Nhiều mỏ than tại Mentougou, phía tây Bắc Kinh. đã bị đóng cửa khi Trung Quốc cố gắng cắt giảm lượng khí thải carbon. (Nguồn: AFP) |
Theo ngân hàng đầu tư Mizhuo, Trung Quốc cần tăng cường nhập khẩu than để tránh suy giảm kinh tế trong quý IV.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu điện do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: thời tiết khắc nghiệt, nhu cầu tăng cao và nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm giảm lượng khí thải carbon.
Trung Quốc là một cường quốc công nghiệp và là quốc gia thải ra khí cacbonic lớn nhất hành tinh. Nước này sản xuất phần lớn điện năng bằng cách đốt than nhưng lượng tồn kho của các nhà máy điện lớn đã đạt mức thấp nhất trong 10 năm vào tháng 8/2021.
Vishnu Varathan, trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược của bộ phận ngân khố Châu Á và Châu Đại Dương tại ngân hàng Mizuho nhận định: “Rõ ràng Trung Quốc cần nhiều than đá để khắc phục tình trạng thiếu điện và tránh suy giảm kinh tế suy giảm kinh tế. Trong khi đó, Australia là nguồn cung cấp than thuận tiện nhất".
Cuối năm ngoái, Trung Quốc đã ngừng mua than từ Australia - từng là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang Trung Quốc - sau khi căng thẳng thương mại giữa hai nước tăng cao, xuất phát từ việc Australia ủng hộ quốc tế điều tra về việc xử lý đại dịch Covid-19 của Trung Quốc.
Tin liên quan |
Châu Âu với ‘cơn khát’ năng lượng |
Ngay khi ngừng mua than từ Australia, Trung Quốc đã quay sang Indonesia, Mông Cổ, Nga và các nước khác để cố gắng bù đắp sự thiếu hụt. Năm ngoái, các công ty khai thác than Indonesia đã ký một thỏa thuận cung cấp trị giá 1,5 tỷ USD với Trung Quốc .
Ông Varathan cho biết, Indonesia có thể hưởng lợi khi Trung Quốc chuyển hướng mua than, tuy nhiên, quốc gia này có thể không đáp ứng đủ các lô hàng mà Bắc Kinh mong muốn.
Một số ngân hàng đã hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc do cuộc khủng hoảng thiếu điện. Ông Varathan nói: "Nhiều nhà quan sát tỏ ra lo lắng về một cú sốc giá năng lượng ở mức độ đáng kể”.
Theo Kevin Xie, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại Ngân hàng Commonwealth Bank của Australia, Trung Quốc có thể tăng giá nhiều mặt hàng xuất khẩu, dẫn đến lạm phát tiêu dùng tăng vọt.
Việc hạn chế cung cấp điện sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái do các vấn đề trong lĩnh vực xây dựng nhà ở.
Ông Kevin Xie nói thêm: “Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc phân bổ điện năng. Tỷ trọng tổng hợp của khu vực công nghiệp ở các tỉnh bị ảnh hưởng với việc phân bổ năng lượng là khoảng 14% GDP của Trung Quốc”.
Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về việc nước này có tiếp tục nhập khẩu than của Canberra hay không. Tuần trước, các công ty Ấn Độ đã mua được khoảng 2 triệu tấn than Australia đang bị tồn trong các nhà kho (tại bến cảng) ở Trung Quốc, với giá chiết khấu.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia đã khiến 70 tàu, 1.400 thuyền viên phải chờ đợi được bốc hàng bên ngoài các cảng của Trung Quốc hồi tháng 1/2021. Hầu hết các tàu sau đó đã dỡ hàng hoặc chuyển hướng đến các điểm đến khác.
| Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: 80 triệu hộ gia đình 'chịu trận', Nga có thể giải quyết vấn đề? Tại Anh và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), giá điện tăng vọt trong những tuần gần đây làm gia tăng nỗi ... |
| Thiếu điện - cú đấm mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc Tình trạng thiếu điện ngày càng tăng ở Trung Quốc đang ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ gia đình và buộc các nhà máy ... |