Quan hệ EU-Thổ Nhĩ Kỳ lại căng thẳng: Chuyện mới, nợ cũ

PHAN QUÂN
TGVN. Căng thẳng EU-Thổ Nhĩ Kỳ không lạ, nhưng diễn biến mới có thể khiến quan hệ song phương chạm đáy, gây phức tạp tình hình tại khu vực vốn đã rối ren. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mối quan hệ EU-Thổ Nhĩ Kỳ chưa có dấu hiệu ấm lên. (Nguồn: Hội đồng châu Âu)
Mối quan hệ EU-Thổ Nhĩ Kỳ chưa có dấu hiệu ấm lên. (Nguồn: Hội đồng châu Âu)

BÌNH LUẬN CỦA THẾ GIỚI & VIỆT NAM

Kết quả Bầu cử Mỹ 2020: Đọc giữa dòng

Kết quả Bầu cử Mỹ 2020: Đọc giữa dòng

Mọi chuyện bắt đầu khi ngày 15/11, trong chuyến thăm khu vực ly khai phía Bắc đảo Cyprus, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố ủng hộ tách vĩnh viễn đảo Cyprus thành hai quốc gia. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Cyprus sẽ không còn dung thứ với “trò chơi ngoại giao” trong tranh chấp quốc tế về chủ quyền với nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Đông Địa Trung Hải.

Rắc rối mới

Ngay lập tức, động thái này đã gặp sự phản đối gay gắt của Liên minh châu Âu (EU): Trong họp báo ngày 19/11, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Joseph Borrell cho rằng những tuyên bố mới đây của Thổ Nhĩ Kỳ về Cộng hòa Cyprus đang làm trầm trọng thêm quan hệ căng thẳng với EU. Đồng thời, Brussels sẽ cân nhắc việc áp đặt trừng phạt Ankara do có hành vi thăm dò tài nguyên trái phép trên biển khi lãnh đạo các nước thành viên gặp nhau vào tháng 12.

Đáp lại, Tổng thống Erdogan khẳng định: “Chúng tôi hy vọng EU sẽ giữ lời hứa của mình, không phân biệt đối xử với chúng tôi hoặc ít nhất là không trở thành công cụ để mở ra những thù địch nhắm vào đất nước chúng tôi”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ “không nhìn thấy chính mình ở nơi khác mà ở châu Âu”, đồng thời muốn xây dựng một tương lai với châu Âu.

Tuy nhiên, ít lâu sau, căng thẳng được đẩy lên cao trào khi ngày 23/11, Berlin cho biết Ankara đã ngăn cản các binh sỹ Đức trên tàu khu trục hạng nhẹ Hamburg, vốn đang tham gia sứ mệnh quân sự của EU, khám xét tàu chở hàng Rosalina-A của Thổ Nhĩ Kỳ vì nghi ngờ chuyển vũ khí tới Libya. Tuy nhiên, quá trình khám xét cho thấy không có vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ trên tàu.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định tàu Rosalina-A chứa nhiều loại hàng hóa như thực phẩm, sơn… và chỉ trích lực lượng kiểm tra đã vi phạm luật pháp quốc tế khi không cho phép. Ankara cho rằng Brussels có “tiêu chuẩn kép” khi ngăn chặn vũ khí chuyển đến cho Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA), nhưng lại phớt lờ hoạt động trung chuyển vũ khí cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Đáp lại, EU cảnh báo sẽ thực hiện biện pháp chống lại bất kỳ bên nào khiến hòa bình ở Libya gặp rủi ro.

Câu chuyện cũ

Tuy nhiên, căng thẳng này đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Không khó để thấy ba vấn đề nóng, chưa được giải quyết đang cản trở quan hệ song phương phát triển theo hướng tích cực.

Đầu tiên và sâu xa hơn cả, đó là câu chuyện về tư cách thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Từ lâu, Ankara đã nhiều lần đề cập vấn đề này, song đều không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Điều này được biểu lộ rõ qua tuyên bố trên của ông Erdogan, mong muốn được đối xử công bằng, thậm chí trở thành một phần của khối và cùng xây dựng tương lai.

Tuy nhiên, đây không phải chuyện “cầu được ước thấy”, khi song phương có quá nhiều khác biệt để làm người một nhà, đơn cử như khi EU chỉ trích gay gắt luật chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ hai, đó là bất đồng về người nhập cư. Sau thỏa thuận với EU, hiện Thổ Nhĩ Kỳ là điểm dừng chân lớn nhất của người tị nạn tại châu Âu, với 4,1 triệu người, phần lớn đến từ Syria. Điều này đặt kinh tế quốc gia này trước sức ép nhất định: “Đền bù” của EU chẳng thấm tháp so với 40 tỷ USD nước này khẳng định chi cho người tị nạn, trong khi hứa hẹn về tư cách thành viên EU cũng bị bỏ qua.

Tất nhiên, Tổng thống Erdogan không ngồi yên khi từng đơn phương tuyên bố mở cửa biên giới cho người tị nạn vào EU hồi tháng Ba, trong bối cảnh châu Âu đang trên đỉnh dịch Covid-19. Động thái này đã chọc giận châu Âu, khiến quan hệ Brussels-Ankara tiếp tục chìm sâu trong căng thẳng.

