Tuyên bố đối thoại 'chưa chết', Tổng thống Putin muốn tháo ngòi khủng hoảng Ukraine?

Vy Vy
Xác định sẽ 'không có người chiến thắng' nếu như khủng hoảng Ukraine bị đẩy đi quá xa, Tổng thống Putin đã có những động thái tránh làm leo thang cuộc khủng hoảng và tìm kiếm một số hình thức hòa hợp với phương Tây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tuyên bố đối thoại chưa 'chết', Tổng thống Putin muốn 'tháo ngòi' khủng hoảng Ukraine?
Tổng thống Putin trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Pháp về khủng hoảng Ukraine ngày 28/1. (Nguồn: Reuters)

Kịch bản "không có người chiến thắng"

Đằng sau những chỉ trích gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắm vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hiện có nhiều dấu hiệu thăm dò cho thấy ông chủ Điện Kremlin muốn tránh làm leo thang cuộc khủng hoảng Ukraine và tìm kiếm một số hình thức hòa hợp với phương Tây.

Ngày 8/2, ông Putin lần thứ hai trong tuần cảnh báo rằng các nước châu Âu sẽ tự động bị cuốn vào một cuộc chiến với Nga, trong đó "sẽ không có người chiến thắng" nếu Ukraine gia nhập NATO và sau đó cố chiếm lại bán đảo Crimea, vốn bị Nga sáp nhập năm 2014.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo kết thúc sau 1 giờ sáng tại Điện Kremlin, ông lại cho biết đối thoại vẫn chưa “chết”, và rằng một số đề xuất từ Mỹ và NATO là đáng thảo luận, và Nga sẽ làm "mọi thứ để tìm ra những thỏa hiệp phù hợp với tất cả mọi người".

Sau hơn 3 tháng căng thẳng leo thang do Nga tăng cường hơn 100.000 binh lính gần biên giới Ukraine, ý định của ông Putin vẫn chưa thực sự rõ ràng. Cuối tuần trước, Nhà Trắng cho biết ông Putin có thể ra lệnh tấn công trong vòng vài ngày hoặc vài tuần tới.

Tuy nhiên, hai nhà phân tích tại Moscow chuyên giải mã các tín hiệu từ Điện Kremlin cho rằng, những bình luận vào đêm khuya của ông Putin sau nhiều giờ hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho thấy ông rất nghiêm túc trong việc đàm phán.

Andrey Kortunov, người đứng đầu Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, cho biết: “Tất nhiên ông ấy (Putin) vẫn giữ lập trường của mình, nhưng tôi không cảm thấy rằng ông ấy muốn làm leo thang căng thẳng... Có lẽ bạn sẽ không nói chuyện với đối thủ trong 7 tiếng đồng hồ nếu bạn chỉ muốn thuyết giảng họ và đóng hồ sơ lại".

Ông Putin đã ra lệnh điều động hơn 100.000 binh lính Nga gần biên giới với Ukraine, đồng thời nhấn mạnh các yêu cầu cốt lõi được nhắc lại hôm 8/2 về việc không mở rộng NATO, không triển khai tên lửa gần biên giới Nga và thu hẹp cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở châu Âu xuống mức tương đương năm 1997.

Tổng thống Putin phàn nàn rằng Mỹ và NATO đã "bỏ qua" những điều này trong các phản hồi chính thức mà họ gửi tới Moscow ngày 26/1.

Tuy nhiên, theo một thông tin bị rò rỉ, Washington đã sẵn sàng tham gia một thỏa thuận “có đi có lại” về việc không triển khai tên lửa và lực lượng chiến đấu ở Ukraine, đồng thời đàm phán về một "cơ chế minh bạch" để xác nhận rằng Mỹ không đặt tên lửa hành trình Tomahawk tại các khu vực phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Romania.

Phiên bản hồi sinh của Thỏa thuận Minsk

Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập của tạp chí Russia in Global Affairs, cho rằng nếu Moscow không thể buộc phương Tây cam kết không để Ukraine gia nhập NATO, họ có thể tìm kiếm 'một phiên bản hồi sinh' của các thỏa thuận hòa bình Minsk vào năm 2014 và 2015.

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Putin nhấn mạnh rằng không có giải pháp thay thế nào cho các thỏa thuận trên, vốn đặt ra quy chế hiến pháp đặc biệt cho 2 khu vực phía Đông Ukraine, nơi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn chiến đấu với quân đội Ukraine kể từ năm 2014.

Tuy nhiên, ông Lukyanov cho rằng có thể những khuôn khổ của một thỏa thuận mới sẽ được hình thành, từ một số hình thức giải quyết xung đột, kết hợp với tuyên bố về các thỏa thuận an ninh mới ở châu Âu theo đường lối mà Tổng thống Macron đã đề xuất, cũng như các biện pháp mới về kiểm soát vũ khí mà Washington sẵn sàng thảo luận. Ông Lukyanov nói: “Tôi lạc quan, nhưng đồng thời cũng rất thận trọng”.

Trong khi đó, những ngày qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiết lộ thông tin tình báo của nước này về hiện trạng ở khu vực biên giới Nga-Ukraine. Theo đó, Nga đang có 110.000 binh lính tại khu vực này, tương đương gần 70% số lượng 150.000 binh lính cần thiết cho một cuộc xâm lược toàn diện, và nhiều khả năng được phát động vào trung tuần tháng 2 này.

Tuy nhiên, những nhân tố quan trọng đang tìm cách hạ mức cảnh báo của Mỹ. Hôm 6/2, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên mạng xã hội Twitter: “Đừng tin vào những dự đoán về ngày tận thế”.

Trong một động thái có phần nhượng bộ, tuần trước, Nhà Trắng đã đánh giá lại nguy cơ xâm lược ở mức “sắp xảy ra”. Động thái này được đưa ra không lâu sau khi giới chức châu Âu bày tỏ quan ngại về tuyên bố của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Cuối tháng 1/2022, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Joseph Borell cho biết: “Chúng ta biết rất rõ về mức độ của các mối đe dọa và cả cách phản ứng cần thiết, và tất nhiên chúng ta cần tránh những hành động gây hoang mang”.

Tuy nhiên, ngày 6/2, khi đứng cạnh Ngoại trưởng Blinken ở Washington, ông Borell dường như lại tỏ thái độ ủng hộ cảnh báo của Mỹ. Ông nói: “Theo cách hiểu của tôi, chúng ta đang ở vào thời điểm an ninh châu Âu gặp nhiều nguy hiểm nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh... 140.000 binh lính tập trung tại khu vực biên giới không chỉ để ‘uống trà’!”.

Cũng trong ngày 6/2, Ngoại trưởng Blinken cho hay: “Giải pháp tốt nhất cho nạn tin giả là đưa ra thông tin chính xác, và đó là điều chúng tôi đang cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình”.

Năng lượng châu Âu: Đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga!

Năng lượng châu Âu: Đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga!

Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu hiện tại cho thấy cả Mỹ và các đồng minh xuyên Đại Tây Dương cần tăng cường hợp ...

Nga nêu các điều kiện để giảm leo thang nhanh chóng ở Ukraine

Nga nêu các điều kiện để giảm leo thang nhanh chóng ở Ukraine

Ngày 9/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, việc giảm leo thang căng thẳng ở Ukraine, vốn "đã được các ...

(theo AFP, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động