triển năng động và tích cực hội nhập quốc tế. Pháp tích cực ủng hộ Việt Nam hội nhập quốc tế, ủng hộ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam.

phat trien manh me quan he doi tac chien luoc viet nam phap
Tổng thống Pháp Francois Hollande. (Nguồn: Independent Balkan News Agency)

Từ năm 1993, với chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Francois Mitterrand, mối quan hệ đặc biệt đó đã chuyển sang một giai đoạn mới và được củng cố qua những chuyến thăm tiếp theo của lãnh đạo cấp cao hai nước như: Tổng thống Jacques Chirac thăm Việt Nam năm 1997 và năm 2004; Thủ tướng Francois Fillon thăm Việt Nam năm 2009) và các chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (năm 2000), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (năm 2002), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (năm 2005)...

Tháng 9/2013, nhân chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.

Thời gian qua, Việt Nam và Pháp đã triển khai hiệu quả nhiều cơ chế hợp tác như: Đối thoại chiến lược ngoại giao - quốc phòng, Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp.

Nhiều triển vọng

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều triển vọng. Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam (sau Đức, Anh, Hà Lan, Italy). Trao đổi thương mại hai chiều năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD (tăng 19% so với năm 2014), trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp đạt 2,9 tỷ USD (tăng 23% so với năm 2014), chủ yếu là những mặt hàng giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp đạt 1,3 tỷ USD (tăng 10% so với năm 2014), chủ yếu là thiết bị hàng không, dược phẩm, sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện tử, hóa chất và đồ uống có cồn. Trong quý Một, tổng kim ngạch thương mại Việt-Pháp đạt 919 triệu USD (giảm 4,32% so với cùng kỳ năm trước).

Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ ba tại Việt Nam (sau Hà Lan, Anh) và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam ,với 461 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 3,4 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của Pháp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Thông tin và truyền thông, công nghiệp chế biến-chế tạo... Các dự án đầu tư tập trung ở một số địa phương như: Bà Rịa-Vũng Tàu với 7 dự án trị giá hơn 1 tỷ USD, Thành phố Hồ Chí Minh với 188 dự án trị giá 994,6 triệu USD, Hà Nội với 96 dự án trị giá 450,1 triệu USD. Hiện có 6 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Pháp với tổng số vốn đạt 2,48 triệu USD. Thông qua các hoạt động đầu tư tích cực này, nhiều công nghệ kỹ thuật mới của châu Âu giúp nâng cao kỹ năng quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại đã được đưa vào Việt Nam.

Về hợp tác phát triển, Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương hàng đầu cho Việt Nam, là một trong ít nước được nhận cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố, cho vay ưu đãi từ Cơ quan phát triển Pháp và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên.

Những ưu tiên hợp tác

Hợp tác giáo dục-đào tạo giữa Việt Nam và Pháp được hình thành, phát triển từ đầu những năm 1980. Pháp luôn coi giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới... Hàng năm, Chính phủ Pháp dành 80 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập. Hiện có hơn 7.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại Pháp, con số này đã tăng trung bình 40%/năm trong hơn một thập kỷ qua. Pháp là nơi có lượng du học sinh Việt Nam lớn thứ ba trên thế giới.

Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Việt-Pháp cũng ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Những hoạt động trong lĩnh vực này được thúc đẩy thông qua Hiệp định trao đổi các Trung tâm văn hóa tại Việt Nam và Pháp được ký nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Francois Fillon (năm 2009), cũng như qua các sự kiện giao lưu văn hóa thường xuyên được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Paris, Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội (L'Espace), Huế và Viện Trao đổi văn hóa Pháp - IDECAF tại Thành phố Hồ Chí Minh. Liên hoan nghệ thuật Huế (Festival Huế) được tổ chức lần đầu vào tháng 4/2000 với sự khởi xướng và tham gia tích cực của Pháp, hiện nay đã trở thành một hoạt động văn hóa quy mô quốc tế, được tổ chức 2 năm một lần. Bên cạnh đó, nhiều dự án hợp tác trong các lĩnh vực khác như y tế, du lịch, pháp luật, hợp tác giữa các địa phương, giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng được thực hiện ngày càng thiết thực, hiệu quả.

Trên bình diện đa phương, hai nước hợp tác chặt chẽ tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Quan điểm gần gũi về những vấn đề chung của thế giới, mong muốn cùng nhau phấn đấu cho hòa bình, công bằng, thịnh vượng và phát huy trách nhiệm của mỗi quốc gia, được thể hiện qua sự hợp tác tích cực giữa Việt Nam và Pháp tại Liên hợp quốc, trong khuôn khổ ASEAN-Liên minh châu Âu, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức Pháp ngữ mà Việt Nam luôn đóng vai trò là thành viên tích cực.

Hợp tác giữa các địa phương với cơ chế "Hội nghị Hợp tác phi tập trung" đã trở thành hình thức hợp tác tiêu biểu giữa Việt Nam và Pháp. Hiện nay, 38 địa phương của Pháp có quan hệ đối tác với 18 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Những kết quả tốt đẹp đạt được sau 9 kỳ Hội nghị được tổ chức luân phiên tại Việt Nam và Pháp, đã đáp ứng nhu cầu hợp tác và phát triển bền vững của các địa phương hai nước. Hợp tác giữa các địa phương và giao lưu giữa nhân dân hai nước cũng ngày càng được tăng cường.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande nhằm cụ thể hóa nội hàm Đối tác chiến lược Việt Nam- Pháp. Nhân dịp này, hai bên cũng sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy một số thỏa thuận hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

phat trien manh me quan he doi tac chien luoc viet nam phap Tổng thống Pháp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ...

phat trien manh me quan he doi tac chien luoc viet nam phap Tổng thống Pháp thăm Việt Nam: Bước phát triển mới trong quan hệ hai nước

Đây là quan điểm của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn về quan hệ giữa Việt Nam và Pháp cũng như triển ...

phat trien manh me quan he doi tac chien luoc viet nam phap Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Pháp AFP

Nhân dịp Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có ...

PV.

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động