Phó Thủ tướng Nhật bản Taro Aso: Nỗ lực để quan hệ hợp tác Nhật - Việt ngày càng sâu sắc

Kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2018), Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng Nhật bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng phụ trách tài chính văn phòng nội các Taro Aso.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac Nhật Bản - Việt Nam: Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng
pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac Quan hệ Nhật - Việt: Đứng trước những cơ hội để phát triển đột phá hơn
pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac
Phó Thủ tướng Nhật bản Taro Aso

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, tôi rất vui mừng khi chứng kiến quan hệ hai nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giao lưu nhân dân.

Trong vòng một năm qua, các chuyến thăm cấp Nguyên thủ giữa hai nước đã diễn ra liên tục, mà trước tiên phải kể tới chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng và Hoàng hậu vào tháng 3/2017, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tháng 5/2018. Bên cạnh đó, trên phương diện kinh tế cũng có nhiều hoạt động hợp tác giữa hai nước ở cả khu vực Nhà nước và tư nhân. Tôi cho rằng đối với Nhật Bản, Việt Nam là đối tác quan trọng, chia sẻ nhiều lợi ích mang tính chiến lược, và sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Nhật Bản.

Năm 2019, Nhật Bản sẽ là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh G20. Tại phiên họp về tài chính, chúng tôi dự kiến sẽ thảo luận các vấn đề sau:

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có nhu cầu lớn về nâng cấp cơ sở hạ tầng, cần hoàn thiện các nguyên tắc liên quan đến “cơ sở hạ tầng chất lượng cao”, trong đó tập trung vào phương diện tài chính, hỗ trợ tài chính ngay từ giai đoạn hình thành dự án hạ tầng để các nước đang phát triển có thể chủ động đầu tư vào “cơ sở hạ tầng chất lượng cao”, nghĩa là xây dựng các chương trình hỗ trợ trọn gói từ thượng nguồn tới hạ nguồn.

Số doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam tăng đều hàng năm, đạt con số 1.750 doanh nghiệp tính đến cuối năm 2017, gấp hơn 2 lần so với 10 năm trước.

Hiện nay, thực trạng vay nợ của các nước đang phát triển diễn biến không thuận lợi, do đó, cần bảo đảm khả năng vay nợ bền vững cho các nước có thu nhập thấp thông qua việc nâng cao tính minh bạch của cả hai phía là nước vay nợ và tổ chức cho vay.

Ứng phó với tình trạng tỉ lệ sinh giảm và già hóa dân số, đặc biệt là ứng phó với những ảnh hưởng của vấn đề này tới kinh tế vĩ mô, tới sự giảm sút nguồn cung lao động, bảo đảm tính công bằng giữa các thế hệ và hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi.

Để Hội nghị G20 năm tới đạt được nhiều kết quả hơn, chúng tôi mong muốn nhận được những đề xuất từ phía Việt Nam để đưa vào nội dung thảo luận của Hội nghị.

Dưới đây, tôi xin giới thiệu một số hoạt động hợp tác cụ thể trong những năm gần đây mà Nhật Bản đã thực hiện nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và tự chủ của Việt Nam.

pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, ngày 1/3/2017, tại Hà Nội.

Thứ nhất, kể từ khi nối lại ODA cho Việt Nam năm 1992, với tư cách là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản đang đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam. Ngay từ đầu, Nhật Bản luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hỗ trợ toàn diện về cả phần cứng và phần mềm, cùng với các dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng như xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Nhật Bản còn tiến hành hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông qua trường Đại học Việt - Nhật hay các quỹ tín thác của Nhật Bản như IMF, ADB.

Ngoài ra, để áp dụng hệ thống thông quan cho hải quan Việt Nam (VNACCS), Nhật Bản không chỉ cung cấp vốn viện trợ không hoàn lại giúp Việt Nam xây dựng hệ thống, mà còn phái cử chuyên gia để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Tại cuộc họp cấp cao Việt - Nhật tháng 5/2018, Nhật Bản đã tuyên bố cung cấp vốn vay ưu đãi dành cho việc tăng cường đào tạo nghề cho Việt Nam. Thời gian tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện cơ sở hạ tầng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực... giúp Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững.

pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ngoại trưởng Taro Aso, ngày 23/5/2007 tại Tokyo, Nhật Bản.

