TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị thượng đỉnh G20: Kỳ vọng lớn, khó khăn nhiều | |
Vì tương lai chung quan hệ Việt - Pháp |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Pháp Francois Hollande. (Nguồn: TGVN) |
Lợi ích nhiều mặt
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam báo hiệu sự hợp tác mạnh mẽ trong trong tương lai quan hệ hai nước. Về mặt chính thức, hai bên nhấn mạnh đến hợp tác văn hoá và tăng cường quan hệ giữa Hà Nội và Paris.
Theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam, chuyến công du cấp Nhà nước của ông Hollande tới Việt Nam (đây là chuyến thăm Việt Nam của vị Tổng thống Pháp thứ ba từ đầu những năm 1990 và sau thời kỳ Đổi mới) nhằm khuyến khích các biện pháp bảo vệ môi trường. Pháp sẽ giúp Việt Nam xử lý chất lượng không khí tốt hơn qua việc xây dựng hệ thống đo lường chất lượng không khí. Tuy nhiên, một lĩnh vực khác thu hút nhiều quan tâm đặc biệt, đó là việc dường như ông Hollande và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã xem xét làm thế nào thắt chặt hơn quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên ký kết vào năm 2013.
Việt Nam có lợi trong việc phát triển quan hệ kinh tế với Pháp, nhưng Paris lo lắng nhiều đến các lợi ích kinh tế của mình tại Đông Nam Á. Báo cáo của Thượng viện Pháp năm 2014 đặt ưu tiên cho trao đổi thương mại với các quốc gia Đông Nam Á và đặc biệt với Việt Nam. Hiện có đến khoảng 300.000 người Việt đang sinh sống và học tập tại Pháp.
Về mặt lịch sử, Pháp là quốc gia tài trợ lớn thứ hai, chỉ đứng sau Nhật Bản với mức viện trợ tích lũy từ năm 1993 lên đến 1,7 tỷ USD dành cho Việt Nam. Xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam đạt mức 858 triệu USD vào năm 2014 và tăng lên 1,57 tỷ USD vào năm 2015. Khoảng 300 doanh nghiệp Pháp đang hoạt động tại Việt Nam, cung cấp 26.000 việc làm tại đây. Với chuyến thăm của ông Hollande, quan hệ kinh tế và tài chính được thắt chặt hơn với khoảng 20 thoả thuận song phương mới được ký kết để tạo thuận lợi cho trao đổi giữa hai đối tác.
Tìm lại vị thế ở châu Á
Bên cạnh những trao đổi trên, phần quan trọng nhất của các cuộc thảo luận tập trung vào hợp tác quốc phòng, một phần trong hiệp định đối tác chiến lược năm 2013. Pháp là quốc gia có ngành hàng hải lớn thứ hai trên thế giới và “Lực lượng Bảo vệ Chủ quyền”, với 72 tàu chiến và tàu hỗ trợ, có một bề dầy kinh nghiệm tại các vùng nước ấm.
Tự do lưu thông hàng hải là mối bận tâm chính với Pháp do các tranh chấp lãnh hải trong khu vực. Dù Pháp có nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại tập trung chủ yếu ở Thái Bình Dương, nhưng họ cũng đang ngày càng quan tâm đến khu vực Đông Nam Á. Trong thập niên qua, tầm ảnh hưởng của Pháp đã bị mất đi một cách đáng kể tại châu Phi nên họ rất cần tìm lại vị thế của mình tại châu Á.
Với cuộc viếng thăm tới Việt Nam, ông Hollande mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và quân sự và hiện là thời điểm tốt nhất, bởi sau vụ tai tiếng rò rỉ hàng loạt các dữ liệu về công ty đóng tàu ngầm DCNS, Pháp phải đưa ra hình ảnh tích cực về độ tin cậy và sự nghiêm túc của họ trên phương diện hợp tác quốc phòng. Đó là lúc để cùng nghiên cứu một chính sách nhằm cạnh tranh với các cường quốc châu Á.
Paris đã chuẩn bị cho chính sách “xoay trục” sang Đông Nam Á ngay từ đầu năm 2013. Sau chuyến thăm thành phố Hồ Chí Minh của tàu chiến Georges Leygues thuộc Hải quân Pháp, một tàu chiến khác, Vendemiaire đã đến thăm cảng Đà Nẵng trong tháng 5/2016, và tàu đổ bộ Tonnerre đã cập cảng biển quốc tế Cam Ranh. Đó là những bằng chứng đủ cho thấy Pháp đang trở lại với vùng Đông Nam Á. Chuyến công du của ông Hollande sẽ tìm cách tăng cường tốt hơn nữa hợp tác chiến lược này.
Tổng thống Pháp Hollande kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam Chiều 7/9, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande đã rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước ... |
Ông Đinh La Thăng mong muốn Pháp duy trì ODA cho TP.HCM Trưa 7/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cùng các lãnh đạo Thành phố ... |
Chuyến thăm Việt Nam của ông Hollande trên báo Pháp Báo chí Pháp ngày 6/9 đồng loạt đưa tin đậm nét về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Pháp François Hollande tại Việt ... |