Hội nghị thượng đỉnh G20: Kỳ vọng lớn, khó khăn nhiều

Việc tìm được tiếng nói chung và nhất trí giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu không phải là bài toán đơn giản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi thuong dinh g20 ky vong lon kho khan nhieu Vì sao Hội nghị G20 được tổ chức ở Hàng Châu?
hoi nghi thuong dinh g20 ky vong lon kho khan nhieu Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc

Đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 4-5/9 tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hy vọng củng cố vị thế như một cường quốc toàn cầu và nhân tố tái định hình kinh tế thế giới với nhiều đề xuất táo bạo. Tuy nhiên, những tham vọng “hóa rồng” này của Bắc Kinh được đánh giá sẽ không dễ trở thành hiện thực.

Thông điệp từ Hàng Châu

Không phải ngẫu nhiên giới chức Trung Quốc chọn Hàng Châu làm nơi tổ chức sự kiện quốc tế lớn nhất trong năm của nước này: Hội nghị thượng đỉnh G20. Hàng Châu được biết đến là một trong những thành phố đẹp nhất và thu hút nhiều du khách nhất ở Trung Quốc.

Đặc biệt, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang được đánh giá là hiện thân của sự chuyển đổi thần kỳ kinh tế Trung Quốc, từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất chi phí thấp sang phát triển công nghệ cao. Vì vậy, việc chọn Hàng Châu làm nơi đăng cai Hội nghị G20 là thông điệp của Trung Quốc rằng, các nước G20 nên tập trung vào tăng trưởng kinh tế theo phương châm “đổi mới, năng động, kết nối và toàn diện”. Đó cũng là chủ đề xuyên suốt của hội nghị năm nay với kỳ vọng của nước chủ nhà đưa G20 trở thành đầu tàu, vượt qua những khó khăn và thách thức mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt.

hoi nghi thuong dinh g20 ky vong lon kho khan nhieu
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc. (Nguồn: Getty).

Trên thực tế, kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chậm, và những mảng màu u ám của cuộc khủng hoảng toàn cầu cách đây 8 năm khiến bức tranh kinh tế khó có khởi sắc. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 2016 là năm thứ 5 liên tiếp nhịp độ tăng trưởng toàn cầu ở dưới mức bình quân 3,7% ghi nhận trong các năm 1990-2007.

Để thoát khỏi trạng thái tăng trưởng ì ạch, không chỉ các nền kinh tế G20 mà toàn thế giới đều mong muốn một “làn gió mới” thúc đẩy “con tàu kinh tế” tăng tốc. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội là nước chủ nhà Hội nghị G20 năm nay để đưa ra những “liều thuốc” nhằm mang lại sức sống mới cho kinh tế toàn cầu, nhất là trong lúc chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng.

Cụ thể, Bắc Kinh đã đề xuất một số vấn đề lớn gồm phát triển phương thức tăng trưởng sáng tạo, quản trị tài chính toàn cầu, thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế mạnh mẽ, năng động và kết nối có hiệu quả cao hơn… Những sáng kiến này được cho là đúng thời điểm, bởi các mô hình thúc đẩy kinh tế hiện nay vốn chủ yếu dựa vào các gói kích thích và nới lỏng tiền tệ đang trở nên kém hiệu quả. “Chúng ta cần biến G20 thành một nhóm hành động, thay vì chỉ nói suông”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh tại phiên khai mạc hội nghị.

Nói dễ, làm khó

Trên thực tế, trong khi kêu gọi chính sách “cởi mở thương mại và đầu tư” để ngăn chặn suy giảm kinh tế, Trung Quốc lại bị chỉ trích là “chơi sai luật” khi có cáo buộc rằng chính phủ nước này trợ giá cho các ngành công nghiệp địa phương để giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có lợi thế về giá trên thị trường quốc tế. Ông James Zimmerman, Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh trước tiên cần “thực hiện cải cách trong nước, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và công nghệ nước ngoài”.

hoi nghi thuong dinh g20 ky vong lon kho khan nhieu
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay được tổ chức tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, những yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên các vùng biển châu Á cũng khiến quốc tế “dè chừng” trước những đề xuất cải cách của nước này trong lĩnh vực kinh tế. Đó là sự lo ngại về một quốc gia cậy thế nước lớn sẽ khiến cỗ máy kinh tế toàn cầu lệch hướng theo những toan tính riêng. Alan Wheatley, chuyên gia tại Viện Chatham (Anh) đưa ra một ví dụ trên Nhật báo SCMP rằng việc Trung Quốc thúc đẩy “cải cách cơ cấu” diễn ra không đúng lúc, khiến các nước có thể phải chịu những tổn thất không mong muốn trong bối cảnh tăng trưởng yếu.

Ngoài ra, giới phân tích cho rằng, G20 lâu nay là một cơ chế đối phó với những tác động ngắn hạn của kinh tế toàn cầu, Trung Quốc lại mong muốn thay đổi nó thành một cơ chế dài hạn. Việc chuyển đổi này rất khó có thể được triển khai, bởi các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản không mong đợi Trung Quốc đóng một vai trò lớn trên “sân khấu” kinh tế thế giới và họ sẽ hạn chế Bắc Kinh bằng nhiều cách.

Theo nhận định của báo Indian Express, Hội nghị G20 tại Hàng Châu có thể là “ánh sáng cuối đường hầm” đối với kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, triển vọng thành công phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác giữa các nước thành viên trong việc thực thi các chính sách và giải pháp đề ra. Giáo sư Đường Nhiệm Ngũ (Đại học Sư phạm Bắc Kinh) cho rằng: “Các quốc gia không thể mạnh ai nấy làm mà phải cùng nhau hợp sức để xây dựng hệ thống quản trị tài chính quốc tế minh bạch”.

Rõ ràng, với việc lần đầu tiên đảm nhận cương vị chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh G20, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã không bỏ qua cơ hội để đánh bóng hình ảnh. Tuy nhiên, với những thách thức kể trên, việc đạt được tham vọng mở rộng ảnh hưởng và vị thế sẽ là chặng đường đầy chông gai với Trung Quốc.

hoi nghi thuong dinh g20 ky vong lon kho khan nhieu Quan hệ Anh-Trung đang trong "kỷ nguyên vàng"

Ngày 3/9, trước khi lên đường sang Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố ...

hoi nghi thuong dinh g20 ky vong lon kho khan nhieu G20: Xây dựng lòng tin và giải cứu châu Âu

Chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Mexico tuần này bao gồm những vấn đề hết sức nhạy cảm: bên cạnh ...

hoi nghi thuong dinh g20 ky vong lon kho khan nhieu Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20: Những cái vỗ tay dè dặt

Dù đạt được một số kết quả, song không một vị nguyên thủ nào nhắc đến hai chữ “thành công”. Trái với sự kỳ vọng, ...

Quang Chinh

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động