Quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật: Càng quen càng lèn cho đau

Minh Anh
TGVN. Ngay khi đặt chân đến xứ sở hoa anh đào trong chuyến công du 4 ngày vừa qua, Tổng thống Mỹ tuyên bố "vị khách quen của Nhà Trắng" Shinzo Abe" rằng ông muốn có quan hệ thương mại "công bằng" với Nhật Bản. Góc nhìn của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau Ông Donald Trump công du Nhật Bản: “Ngoại giao tranh thủ” kiểu Shinzo Abe
quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau Nhật - Mỹ khởi động vòng đàm phán đầu tiên về thỏa thuận thương mại song phương
quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau
Tổng thống Trump ca ngợi mối quan hệ Mỹ - Nhật “hết sức tuyệt vời” và đang ở giai đoạn phát triển nhất từ trước tới nay.

Kết thúc chuyến thăm đầy thiện chí tới Tokyo, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không quên nhấn mạnh tới con số thâm hụt thương mại với Nhật Bản mà ông cho là “lớn đến mức không thể tin nổi”. Con số này hiện là 68 tỷ USD.

Mối quan hệ đặc biệt

Tổng thống Trump được phía Nhật Bản mời với tư cách là quốc khách - vị khách của Hoàng gia Nhật Bản và đã được đón tiếp với nghi thức đặc biệt và trọng thị nhất. Chuyến thăm càng có ý nghĩa khi Tổng thống Trump là vị khách đầu tiên của Nhật hoàng Naruhito trong Triều đại mới. Đây được cho là sự trọng thị đặc biệt mà Hoàng gia Nhật dành riêng cho ông chủ Nhà Trắng.

Với Nhật Bản, từ khi Tổng thống Trump nhậm chức hồi tháng 1/2017, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là “vị khách quen” cả ở phòng Bầu Dục và “đường hotline”. Còn với Washington, lần này là chuyến công du Nhật Bản thứ hai của nguyên thủ Mỹ, chưa kể đến cuối tháng 6/2019, ông Trump sẽ trở lại Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G20.

Báo chí quốc tế vẫn nói đến những dấu ấn quan trọng trong “mối quan hệ đặc biệt” giữa ông chủ Nhà Trắng và Thủ tướng Nhật Bản. Bởi trước Tokyo, cả Bắc Kinh lẫn Paris và London đều đã trải thảm đỏ đón nguyên thủ Mỹ nhưng Tổng thống Trump vẫn mở cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, không nghe Pháp thuyết phục mà vẫn rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Và dù London là đồng minh thân thiết nhất của Washington tại châu Âu, thì vẫn bị ông Trump không bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích.

Bạn có thể quan tâm:

quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau

Ông Donald Trump công du Nhật Bản: “Ngoại giao tranh thủ” kiểu Shinzo Abe
quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau

Quan hệ Mỹ - Nhật: Đối phó với Trung Quốc, ông Trump có dùng "bài học Nhật bản" ?
quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau

Quan hệ Mỹ - Nhật. Độc đáo cách tiếp cận mang tên Abe

Nhật Bản là một đồng minh thân thiết của Mỹ tại châu Á. Cùng với nhiều vấn đề mang tính chiến lược khác, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc, trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang được Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản nghiêm túc thực hiện. Vì vậy, việc củng cố vững chắc quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ trong thời điểm hiện tại dường như là mục tiêu mà cả hai bên cùng hướng đến.

Tuy nhiên, tất cả những “ưu ái” trên vẫn chưa đủ để ngăn Tổng thống Mỹ bỏ quan điểm coi Nhật Bản là một đối thủ kinh tế, ra lệnh áp thuế với kim loại xuất khẩu và đe dọa tăng thuế với ngành xe hơi của Tokyo. Ông Trump cũng chưa bao giờ từ bỏ mục đích thu hẹp thâm hụt thương mại 70 tỷ USD/năm của Mỹ với Nhật Bản.

Nội dung bên lề

Dù không được nhấn mạnh là nội dung chính trong chuyến thăm của Tổng thống Trump, song Hiệp định thương mại hàng hóa song phương là một nội dung lớn mà cả Mỹ và Nhật Bản đều đang quan tâm, nên nó vẫn là vấn đề quan trọng trong chương trình hội đàm giữa hai bên.

Và rằng, dù trước “bàn dân thiên hạ”, nhấn mạnh về mối quan hệ “hết sức tuyệt vời” và đang ở giai đoạn phát triển nhất từ trước tới nay, Tổng thống Trump vẫn phải thừa nhận, giữa hai đồng minh thân cận này vẫn còn vướng mắc trong vấn đề thương mại. Nghiêm trọng hơn, đối với ông, nước Mỹ đang phải gánh chịu “sự mất cân bằng lớn” đó.

