Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra những triệu chứng nhẹ hơn các biến thể trước đây. (Nguồn: ArabiaWeather) |
Khi được hỏi liệu có cần một loại vaccine đặc hiệu cho Omicron hay không, ông Abdi Mahamud cho rằng còn quá sớm để nói về điều này.
Tuy nhiên, đại diện WHO nhấn mạnh, cần có sự phối hợp của quốc tế và không nên phó mặc cho khu vực thương mại tự quyết định vấn đề này.
* Cùng ngày 4/1, Hạ viện Philippines đã tiến hành phong tỏa trụ sở để hạn chế sự lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
Theo thông báo của Tổng Thư ký Hạ viện Philippines Mark Llandro Mendoza, cơ quan này đang trong quá trình phong tỏa để ngăn chặn biến thể Omicron lây lan nhằm đảm bảo an toàn cho các thành viên của Hạ viện cũng như Ban thư ký Hạ viện và toàn thể nhân viên.
Cho đến nay, Hạ viện Philippines chưa ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron. Dự kiến, lưỡng viện Quốc hội Philippines sẽ hoạt động trở lại vào ngày 17/1.
Số ca mắc mới Covid-19 tại nước này mới đây đã tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng. Sau khi phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng, Bộ Y tế Philippines cảnh báo số ca mắc mới sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những ngày tới.
Thông báo từ chính phủ nêu rõ, các tỉnh Blacan, Cavite và Rizal lân cận thủ đô Manila đã nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao thứ 3 kể từ ngày 5/1.
Theo các quy định mới có hiệu lực đến giữa tháng 1, những người chưa tiêm phòng phải ở trong nhà và chỉ ra ngoài khi cần mua đồ thiết yếu hoặc tập thể dục.
Các nhà hàng, công viên, nhà thờ và cơ sở thẩm mỹ sẽ phải giảm công suất hoạt động, trong khi các lớp học trực tiếp và hoạt động thể thao có tiếp xúc sẽ tạm dừng.
Đến nay, Philippines đã ghi nhận hơn 2,8 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 51.000 ca tử vong.
* Ngày 3/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này đã chuẩn bị 120.000 giường bệnh cũng như các trang thiết bị và vật tư y tế để ứng phó với các đợt lây nhiễm Covid-19 mới do biến thể Omicron gây ra.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Budi nêu rõ, Indonesia sẽ dành 30% trong số 400.000 giường bệnh trên cả nước, tương đương 120.000 giường, để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19.
Đến nay, các bệnh viện và cơ sở y tế tại nước này mới sử dụng khoảng 2.400-2.500 giường bệnh và vẫn còn hơn 110.000 giường dành cho các bệnh nhân Covid-19.
Chính phủ Indonesia cũng lắp đặt bổ sung các thiết bị sản xuất oxy phòng trường hợp số ca lây nhiễm tăng đột biến như hồi tháng 7 năm ngoái khi nhu cầu oxy y tế tăng hơn gấp ba lần từ mức trung bình 700 tấn lên 2.200 tấn mỗi ngày.
Bộ trưởng Budi cho hay, chính phủ Indonesia đã mua 16.000 máy tạo oxy mới và sẽ cung cấp cho tất cả các bệnh viện trong cả nước, đặc biệt là những nơi còn khan hiếm. Số máy này có thể sản xuất 800 tấn oxy mỗi ngày.
Ngoài việc chuẩn bị các trang thiết bị y tế, nhu cầu về thuốc Molnupiravir trong điều trị Covid-19 sẽ được đáp ứng nhờ các hợp đồng mua sắm bổ sung của chính phủ.
Theo đó, Molnupiravir có thể làm giảm tỷ lệ nhập viện ở các bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 có mức độ bão hòa oxy trên 94%.
| Covid-19 chiều 4/1: Số mắc mới giảm, 10.864 ca trong cộng đồng, còn hơn 6.600 bệnh nhân nặng Theo Bản tin ngày 4/1 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, tính đến nay, Việt Nam ghi nhận 14.861 ca nhiễm ... |
| Bất động sản mới nhất: Địa ốc vẫn sáng cửa hút tiền, chuyên gia mách nước để không xảy ra ‘bong bóng’ Có nhiều yếu tố hứa hẹn sự tăng trưởng của thị trường trong năm 2022, giải pháp để giá địa ốc không leo thang, 7 ... |