Thứ ba và mới nhất là đối lập quan điểm xung quanh tranh chấp tại Đông Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định có quyền thăm dò và khai thác dầu khí tại phía Đông Địa Trung Hải. Đổi lại, EU lên tiếng bảo vệ hai nước thành viên, cho rằng Hy Lạp và Cyprus có chủ quyền với khu vực này theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi đầu tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ điều tàu thăm dò dầu khí Oruc Reis tới vùng biển này, khiến Hy Lạp triển khai và đặt quân đội trong tình trạng báo động.

Những tưởng mọi chuyện đã lắng xuống sau khi cả Athens và Ankara hứa hẹn về một cuộc đàm phán. Tuy nhiên, phát ngôn gây tranh cãi của Thổ Nhĩ Kỳ về Bắc Cyprus và hành động quyết liệt của EU đã khiến quan hệ song phương một lần nữa gay gắt trở lại.

Song liệu lần này, mọi chuyện có khác? Quan hệ EU-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cải thiện, hay vẫn tiếp tục chạm đáy, đặt Đông Địa Trung Hải nói riêng và châu Âu nói chung trước nguy cơ bất ổn kéo dài? Câu trả lời còn ở phía trước.

Căng thẳng mới: Tàu chở hàng bị quân đội Đức khám xét, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức triệu phái viên của EU, Italy và Đức

Căng thẳng mới: Tàu chở hàng bị quân đội Đức khám xét, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức triệu phái viên của EU, Italy và Đức

TGVN. Ngày 23/11, quân đội Đức cho biết, Ankara đã có hành động ngăn cản các binh sĩ nước này - đang tham gia một ...

EU lên tiếng, dọa trừng phạt về hành xử của Thổ Nhĩ Kỳ

EU lên tiếng, dọa trừng phạt về hành xử của Thổ Nhĩ Kỳ

TGVN. Ngày 19/11, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng, ...

Căng thẳng Đông Địa Trung Hải chưa 'nguội', Mỹ lựa chọn Hy Lạp thay vì Thổ Nhĩ Kỳ trong thương vụ F-35

Căng thẳng Đông Địa Trung Hải chưa 'nguội', Mỹ lựa chọn Hy Lạp thay vì Thổ Nhĩ Kỳ trong thương vụ F-35

TGVN. Theo thông tin được đăng trên trang Greek City Times, Mỹ đã quyết định bán 20 máy bay chiến đấu F-35 cho Hy Lạp, ...

Đọc thêm

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Chùa Linh Phước là điểm đến văn hóa tâm linh độc đáo bậc nhất ở Đà Lạt, nơi được tạo tác với vô vàn những hiện vật, tranh gốm ấn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (28/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (28/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (28/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Tây Ninh  hôm nay ngày 28/12/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 28/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/12/2024.
Mùa Giáng sinh ấm của cộng đồng người Việt ở Hungary

Mùa Giáng sinh ấm của cộng đồng người Việt ở Hungary

Cộng đồng Việt Nam sinh sống tại Budapest đã quyên góp và trao tặng được một lượng quà tương đương 930 triệu đồng, để hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn ...
Hoa hậu Thùy Tiên tái xuất màn ảnh rộng với vai nữ chính phim thể loại chữa lành

Hoa hậu Thùy Tiên tái xuất màn ảnh rộng với vai nữ chính phim thể loại chữa lành

Trở lại màn ảnh rộng, Hoa hậu Thùy Tiên vào vai nữ chính, nhân vật gây chú ý khi được mô tả là 'chiến thần Gen Z' mới nổi của ...
Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Ông Trump 'dọa' giành quyền kiểm soát kênh đào Panama: Tổng thống Mulino tuyên bố máu, mồ hôi và nước mắt đã đổ, sẽ chẳng có đối thoại nào hết

Ông Trump 'dọa' giành quyền kiểm soát kênh đào Panama: Tổng thống Mulino tuyên bố máu, mồ hôi và nước mắt đã đổ, sẽ chẳng có đối thoại nào hết

Panama tái khẳng định chủ quyền của nước này đối với kênh đào cùng tên, nhằm đáp lại lời đe dọa của ông Trump về quyền kiểm soát tuyến đường này.
Xung đột lan tới Yemen: Israel tuyên bố tất cả chỉ mới bắt đầu, Houthi không kém miếng, LHQ báo động, Mỹ có biết trước?

Xung đột lan tới Yemen: Israel tuyên bố tất cả chỉ mới bắt đầu, Houthi không kém miếng, LHQ báo động, Mỹ có biết trước?

Israel tuyên bố 'sẽ tấn công Houthi đến cùng cho đến khi phong trào này hiểu ra như Hamas, Hezbollah và Syria'.
Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Từ năm 2022 đến nay đã xảy ra hàng loạt sự cố liên quan các cáp ngầm trung chuyển năng lượng chạy dưới đáy biển Baltic.
Xung đột Ukraine: Nga gật đầu với một nước EU về đàm phán, thẳng thừng gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn, tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu

Xung đột Ukraine: Nga gật đầu với một nước EU về đàm phán, thẳng thừng gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn, tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu

Nga sẽ tiếp tục đạt được tất cả mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trong năm 2025, gọi đây là nhiệm vụ hàng đầu.
Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ thăm Nga vào ngày 17/1, gần thời điểm ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ (ngày 20/1).
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Phiên bản di động