Phát biểu tại cuộc gặp giới doanh nghiệp Nhật Bản, Tổng thống Mỹ nêu thẳng vấn đề, ông muốn giải quyết về mất cân đối trong cán cân thương mại Mỹ - Nhật và dỡ bỏ hàng rào đối với các hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, đồng thời bảo đảm sự công bằng giữa hai nước và dành đặc quyền cho nhau.

Về đối nội, hai nhà lãnh đạo Nhật - Mỹ đều muốn tạo dựng một thỏa thuận đem lại lợi ích cho cả hai, giúp họ gia tăng sự ủng hộ trong bối cảnh các cuộc bầu cử ở mỗi nước đang tới gần. Nhưng có điều, là một doanh nhân, ông Trump chủ trương đàm phán song phương để buộc Nhật Bản nhượng bộ, giảm thâm hụt thương mại. Ngược lại, Thủ tướng Abe lại chủ trương đàm phán đa phương, nhằm gia tăng ảnh hưởng thực chất và lâu dài tại khu vực.

Sức mạnh liên minh

Tổng thống Mỹ ngày 28/5 đã kết thúc chuyến thăm Nhật Bản. Truyền thông đưa tin ông Trump đã thành công lớn với mục tiêu phô diễn mối quan hệ đồng minh bền chặt Mỹ - Nhật, vượt qua những bất đồng về thương mại vẫn còn đang bao trùm.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, tất cả điều này dường như không đủ để che giấu xung đột giữa hai quốc gia về thương mại.

Kể từ sau vòng đàm phán đầu tiên về thỏa thuận thương mại cho đến sát thời điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh ở Tokyo, các quan chức thương mại hai nước đã có một cuộc chạy đua nước rút với hàng loạt cuộc đàm phán ở nhiều cấp, với mục tiêu đạt được thỏa thuận sơ bộ. Tuy nhiên, các nỗ lực đó đã không mang lại kết quả nào.

“Hồ sơ” gây tranh cãi nhất trong quan hệ thương mại Mỹ - Nhật vẫn là ô tô và nông nghiệp. Washington nhiều lần hối thúc Tokyo cắt giảm thuế đối với nông sản nhập khẩu từ Mỹ, nếu không sẽ đánh thuế đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản - một mặt hàng đang chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Nhật vào Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản lại bác bỏ mọi hạn chế đối với nhập khẩu, cho rằng đây là một sự vi phạm các quy định của WTO.

Hai bên đã bắt đầu dàn xếp với nhau từ tháng 9/2018 và đưa ra một nền tảng để từ đó bắt đầu đàm phán. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cũng thừa nhận, hai bên vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết những bất đồng và chưa có một lộ trình nào được ấn định cho các cuộc đàm phán tiếp theo.

Tổng thống Trump mới đây quyết định hoãn áp thuế với ngành xe hơi trong 6 tháng để đàm phán thương mại song phương với Nhật. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tuyên bố chờ đợi Tokyo thông báo về một điều gì đó rất tốt đẹp cho hai nước, có thể là vào tháng 8 tới. Tuy nhiên, thời hạn này được đánh giá là quá ngắn ngủi để hai nước có thể đạt được một thỏa thuận làm vừa lòng Tổng thống Mỹ. Mặt khác, ông chủ Nhà Trắng vẫn duy trì thuế mức thuế cao với các mặt hàng thép và nhôm của Nhật Bản, bất chấp sự phản đối của Thủ tướng Abe.

Tuy nhiên, giới quan sát tin rằng, không sớm thì muộn, hai bên sẽ đạt được đồng thuận, bởi vì Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật cần nhau cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược. Ngồi lại với nhau, họ có thể cùng hưởng lợi, cùng vẽ lên những quy tắc mới và cùng bước qua thách thức của tương lai bằng sức mạnh liên minh và sự “phô diễn” của họ trong những ngày qua là có lý do.

quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau Nhật - Mỹ thảo luận về quan hệ đồng minh

Ngày 11/1, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, người đứng đầu bộ này Takeshi Iwaya sẽ tới Mỹ vào tuần tới để thảo luận ...

quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau Nhật - Mỹ nhất trí duy trì sức ép đối với Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và người đồng cấp Mỹ James Mattis ngày 29/5 đã nhất trí duy trì sức ép và các ...

quan he kinh te my nhat cang quen cang len cho dau Nhật - Mỹ - Hàn tổ chức diễn tập chống tên lửa

Ngày 10/12, Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản thông báo, nước này cùng với Mỹ và Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc ...

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc Park Jong-jun ngày 10/1 đã từ chức với cáo buộc ngăn chặn việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động