Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gặp gỡ 7 tập đoàn lớn của Bồ Đào Nha

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Bồ Đào Nha, sáng 27/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi gặp gỡ với các lãnh đạo của 7 tập đoàn kinh tế của tư nhân và của Chính phủ Bồ Đào Nha- lực lượng đã tham gia tích cực vào cải tổ nền kinh tế từ sau khủng hoảng tài chính 2008- 2009.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180128185807 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm làm việc tại Bồ Đào Nha
tin nhap 20180128185807 Hình thành và phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ giáo dục, y tế

Sự kiện do Tập đoàn VinaCapital phối hợp với các doanh nghiệp Bồ Đào Nha tổ chức tại thủ đô Lisbon còn có sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam. Các doanh nghiệp tham dự buổi gặp mặt đều là những doanh nghiệp hàng đầu của Bồ Đào Nha trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính (Công ty Expand Capital, Công ty ASK), bán lẻ ( Công ty SFMS), đầu tư và quản lý hạ tầng, y tế (Công ty Jose de Mello), du lịch (Công ty PortoBay), giấy, năng lượng tái tạo (Công ty Queroz Pereina),... Ngoài chiếm lĩnh thị trường ở trong nước, các doanh nghiệp này còn vươn ra toàn châu Âu và các khu vực khác ở châu Phi, Mỹ La tinh,...

tin nhap 20180128185807
Phó Thủ tướng gặp gỡ các tập đoàn hàng đầu của Bồ Đào Nha.

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho rằng nền kinh tế Bồ Đào Nha và Việt Nam có sự tương đồng và với kinh nghiệm mà Bồ Đào Nha đã thực hiện để vực dậy từ khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ là bài học hữu ích và củng cố thêm cho chủ trương, giải pháp mà Chính phủ Việt Nam triển khai trong thời gian tới.

Theo ông Bernardo Trindade, Chủ tịch Tập đoàn Portugal In (tập đoàn hoạt động như một ủy ban do Thủ tướng Bồ Đào Nha thành lập để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp rời nước Anh sau Brexit), Bồ Đào Nha đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất với một nước phát triển từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008- 2009. Với gói cứu trợ khoảng 80 tỷ Euro của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Bồ Đào Nha đã bắt tay cải tổ triệt để, tái cấu trúc và bán các công ty nhà nước, các ngân hàng hoạt động kém cho tư nhân và nước ngoài; thu hút mạnh mẽ khu vực tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, dịch vụ công, đồng thời triển khai các chính sách mới để tạo nền tảng cho tăng trưởng dài hạn.

tin nhap 20180128185807
Phó Thủ tướng gặp gỡ các tập đoàn hàng đầu của Bồ Đào Nha.

Sau 5 năm thực hiện tái cấu trúc với sự tham gia tích cực của khối tư nhân và điều tiết của Chính phủ, Bồ Đào Nha đã hoàn tất cải tổ kinh tế vào giữa năm 2014, không cần tới sự hỗ trợ bằng vốn của quốc tế; tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế cao gấp đôi so với bình quân khu vực sử dụng đồng Euro.

Ông Bernardo Trindade cho rằng để tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế, Bồ Đào Nha cần phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn nữa. “Chúng tôi có khả năng trỗi dậy trở thành một trung tâm mới của châu Âu khi đưa ra chính sách tốt thu hút các doanh nghiệp rời nước Anh sau Brexit tới đầu tư”, Chủ tịch của Portugal In cho biết.

Ông Carlos Alves, cố vấn chủ chốt của Tập đoàn Queroz Perrira- tập đoàn hàng đầu về sản xuất xi măng và đưa Bồ Đào Nha trở thành nước sản xuất giấy trắng không tráng lớn nhất thế giới với thương hiệu giấy A4 Navigator, chia sẻ: “Khi tư nhân tham gia ngày càng nhiều vào nền kinh tế thì sẽ tăng tổng cầu, kích thích sản xuất phát triển và gia tăng năng lực quản trị và cạnh tranh của doanh nghiệp như Bồ Đào Nha đã làm với ngành sản xuất giấy, xi măng, vật liệu xây dựng vốn gặp nhiều khó khăn từ trước”.

Đồng tình với ý kiến của nhiều lãnh đạo tập đoàn của Bồ Đào Nha, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định nhất quán chủ trương hợp tác liên kết, hội nhập quốc tế về kinh tế sâu rộng và coi trọng kinh tế tư nhân để phát triển bền vững. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã đổi mới mạnh mẽ thể chế kinh tế, xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ doanh nghiệp và người dân, coi khối tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.

tin nhap 20180128185807
Phó Thủ tướng dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Bồ Đào Nha.

