Quần đảo Solomon - 'Vòng eo' vô cùng quan trọng ở Thái Bình Dương

Phương Hà
Một thỏa thuận an ninh giữa Solomon với Trung Quốc đang khiến Mỹ và các quốc gia khu vực Thái Bình Dương lo lắng và quan ngại vì nguy cơ Bắc Kinh có thể triển khai lực lượng quân sự, gây bất ổn định khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vai trò quan trọng của Quần đảo Solomon ở Thái Bình Dương
Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh năm 2019. (Nguồn: Reuters)

Vấn đề "đặc biệt đáng quan tâm"

Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare được cho là đã ký một thỏa thuận an ninh mới với Trung Quốc và bản thảo của thỏa thuận bí mật đã bị rò rỉ cách đây 3 tuần.

Bản thỏa thuận nêu rõ rằng Trung Quốc sẽ được phép cử lực lượng an ninh đến Solomon theo yêu cầu của chính phủ nước này.

Vào thời điểm bản thỏa thuận bị rò rỉ, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho rằng đây là một vấn đề “đặc biệt đáng quan tâm”. Trong khi đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng đó thực sự là “một vấn đề gây lo ngại đối với khu vực”.

Tuy nhiên, ngày 17/4, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho rằng vấn đề đã được giải quyết. Khi phóng viên David Speers của kênh truyền thông ABC đặt câu hỏi: “Thủ tướng Sogavare cho biết ông vẫn giữ kế hoạch thực hiện thỏa thuận này, ông nói nó không liên quan đến một căn cứ quân sự. Bà có tin những gì ông Sogavare nói không?”

Bà Payne đã trả lời: “Tôi nghĩ đó là những lời đảm bảo rất quan trọng và chắc chắn đó là những đảm bảo mà chúng tôi mong muốn”.

Ngoại trưởng Australia nói thêm: “Chúng tôi tin rằng 'gia đình Thái Bình Dương' gồm những quốc gia có phản ứng tốt nhất đối với các vấn đề an ninh ở khu vực Thái Bình Dương”.

Thế nhưng, Washington có vẻ như vẫn chưa cảm thấy an tâm. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 18/4 cho rằng việc ký kết thỏa thuận "có thể làm gia tăng tình trạng bất ổn ở quần đảo Solomon và sẽ đặt ra một tiền lệ đáng quan ngại đối với toàn bộ khu vực rộng lớn hơn ở Thái Bình Dương".

Ông Ned Price nêu rõ: "Bản chất bao trùm thỏa thuận an ninh này là mở đường cho việc triển khai các lực lượng quân sự của Trung Quốc tại Quần đảo Solomon".

Dự kiến, trong tuần này, một phái đoàn của Mỹ sẽ đến thăm Quần đảo Solomon. Một trong những nội dung chính của chuyến đi này sẽ là việc giới chức Nhà Trắng thảo luận với chính quyền chủ nhà về việc mở cửa trở lại đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Honiara.

Phái đoàn này do hai quan chức Mỹ dẫn đầu là Điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Kurt Campbell và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink.

Tin liên quan
Việt Nam nêu quan điểm về thoả thuận an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon Việt Nam nêu quan điểm về thoả thuận an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

Đại sứ quán của Mỹ ở thủ đô Honiara đã bị đóng cửa từ năm 1993. Washington đưa ra tuyên bố về việc mở cửa trở lại đại sứ quán này từ hồi tháng 2 năm nay trước khi có những thông tin bị rò rỉ về thỏa thuận giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon.

Tuy nhiên, vào thời điểm Mỹ đưa ra tuyên bố đó, quan ngại về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt ở Quần đảo Solomon có vị trí địa lý quan trọng chiến lược, đã ngày càng gia tăng.

"Con đường huyết mạch"

Có 2 lý do cho thấy thỏa thuận an ninh mới giữa Solomon với Trung Quốc là mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu đối với an ninh của Australia, New Zealand và khu vực.

Đầu tiên, cần lưu ý đến những lợi ích chiến lược. Quần đảo Solomon nằm ở trung tâm chiến lược khu vực, tại “vòng eo” tiếp nối giữa Australia, New Zealand với thế giới. Bên nào có khả năng kiểm soát quyền tiếp cận "vòng eo" này thì có thể kiểm soát “con đường huyết mạch” từ Australia đến Mỹ.

