Quan hệ EU-Nga qua chuyện Navalny: Giữa yêu và hận

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Quan hệ EU-Nga lại gặp khúc mắc và căng thẳng mới liên quan đến vụ Navalny. Thấy gì và lý giải thế nào về thái độ ứng xử của EU và nhất là của Đức trong vụ việc này? Báo Thế giới & Việt Nam phân tích.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vấn đề Ukraine: Kiev nói Moscow 'nắm chìa khóa cho hòa bình', EU kéo dài trừng phạt Nga
Serbia đình chỉ tập trận chung với Nga và Belarus vì 'lời đề nghị của EU'?
quan he eu nga qua chuyen navalny giua yeu va han
EU đứng trước quyết định trừng phạt Nga sau vụ việc liên quan đến chính trị gia đối lập Navalny. (Nguồn: Impakter)

Tên nhân vật chính có khác nhưng mô thức nội dung chuyện mới đây giữa EU và một số thành viên EU với Nga lại không khác so với những lần kịch trước đấy.

Cáo buộc của những bên này đối với Nga giống như nhau là đầu độc những cá nhân gây bất lợi hoặc thuộc diện đối lập với chính quyền Nga: Alexander Litvinenko năm 2006, Sergei Skripal năm 2017 và vừa mới đây Alexeij Navalny.

Một điều khác nữa là trong chuyện mới xảy ra này, nước Đức chứ không phải nước Anh, Thủ tướng Đức Angela Merkel chứ không phải Thủ tướng Anh Theresa May đi đầu ở phía EU bất hoà với Nga. Bà May giờ đã không còn trị vì đảo quốc và bà Merkel cầm quyền năm cuối cùng ở nước Đức. Trong cả ba lần kịch diễn này, cáo buộc của EU và một số thành viên EU giống nhau là chính quyền Nga đứng sau các vụ đầu độc, phía EU chứng minh mười mươi là những nhân vật nêu trên kia bị đầu độc bằng độc dược được sản xuất khi nào đấy ở Nga nhưng đều không công khai mọi bằng chứng cụ thể. Và như ở hai lần trước đấy, bây giờ EU đứng trước quyết định trừng phạt Nga.

Trong quan hệ giữa con người với nhau trên nhân gian này có tồn tại xưa nay một mối quan hệ rất đặc biệt là thù ghét nhau nhưng không thể buông bỏ nhau, yêu quý nhau lắm mà cũng đồng thời hờn hận nhau nhiều. Nguyên nhân ở chỗ hai bên cần nhau nhưng không thể tâm đầu ý hợp được với nhau, không thể xa rời nhau nhưng vẫn luôn đối phó nhau. Giữa EU-Nga cũng như giữa nhiều thành viên EU với Nga, đặc biệt là Anh, Pháp và Đức, hiện tại đang đúng như thế.

Ông Navalny là chính khách đối lập nổi danh nhất hiện tại ở Nga và được coi là thủ lĩnh phe đối lập ở Nga. Nước Nga ở thời Tổng thống Vladimir Putin cầm quyền là đối tượng bị EU phê phán và công kích trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền. Vì thế, những người như ông Navalny đương nhiên được EU hậu thuẫn đắc lực. EU thừa biết rằng ông Navalny không thể đe doạ được vị thế quyền lực của ông Putin ở Nga nhưng lại có thể rất đắc dụng cho EU trong việc gây và gia tăng áp lực đối với ông Putin.

Từ mấy năm nay, EU áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga về việc Nga tiếp nhận Crimea. Câu hỏi được đặt ra bây giờ là EU còn có thể trừng phạt Nga được như thế nào nữa trong chuyện liên quan đến ông Navalny?

EU đã gây khó khăn và khó xử lớn cho Nga nhưng EU chưa buộc được Nga phải thay đổi cơ bản quan điểm chính sách đối với Ukraine và Crimea. Có thể nói một cách đơn giản là công cụ trừng phạt của EU gây khó khăn và khó xử cho Nga nhưng không làm Nga chịu khuất phục. Cho nên trong chuyện mới xảy ra này, câu hỏi EU buộc phải trả lời là tiếp tục hay ngừng hợp tác với Nga xây dựng nốt 160 km còn lại của tuyến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 dài hơn 2000 km và đầu tư tốn kém gần 10 tỷ Euro. Mỹ muốn EU dừng và gây áp lực mạnh mẽ - bằng cả doạ trừng phạt - để ép các nước thành viên EU tham gia dự án dừng Nord Stream 2.

