TIN LIÊN QUAN | |
30 tấn cá nục nhiễm độc phenol ở Quảng Trị | |
Khẩn trương cứu cá hồ Hoàng Cầu |
Hiện có hai luồng quan điểm về chất phenol có trong thực phẩm. Trong đó, có chuyên gia cho rằng, mẫu cá nục bị nhiễm phenol ở Quảng Trị không gây nguy hiểm với người. Ăn hàng ngày cũng không việc gì. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm phenol với liều lượng lớn, con người có thể bị nhiễm độc toàn thân gây co giật, hôn mê...
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện ra có chất phenol. (Nguồn: Tuổi Trẻ) |
Phenol trong tự nhiên
Phenol là một chất rắn không màu, hoặc màu trắng, hoặc có thể ở dạng dung dịch (dùng trong thương mại) được tổng hợp hoặc tạo thành trong tự nhiên. Phenol có trong nước, không khí, chất thải công nghiệp, nguồn nước ngầm. Con người có thể bị phơi nhiễm với phenol qua nhiều đường khác nhau trong không khí, đất, nước. Ngay trong môi trường làm việc, nhất là môi trường sản xuất nhựa, nilon. Đối với thực phẩm, phenol tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, ba chỉ rán, thịt gà rán, chè đen lên men.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cho rằng, về tác hại, ảnh hưởng của phenol thì chưa có bằng chứng chất này gây ung thư và Viện Nghiên cứu ung thư Quốc tế và Cơ quan quản lý môi trường Mỹ cũng không xếp phenol vào nhóm hóa chất gây ung thư ở người.
Trong tự nhiên, phenol và hợp chất phenol có trong các loại thực phẩm như táo, củ lạc, chuối, cam, cacao, nho đỏ, dâu, sữa… là phenol tự nhiên. Một số loại như cà chua, táo, lạc, chuối có hàm lượng phenol khá cao.
TS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: "Hiện nay, theo tất cả các tài liệu của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), của EU, Mỹ, Nhật Bản, chưa có một cơ quan tổ chức nào quy định mức giới hạn của phenol trong hải sản. Có một số nghiên cứu của cơ quan quản lý thực phẩm của châu Âu, gọi tắt là EFSA, đã nghiên cứu lượng ăn vào hàng ngày chịu được của cơ thể người là 0,18 microgam/kg thể trọng/ngày. Đó là mức cơ thể hoàn toàn an toàn khi hấp thu phenol.
Với mẫu cá nục lấy ở Quảng Trị thì mức phát hiện 0,037mg/kg cá. Như vậy, tính ra, một người Việt Nam trung bình nặng khoảng 50 - 55kg mà ăn cá nục này, ngày nào cũng ăn khoảng 2 lạng cá có chứa 0,037mg/kg không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phenol gây ngộ độc?
Về tác hại của phenol, hiện nay, theo các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được phenol gây ra ung thư. Viện nghiên cứu ung thư quốc tế, cơ quan quản lý môi trường của Mỹ không xếp phenol vào loại hóa chất gây ung thư ở người. Liều LD50, nghĩa là liều gây chết 50% loài thử nghiệm như chuột, loài gặm nhấm là 300- 600 mg/kg thể trọng. Nghĩa là phải cần một lượng cực lớn nó mới gây chết 50% số sinh vật thử nghiệm.
Vậy, khi cơ thể người tiếp xúc với một lượng cực lớn phenol thì sẽ gặp những mối nguy nào? Nếu nhiễm độc đường tiêu hóa từ 50 đến 500mg ở trẻ sơ sinh, và 1-5g ở người lớn là liều gây tử vong. Phenol được hấp thu nhanh chóng từ phổi vào máu, có thể gây tử vong ở người lớn sau khi nuốt chửng từ 1 đến 32g.
May mắn là mùi phenol khó chịu nên thường chúng ta tránh được ngay khi ngửi. Nhiễm độc hay gặp nhất là tiếp xúc trực tiếp lên da, mắt. Ngay cả dung dịch phenol loãng từ 1% đến 2% cũng có thể gây bỏng nặng nếu tiếp xúc là kéo dài. Độc tính do tiếp xúc ở da, mắt tương đương như khi hít phải. Thường tử vong sau 30 phút tiếp xúc với da. Đường lây nhiễm nữa của phenol là đường tiêu hóa thông qua thức ăn bị nhiễm độc như vụ 30 tấn cá nục hiện nay.
Ngoài tác dụng ăn mòn tại chỗ, tiếp xúc với phenol bằng bất cứ đường nào cũng có thể bị nhiễm độc toàn thân. Nhiễm độc toàn thân ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương (CNS) gây co giật, hôn mê. Đây là nguyên nhân chính gây chết trong nhiễm độc phenol. Các triệu chứng khác gồm: buồn nôn, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, tăng methemoglobin máu, tan huyết, vả mồ hôi, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, phù phổi…
Nếu nhiễm độc phenol lâu dài có thể gây suy thận. Phenol là một chất độc cho bào thai (fetotoxic), nhưng không gây quái thai.
Các nhà khoa học đã chứng minh phenol có thể gây ra tổn thương cấu trúc não bộ. Vì vậy, khi bị nhiễm độc phenol, con người có các biểu hiện tăng động, tăng hung hãn, suy giảm khả năng học tập, dậy thì sớm, kích thích sự phát triển tuyến vú, rối loạn chu kỳ sinh sản, bất thường buồng trứng, vô sinh...
Cấp hóa chất phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho 3 tỉnh Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp hoá chất sát trùng dự trữ quốc gia cho ... |
Sẽ chính thức công bố nguyên nhân cá chết trong tháng 6 “Việc người dân quan tâm, lo lắng tới vấn đề cá chết hàng loạt là rất xác đáng”. |
Bất an sau vụ cá chết hàng loạt Đến nay, nguyên nhân thực sự khiến thủy hải sản ven biển bốn tỉnh miền Trung chết hàng loạt trong tháng qua vẫn còn chờ ... |