Thứ hai, Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc mở rộng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có đầu tư từ Nhật Bản, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Với cơ chế đối thoại giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong khuôn khổ Sáng kiến chung Nhật - Việt bắt đầu từ năm 2003, hai bên đã tiến hành thảo luận hướng tới hoàn thiện môi trường đầu tư Việt Nam. Với những nỗ lực của Chính phủ, Việt Nam đã trở thành một cơ sở sản xuất và thị trường đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật. Có thể thấy, số doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam tăng đều hàng năm, đạt con số 1.750 doanh nghiệp tính đến cuối năm 2017, gấp hơn 2 lần so với 10 năm trước. Nhật Bản hiện xếp vị trí số 1 trong danh sách các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư mới vào Việt Nam năm 2017. Hiện nay, một số dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo cơ chế PPP (đối tác công - tư) đang bước vào giai đoạn chuẩn bị. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên cơ sở phát huy hiệu quả cơ chế đối thoại trong khuôn khổ Sáng kiến chung Nhật - Việt.

Thứ ba, chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hoàn thiện, cải thiện hạ tầng tài chính, hướng tới việc ổn định tài chính và bảo đảm nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế - những yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam. Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), từ năm 2014 - 2017, chúng tôi đã hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng. Đồng thời, thông qua Quỹ Nhật Bản đặt tại văn phòng ASEAN, từ năm 2004, chúng tôi đang triển khai hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển thị trường tài chính của Việt Nam.

pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac
Cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) được đầu tư bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản.

Hơn nữa, năm 2014, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) đã trao đổi công hàm về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực tài chính với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán quốc gia Việt Nam. Tháng 12/2015, chúng tôi đã tổ chức hội thảo giám sát bảo hiểm tại Việt Nam, tiến hành hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc tiếp nhận học viên từ các cơ quan tài chính của Chính phủ Việt Nam tới đào tạo tại Trung tâm Liên kết tài chính toàn cầu thuộc FSA. Với hoạt động đào tạo này, chúng tôi đang đầu tư nguồn lực cho việc hỗ trợ phần mềm, hướng tới hoàn thiện hạ tầng tài chính của Việt Nam.

Bản thân tôi khi còn là Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao đã nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa hai nước. Tháng 11/2006, trong chuyến thăm Việt Nam trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, tôi đã nhất trí với Chính phủ Việt Nam về việc hoàn thiện cơ chế xúc tiến đầu tư, mở rộng hợp tác thương mại song phương. Tháng 11/2008, trên cương vị Thủ tướng, tôi đã hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Chúng tôi đã nhất trí tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ Nhật - Việt.

Để Việt Nam và Nhật Bản cùng phát triển, trên cương vị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính kiêm Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng nội các Nhật Bản (phụ trách tài chính), tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngày càng phát triển và sâu sắc hơn.

日越協力関係の深化への取り組み

麻生太郎

今年、外交関係樹立45周年を迎え、政治、経済、人的交流等の分野で、両国の関係がますます発展していることを、大変うれしく思います。昨年は、天皇皇后両陛下がベトナムを訪問され、今年5月にはクアン国家主席が訪日されるなど、1年を通じて日越両国の国家元首レベルでの間断なき交流が行われていますが、それに加え、経済面でも、官民等の様々なレベルで交流があります。日本にとって、ベトナムは多くの戦略的利益を共有する重要なパートナーであり、ベトナムの持続的な経済発展は、日本にとっても非常に重要と考えています。

また、来年は、日本がG20の議長国を務めることとなりますが、財務トラックでは、例えば、

・膨大なインフラ需要を抱えるアジア・太平洋地域において、持続的な経済発展のための「自律的循環」を強力に推し進めることに繫がる「質の高いインフラ投資」を途上国が主体的に実施できるよう、ガバナンス面に焦点を当てた「質の高いインフラ」に係る原則のアップグレードや、インフラプロジェクトの組成からファイナンス、すなわち上流から下流までの一貫した支援