Dừng dự án Nord Stream 2 không có nghĩa là Nga không còn đường bán khí đốt sang thị trường châu Âu bởi vẫn còn tuyến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và tuyến quá cảnh qua Ukraine. EU nếu có dừng dự án Nord Stream 2 cũng không có nghĩa là EU không còn nhập khẩu khí đốt của Nga. EU vẫn còn cần thời gian dài nữa và sẽ phải trả giá mua đắt hơn nhiều để hoàn toàn thoát khỏi sự lệ thuộc vào cung ứng khí đốt từ Nga.

Những thành viên EU tham gia dự án Nord Stream 2 sẽ phải trả đền bù rất lớn cho việc tự ý dừng hợp đồng xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt này. Vì thế, nếu quyết định dừng dự án Nord Stream 2 để trừng phạt Nga thì cũng đồng nghĩa với viện EU "gậy ông đập lưng ông" theo cách nói của người Phương Đông hoặc "tự bắn vào chân mình" như cách thể hiện ở Phương Tây.

Vụ việc liên quan đến ông Navalny gợi nhớ đến việc Saudi Arabia đối xử với nhà báo Jamal Khashoggi. Khi ấy, chính nước Đức này áp dụng một vài biện pháp chính sách trừng phạt Saudi Arabia nhưng rồi chỉ sau thời gian ngắn đã để cho đâu lại vào đấy, tức là không thể không phản ứng để giữ thể diện và không bị coi là "tiêu chuẩn kép" và chỉ phản ứng ở mức độ gần như không gây ảnh hưởng tiêu cực gì hoặc chỉ rất ít.

Đối với Nga, EU và các thành viên hiện đang làm găng với Nga thì rồi cũng sẽ như thế. Chẳng hạn như dự án Nord Stream 2 có thể bị dừng lại, nhưng cũng chỉ nhất thời và tạm thời. Thời gian như cỏ xanh, càng trôi đi thì cỏ càng mọc che lấp mọi dấu tích, thậm chí cả lối đường.

Một câu hỏi nữa là tại sao nước Đức lần này đi tiên phong? Trong EU hiện tại chỉ có Anh, Pháp hay Đức có khả năng gây ấn tượng gì đấy đối với Nga. Ở Anh, Thủ tướng Boris Johnson ngập đầu trong chuyện nội bộ còn tâm trạng nào nữa để tiếp nối người tiền nhiệm Theresa May gây chuyện với Nga. Ở Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron vốn đã đi lối đường riêng trong quan hệ với Nga theo hướng "khác EU như có thể và giống EU chỉ như cần thiết" nên giờ sẽ không xung kích mà chỉ theo.

Chỉ có bà Merkel ở Đức là ở vị thế khác, trong tình thế khác và không còn buộc phải toan tính xa và lâu dài nữa do chỉ còn trị vì nước Đức đến cuối sang năm. Làm găng với Nga trong chuyện này giúp bà Merkel gây dựng dấu ấn mới về lãnh đạo EU trước khi rời khỏi quyền lực, lại xoa dịu tâm thần phía Mỹ, dùng sự phân định phân minh giữa chính trị (dân chủ, nhân quyền, nhà nước pháp quyền) và kinh tế, thương mại (dự án Nord Stream 2) để cứu chứ không phải để dừng dự án Nord Stream 2 cho dù có thể sẽ tạm thời dừng nó. Giận thì không khi nào nguôi giận nhưng thương thì cũng chẳng khi nào hết thương.

Quan hệ Đức-Nga: Thế khó xử của người Đức

Quan hệ Đức-Nga: Thế khó xử của người Đức

TGVN. Duy trì lợi ích trong hợp tác với Nga mà không làm tổn hại đến hình ảnh đầu tàu của Liên minh châu Âu ...

Đức – Nga ‘rạn nứt’ vì Navalny, số phận Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ ra sao?

Đức – Nga ‘rạn nứt’ vì Navalny, số phận Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ ra sao?

TGVN. Sau khi Chính phủ Đức ngày 2/9 tuyên bố nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh, ...

Vụ Navalny hôn mê: Đức gây sức ép với Nga về dự án Dòng chảy phương Bắc 2

Vụ Navalny hôn mê: Đức gây sức ép với Nga về dự án Dòng chảy phương Bắc 2

TGVN. Thủ tướng Đức Angela Merkel phải đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng về việc xem xét lại dự án Dòng chảy ...

Đọc thêm

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

Liên đoàn Bóng đá Argentina xác nhận, Lionel Messi chấn thương, sẽ vắng mặt trong hai trận đấu của tuyển Argentina ở kỳ FIFA Days tháng 3.
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Theo khảo sát tại nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam, giá iPhone 15 Pro Max đang được chào bán ở mức 30,5-30,9 triệu đồng dành cho phiên ...
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Longi - gã khổng lồ năng lượng tái tạo Trung Quốc - đang tìm cách "bẻ lái" trước cơn bão lạm phát.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động