Nhờ đó, kinh tế Việt Nam dần phục hồi đà tăng trưởng và đạt mức tăng kỷ lục vào năm 2017. Năm 2017 cũng là năm nền kinh tế Việt Nam có nhiều “kỷ lục” được xác lập: 130.000 doanh nghiệp thành lập mới, thu hút 30 tỷ USD đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, thu hút 13 triệu khách du lịch quốc tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 420 tỷ USD- gấp 1,93 lần quy mô của nền kinh tế,... Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều nâng hạng mạnh mẽ các chỉ số về năng lực cạnh tranh quốc gia và môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017.

“Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các chủ trương đổi mới thể chế kinh tế, hoàn thiện luật pháp để Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.

Phó Thủ tướng nêu rõ: “Việt Nam coi trọng các hiệp định hương mại tự do (FTA) với các đối tác vì việc đàm phán các FTA không chỉ nhằm mục tiêu mở cửa thị trường mà còn là sự khẳng định cam kết hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam, đồng thời  là bước đi quan trọng tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển”. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã và đang tích cực thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các FTA, trong đó có FTA Việt Nam - EU (EVFTA).

Với những thuận lợi đó, Phó Thủ tướng cũng kêu gọi các tập đoàn của Bồ Đào Nha tăng cường tìm hiểu để hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực mà Bồ Đào Nha có thế mạnh và phù hợp với nhu cầu thu hút đầu tư của Việt Nam theo các thoả thuận của lãnh đạo Chính phủ hai bên đã xác định từ năm 2015.

“Hiện nay Bồ Đào Nha mới hợp tác, đầu tư vào Việt Nam ở lĩnh vực dịch vụ khoa học công nghệ, kiến trúc và du lịch với tổng giá trị khoảng vài trăm nghìn Euro, là con số quá khiêm tốn khi hai nước còn rất nhiều tiềm năng hợp tác về công nghiệp chế tạo (bao gồm cả gồm công nghiệp hỗ trợ), công nghệ cao, phát triển hạ tầng, môi trường, nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, dược phẩm, sinh học, xây dựng, dịch vụ chất lượng cao, tài chính - ngân hàng...”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.

Ngoài ra, khi đầu tư tại Việt Nam và có tỷ lệ nội địa hoá lên tới 40%, các tập đoàn của Bồ Đào Nha có thể xâm nhập thị trường ASEAN rộng lớn, năng động và nhiều thị trường khác thông qua các FTA mà Việt Nam tham gia.

Bồ Đào Nha muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha Augusto Santos Silva và cùng chủ trì toạ đàm doanh nghiệp Bồ Đào Nha- Việt Nam với sự tham dự của 50 doanh nghiệp Bồ Đào Nha.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tích cực của quan hệ hai nước trong thời gian qua, nhất là với các chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 6/2015 và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tháng 5/2017; nhất trí cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, giao lưu văn hoá….

tin nhap 20180128185807
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Ngoại giao Bồ Đào Nha Augusto Santos Silva.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh Chính phủ hai nước cần quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường của nhau, đầu tư vào các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và có nhu cầu, có thể bổ sung cho nhau; đề nghị Bồ Đào Nha thúc đẩy việc sớm ký và phê chuẩn FTA Việt Nam - EU để làm đòn bẩy đưa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam EU phát triển mạnh mẽ.

Bộ trưởng Augusto Santos Silva đánh giá cao sự phát triển kinh tế cũng như vai trò của Việt Nam trong khu vực, cho rằng đây là tiền đề để mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai nước và qua Việt Nam với ASEAN, khẳng định Bồ Đào Nha ủng hộ việc sớm ký kết FTA Việt Nam- EU.

Chính phủ Bồ Đào Nha cũng mong muốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Bồ Đào Nha, đồng thời thông qua đó để có thể tiếp cận thị trường châu Âu cũng như khu vực các nước nói tiếng Bồ Đào Nha tại châu Phi và Mỹ La tinh. Bộ trưởng Augusto Santos Silva cho biết các doanh nghiệp Bồ Đào Nha bày tỏ quan tâm đến Việt Nam, mong muốn được kết nối với các đối tác của Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, xuất nhập khẩu nông sản, dược phẩm, du lịch...; thông qua Việt Nam tiếp cận các đối tác và thị trường ASEAN.

Về các vấn đề quốc tế, hai bên đánh giá cao sự phối hợp tại các diễn đàn đa phương thời gian qua và khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trong thời gian tới.

tin nhap 20180128185807
Tiếp tục đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực

Chiều 23/01 và sáng 24/01 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục tham dự các hoạt động tại Hội nghị thường ...

tin nhap 20180128185807
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Tập đoàn Zurich Airport

Sáng 22/1 (giờ địa phương) trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (Thuỵ Sỹ), ...

tin nhap 20180128185807
Kinh tế tập thể phải chuyển biến căn bản trong năm 2018

Năm 2017, kinh tế tập thể, HTX đã có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng và cần phải đạt được ...

PV

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động