Thứ hai, Australia không thể tin tưởng vào sự đảm bảo của Thủ tướng Sogavare. Thông tin của dự thảo thỏa thuận với Bắc Kinh chỉ được biết đến sau khi chúng bị rò rỉ.

Nó cũng cho thấy rằng ông Sogavare đang đàm phán để cho phép Trung Quốc bí mật đưa hàng chục loại vũ khí, bao gồm súng lục, súng trường và súng máy, vào Honiara.

Thậm chí, ngay cả khi ông Sogavare khẳng định sẽ không đồng ý cho phép xây dựng một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Solomon, thì bản thân dự thảo thỏa thuận vẫn có hai nguy cơ tiềm tàng:

Điều 1 của thỏa thuận nói rằng “Trung Quốc có thể, theo nhu cầu của riêng nước này và với sự đồng ý của Quần đảo Solomon, thực hiện các chuyến thăm hàng hải, thực hiện bổ sung hậu cần và có điểm dừng chân và chuyển tiếp ở Quốc đảo Solomon”. Không có bất kỳ điều khoản nào trong thỏa thuận ngăn cản các tàu hải quân của Trung Quốc.

Điều 7 nói rằng “Hiệp định khung có thể được sửa đổi và bổ sung khi có sự đồng thuận bằng văn bản”. Vì vậy, thỏa thuận có thể được mở rộng bất cứ lúc nào.

Ngoại trưởng Payne nói rằng Diễn đàn các quần đảo Thái Bình Dương có thể thảo luận về "vấn đề bí mật". Tuy nhiên điều này khá khó khăn vì diễn đàn đã bị chia rẽ vào năm ngoái và không có khả năng nhóm họp đông đủ như trước.

Australia có các lựa chọn, trong đó có 2 lựa chọn đặc biệt. Diễn đàn các quần đảo Thái Bình Dương đặt tại Fiji có thể là một cơ chế hữu ích để quản lý sự ổn định của khu vực. Australia và New Zealand là thành viên của diễn đàn này, trong khi Trung Quốc không phải. Nhưng trước hết, diễn đàn cần được khôi phục. Việc tái hợp nhất diễn đàn nên là ưu tiên hàng đầu đối với Australia và New Zealand.

Bất chấp quan ngại, Solomon chính thức ký thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, Bắc Kinh ra lời khẳng định

Bất chấp quan ngại, Solomon chính thức ký thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, Bắc Kinh ra lời khẳng định

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân thông báo, nước này đã ký một hiệp ước an ninh với quần đảo ...

Sau xác nhận thiết lập quan hệ đối tác an ninh với Trung Quốc, Quần đảo Solomon tuyên bố không chọn phe

Sau xác nhận thiết lập quan hệ đối tác an ninh với Trung Quốc, Quần đảo Solomon tuyên bố không chọn phe

Ngày 29/3, Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare nói, quốc đảo Thái Bình Dương này không có ý định tham gia vào bất kỳ ...

(theo Sydney Morning Herald)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Giảm cân nhanh, an toàn cùng 5 thực phẩm tự nhiên 0 calo

Giảm cân nhanh, an toàn cùng 5 thực phẩm tự nhiên 0 calo

Bổ sung các thực phẩm 0 calo giúp tăng tốc độ tiêu hao năng lượng, đẩy nhanh hiệu quả giảm cân, giảm mỡ bụng.
Bài tarot hôm nay 28/4/2024: Bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không?

Bài tarot hôm nay 28/4/2024: Bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không nhé!
Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu thu hút hơn 5.000 sinh viên đăng ký tham dự

Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu thu hút hơn 5.000 sinh viên đăng ký tham dự

Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu L'Oréal Brandstorm đã thu hút 5.050 sinh viên đăng ký từ hơn 100 trường đại học trên cả nước.
Cận cảnh SUV thuần điện Mercedes-Benz G580 vừa ra mắt

Cận cảnh SUV thuần điện Mercedes-Benz G580 vừa ra mắt

Mercedes-Benz G580 là mẫu G-Class chạy điện đầu tiên trong lịch sử, được ra mắt vào đúng dịp hãng xe sang của Đức kỷ niệm 45 năm ra đời dòng ...
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động