メニューの整備

・ 途上国の債務状況が悪化する中、債務国・債権者両面からの債務透明性の向上を通じた低所得国の債務持続性の確保

・少子高齢化への対応、特に、これがマクロ経済に与える影響、労働供給の減少への対応、世代間公平性の確保、高齢者の金融包摂

などを議論することを考えています。来年のG20プロセスをより実り多いものとするために、貴国からのインプットがあれば積極的に取り上げたいと考えています。

以下、経済の自律的循環を意識しつつ、日本がベトナムの持続的な経済発展に向けて行っている近年の具体的な協力事例をいくつかご紹介します。

第一に、日本は、1992年のODA再開以降、最大の供与国として、ベトナムの開発と発展に貢献しています。日本は、当初から、ハードとソフトを両輪とした支援の重要性を認識しており、南北高速道路建設等のインフラ整備を行うとともに、日越大学やIMF、ADB等の日本信託基金等を通して、人材育成を行ってきました。また、税関の通関システム(VNACCS)の導入に向け、システム構築のための無償資金協力を提供するとともに、専門家を派遣して人材育成・助言を行いました。さらに、本年5月の日越首脳会議の際には、職業教育・訓練強化に関する円借款の供与の方針をお伝えしたところです。今後とも、ベトナムの持続的成長のため、国際スタンダードに則った質の高いインフラ整備、産業競争力強化、人材育成等の支援を行っていきます。

 第二に、日本を含む海外からの投資を拡大することで、ベトナムの経済発展に寄与すべく、引き続き協力していきます。日越間では、2003年に開始した官民連携の「日越共同イニシアティブ」等の対話の場を通じて、投資環境整備に向けた協議を行っています。ベトナム政府の尽力により、ベトナムは日本企業にとって非常に魅力的な生産拠点及び市場となりました。例えば、ベトナムに進出した日系企業数は、毎年増えており、昨年末段階では約1,750社で、10年前の2倍以上に増えています。また、2017年のベトナムへの新規対内直接投資額では、日本は第1位で、現在、PPPによるインフラ整備案件の準備が数件進んでいるところです。今後とも、「日越共同イニシアティブ」等の対話の場を活用して、ベトナムの産業競争力向上に向けた協力を推進していきます。

 第三に、ベトナム経済の持続的な発展に不可欠な金融安定と成長資金の確保に向け、金融インフラの整備・改善の面で二国間の協力を強化します。これまでの実績としては、例えば、JICAを通じて、2014年~2017年まで、国営企業改革、銀行改革に関する技術支援を行いました。また、ASEAN事務局にある日本基金を通じて、2004年より、債券市場育成に向けた技術支援を断続的に実施しています。さらには、2014年に、日本の金融庁は、ベトナム財政省、国家銀行及び国家証券委員会と、それぞれ金融技術協力に関する書簡交換を行いました。2015年12月には、現地で保険監督セミナーを開催、また、金融庁のグローバル金融連携センターによるベトナム金融当局者の研修受け入れといった技術支援を実施することで、ベトナムの金融インフラの整備に向けたソフト面での支援にも力を入れています。

私は、総理大臣や外務大臣を務めていた頃より、2006年に日越両国間で合意された「アジアにおける平和と繁栄のための戦略的パートナーシップ」の発展を推進してきました。2006年11月に外務大臣としてベトナムを訪問した際には、両国の投資促進、貿易拡大のための制度整備について合意しました。また、2008年11月に総理大臣として当時のグエン・ミン・チエット国家主席と会談した際には、両国関係を引き続き強化・拡大していくことで一致したところです。日越両国が共に発展していくためにも、金融分野を含む様々な面での協力関係が更に進展し、両国間の交流が深化していくよう、副総理、及び財務大臣兼内閣府特命担当大臣(金融担当)として引き続き尽力していきたいと思います。

麻生太郎

日本国副総理、財務大臣

内閣府特命担当大臣(金融)

pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang mở ra những triển vọng to lớn

Ngày 26/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, do ...

pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac Việt Nam – Nhật Bản: Mối quan hệ chân thành và tin cậy

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản cho rằng, tình hữu nghị, chân thành và độ tin cậy cao về ...

pho thu tuong nhat ban taro aso no luc de quan he hop tac nhat viet ngay cang sau sac Phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10

Sáng ngày 13/09, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono ...

Đọc thêm

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức có thể phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay, mang lại hy vọng nước này có thể thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm kéo ...
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 1/5. dự đoán XSMT ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động