Sau một tuần bỏ phiếu kín và đàm phán căng thẳng, các đảng Italy đã nhất trí bầu lại ông Sergio Mattarella làm tổng thống nhiệm kỳ thứ hai kéo dài 7 năm. Như vậy, Thủ tướng Mario Draghi, ứng cử viên hàng đầu thay thế ông Mattarella, sẽ tiếp tục giữ vai trò hiện tại cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2023.
Tổng thống Italy Sergio Mattarella (trái) tiếp tục tại vị đồng nghĩa rằng ông Mario Draghi sẽ tiếp tục lãnh đạo Rome tới năm 2023. (Nguồn: AFP) |
Nhiều đảng phái ở Italy ban đầu không đồng ý bầu lại ông Mattarella vào vị trí Tổng thống, vốn có vai trò mang tính lễ nghi nhưng lại có quyền lựa chọn thủ tướng. Thực tế cho thấy sau tận 8 vòng bỏ phiếu, họ mới đạt được đồng thuận về lựa chọn này, chủ yếu là do bế tắc chính trị và liên quan đến việc thiếu các giải pháp thay thế khả thi, chứ không phải là do một chiến lược chính trị rõ ràng của liên minh cầm quyền.
Tuy vậy, không khó để thấy ông Mattarella tái đắc cử Tổng thống là kết quả tốt nhất, trong bối cảnh châu Âu đang gặp nhiều khó khăn. Đây là một tin tuyệt vời không chỉ đối với Italy, mà còn với EU và Mỹ vì 3 lý do sau đây.
Thực hiện kế hoạch phục hồi EU
Đầu tiên, ông Mattarella làm Tổng thống sẽ giúp Italy thực hiện đúng kế hoạch phục hồi của EU. Năm 2021, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Thủ tướng Mario Draghi đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế của Rome sau dịch Covid-19, sử dụng ngân sách cùng hơn 220 tỷ Euro tiền hỗ trợ của EU. Ông Draghi cũng đạt thỏa thuận với Ủy ban châu Âu để giải ngân quỹ này.
Sự thành công của kế hoạch phục hồi EU tại Rome có ý nghĩa quan trọng toàn khối, bởi Italy hiện là nước nhận tài trợ lớn nhất. Việc không giải ngân tốt số tiền này sẽ gây ra hậu quả đáng kể cho khả năng cạnh tranh của Italy nói riêng và EU nói chung.
Do đó, việc ông Mattarella và ông Draghi tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đến năm 2023 sẽ góp phần đảm bảo kế hoạch phục hồi của Italy tiếp tục được triển khai như kỳ vọng.
Việc ông Mattarella và ông Draghi tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đến năm 2023 sẽ góp phần đảm bảo kế hoạch phục hồi của Italy tiếp tục được triển khai như kỳ vọng. |
Ổn định thị trường tài chính
Thêm vào đó, kết quả trên sẽ góp phần khôi phục, duy trì sự ổn định thị trường tài chính. Italy cần cả một Tổng thống có uy tín quốc tế và chính phủ ổn định trong thời gian tới để tránh phát đi những tín hiệu nguy hiểm đến các thị trường vốn đã bất ổn.
Áp lực lạm phát ngày càng tăng, tình trạng bấp bênh về việc các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất mạnh, các chương trình nới lỏng định lượng nhằm tạo ra tiền đề hỗ trợ các nền kinh tế đã góp phần dẫn đến tình trạng bán tháo trên thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu.
Quan trọng hơn, nền tài chính công của Italy phụ thuộc vào khả năng vay tiền với lãi suất hấp dẫn. Ngày ông Draghi được bổ nhiệm làm Thủ tướng, mức chênh lệch giữa lãi suất mà Đức và Italy có thể đi vay thông qua trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 0,9%, thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
Mức chênh lệch hiện là 1,3% và Rome cần giữ cho con số này không tăng, đồng nghĩa rằng giới đầu tư phải tiếp tục tin tưởng vào kế hoạch phục hồi nền kinh tế của Italy sau đại dịch.
Ông Mattarella và ông Draghi sẽ mang lại sự ổn định cần thiết cho thị trường tài chính Italy - Ảnh: Ngân hàng Trung ương Italy. (Nguồn: Wikiwand) |
Trong bối cảnh đó, ông Mattarella là một thế lực thân châu Âu, góp phần mang lại ổn định cho Italy, đồng thời đảm bảo rằng ông Draghi giữ chức Thủ tướng cho đến năm 2023. Ngoài ra, nhìn vào bầu cử tại Italy năm 2023, cần nhớ rằng tổng thống không chỉ có quyền lựa chọn thủ tướng, mà còn có thể phê chuẩn (hoặc bác bỏ) quyết định bổ nhiệm tất cả các bộ trưởng trong chính phủ, hay thậm chí giải tán Quốc hội.
Tiếng nói trọng lượng trong EU
Cuối cùng, khi Pháp bầu cử tổng thống vào tháng 4 và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cần thời gian bắt nhịp với chính sách đối ngoại của châu Âu, Italy sẽ đóng vai trò không nhỏ trong xác định quan điểm của EU về Nga và Trung Quốc thời gian tới.
Mỹ và các đồng minh NATO khác ngày càng lo ngại về khả năng xung đột giữa Nga và Ukraine, khi các cuộc thương lượng cho cuộc khủng hoảng chưa đạt kết quả. Trong bối cảnh đó, EU cần sự lãnh đạo mạnh mẽ thời gian tới. Italy, dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Draghi và hỗ trợ từ Tổng thống, Tổng Tư lệnh Quân đội Mattarella, sẽ góp phần quan trọng trong thể hiện lập trường của EU một khi xung đột nổ ra.
Khi Pháp bầu cử tổng thống vào tháng 4 và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cần thời gian bắt nhịp với chính sách đối ngoại của châu Âu, Italy sẽ đóng vai trò không nhỏ trong xác định quan điểm của EU về Nga và Trung Quốc. |
Ngoài ra, Mỹ và phương Tây cho rằng xung đột ở Ukraine sẽ khiến Trung Quốc quyết đoán hơn. Nếu họ tiến tới áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn với chính quyền của ông Vladimir Putin, Moscow trở nên phụ thuộc hơn vào Bắc Kinh.
Không loại trừ nguy cơ Mỹ sẽ bị cô lập nếu các nền kinh tế lớn nhất của EU cản trở hành động cứng rắn của ông Joe Biden bằng cách tiếp tục hòa giải với Nga.
Trong trường hợp đó, chính phủ Italy do Thủ tướng Mario Draghi và Tổng thống Sergio Mattarella có thể là một đồng minh NATO đáng tin cậy, được cộng đồng quốc tế tôn trọng, điều Mỹ thực sự cần trong khoảng thời gian khó khăn hiện nay.
| Covid-19: Italy 'tiếp tục con đường mở cửa trở lại', Hàn Quốc gia hạn quy định giãn cách xã hội Chính phủ Italy ngày 3/2 đã quyết định nới lỏng một số hạn chế phòng dịch Covid-19, bao gồm việc mở cửa trường học. |
| Ngày bỏ phiếu thứ 4 kết thúc bất định, danh tính Tổng thống mới của Italy vẫn là ẩn số Ngày 27/1, ngày bỏ phiếu thứ 4, các nghị sĩ và đại diện vùng của Italy vẫn chưa bầu được tổng thống mới. Các đảng ... |