Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Minh Vương
Quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục là tâm điểm đáng chú ý nhất tại Đối thoại Shangri-La ngày 2-4/6 ở khách sạn cùng tên ở Singapore.
Theo dõi TGVN trên
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin.  (Nguồn: Itar-Tass/UPI Photo/Imago)
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin. (Nguồn: Itar-Tass/UPI Photo/Imago)

Sở dĩ có từ “tiếp tục” là bởi theo nhà phân tích chính sách James Crabtree, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) tại Singapore, trọng tâm của diễn đàn Shangri-La trong gần hai thập kỷ qua luôn là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Vậy Đối thoại Shangri-La lần này có gì đặc sắc?

Nhân tố mới…

Trước hết, đó là sự xuất hiện của những gương mặt mới. Năm nay, sự chú ý chắc chắn sẽ đổ dồn vào ông Lý Thượng Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, người vừa thay ông Ngụy Phượng Hòa tháng Ba vừa qua. Kể từ đó đến nay, quan chức hàng đầu của nền quốc phòng Trung Quốc chưa xuất hiện nhiều tại các sự kiện quốc tế, diễn đàn khu vực. Đối thoại Shangri-La sẽ là cơ hội tốt để ông để lại dấu ấn.

Tin liên quan
Quyết tâm Quyết tâm 'bỏ đói' ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, Mỹ có được ung dung?

Đáng chú ý, kể từ khi nhậm chức, ông Lý Thượng Phúc vẫn chưa có bất kỳ cuộc gặp gỡ trực tiếp nào với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin. Thậm chí, ngày 29/5, Lầu Năm Góc cho biết chính Trung Quốc đã từ chối đề nghị của xứ cờ hoa về tổ chức cuộc họp giữa quan chức quốc phòng hàng đầu của hai nước tại Đối thoại Shangri-La. Nói về quyết định trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho biết Mỹ cần “tôn trọng nghiêm túc chủ quyền, lợi ích và mối quan tâm của Trung Quốc”, thể hiện sự chân thành, tạo không khí thuận lợi trước đối thoại.

Trong bối cảnh đó, bài phát biểu của ông Lý Thượng Phúc về “Sáng kiến An ninh mới của Trung Quốc”, gặp gỡ trao đổi với đại diện nước chủ nhà cũng như tiếp xúc với các đoàn khác sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Về phần mình, ông Lloyd Austin dự kiến gặp gỡ một số nhà lãnh đạo bên lề sự kiện, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng tại khu vực, tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, với ASEAN làm trung tâm.

Một điểm nhấn khác là sự xuất hiện của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, diễn giả chính phát biểu khai mạc ngày 2/6. Qua bài phát biểu của mình, ông phác thảo tầm nhìn quốc gia về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Năm ngoái, với tư cách là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có phát biểu đáng chú ý về chủ đề này.

Bức tranh cũ

Dù có thay đổi về đại diện Trung Quốc, song nội dung Đối thoại Shangri-La năm nay dường như vẫn là chuyện giữa nước này và Mỹ.

Thực tế cho thấy, lời từ chối của phía Bắc Kinh, diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung có chuyển biến phức tạp kể từ Đối thoại gần đây nhất với nhiều sự kiện nóng, bao gồm việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó thăm Đài Loan (Trung Quốc).

Một mặt, hai bên cho thấy nỗ lực cần thiết để hạ nhiệt. Đầu tháng Năm, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jack Sullivan gặp ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Vienna. Tổng thống Mỹ Joe Biden tin tưởng quan hệ với Trung Quốc sớm “tan băng”. Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Pat Ryder nhấn mạnh quyết định của Trung Quốc không ảnh hưởng tới nỗ lực tìm kiếm đường dây liên lạc với Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Mặt khác, các sự cố trên thực địa giữa quân đội hai nước diễn ra với tần suất ngày một lớn, tiêu biểu là vụ Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc tháng Hai. Mới đây, trong thông báo ngày 30/5, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM) cho biết, máy bay J-16 Trung Quốc đã bay cắt mặt máy bay do thám RC-135 của xứ cờ hoa. Tháng 12/2022, một vụ việc tương tự xảy ra, khiến máy bay Mỹ phải đổi hướng để tránh va chạm.

Liệu một cuộc gặp giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ-Trung có thể thay đổi thực trạng này hay không? Câu trả lời có lẽ là không. Trong Đối thoại Shangri-La năm 2022, ông Austin từng gặp riêng người đồng cấp Trung Quốc khi đó là ông Ngụy Phượng Hòa. Tuy nhiên, lần tiếp xúc ngắn ngủi này không giúp xoa dịu quan hệ song phương, với ông Ngụy chỉ trích Washington ngăn cản Bắc Kinh phát triển tại diễn đàn này.

Trên thực tế, sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Indonesia tháng 11/2022, các hoạt động tiếp xúc cấp cao song phương vẫn được duy trì song với tần suất thấp.

Đó là chưa kể khi còn là Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị, ông Lý từng bị chính phủ Mỹ áp lệnh trừng phạt liên quan đến thương vụ máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không S-400 giữa Nga và Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, việc lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ-Trung chưa gặp gỡ tại Shangri-La không phải là điều gì quá đỗi bất ngờ hay tiêu cực. Có chăng, quyết định của Trung Quốc và phản ứng từ phía Mỹ cho thấy sự thận trọng từ cả hai phía. Tuy nhiên, trong một liên kết được chính giới và học giả mô tả là “mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế kỷ XXI”, sự thận trọng ấy chắc chắn là cần thiết.

Tổng thống Biden nhận định về căng thẳng Mỹ-Trung Quốc

Tổng thống Biden nhận định về căng thẳng Mỹ-Trung Quốc

Ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ “tan băng rất nhanh”.

Trung Quốc 'ra tay' với Micron, Mỹ nói cảm thấy khó chịu và 'không có cơ sở thực tế'

Trung Quốc 'ra tay' với Micron, Mỹ nói cảm thấy khó chịu và 'không có cơ sở thực tế'

Ngày 23/5, Nhà Trắng tuyên bố, lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc đối với nhà sản xuất chip Micron Technology Inc của Mỹ viện ...

Vượt qua 'bài kiểm tra' phi USD hóa, vị thế thống trị của đồng USD vẫn khó bị lật đổ

Vượt qua 'bài kiểm tra' phi USD hóa, vị thế thống trị của đồng USD vẫn khó bị lật đổ

Sự thống trị của đồng USD đã trở thành một đặc trưng của thương mại toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua. Có đầy ...

Mỹ cân nhắc duy trì các biện pháp áp thuế với hàng hóa Trung Quốc

Mỹ cân nhắc duy trì các biện pháp áp thuế với hàng hóa Trung Quốc

Một số chuyên gia thương mại Mỹ cho rằng, ba tháng cuối năm có thể là thời điểm chính phủ Mỹ hoàn tất đánh giá ...

Nếu nền kinh tế thế giới suy thoái, Trung Quốc sẽ ‘giải cứu’ thêm một lần nữa?

Nếu nền kinh tế thế giới suy thoái, Trung Quốc sẽ ‘giải cứu’ thêm một lần nữa?

Khi mà gần như phần còn lại của thế giới đang “mấp mé” bờ vực suy thoái, các nhà hoạch định chính sách phương Tây ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Chủ tịch nước gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2023

Chủ tịch nước gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2023

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.
17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

Israel thông báo mở lại cửa khẩu Erez duy nhất thông với Dải Gaza và cho phép khoảng 17.000 lao động Palestine qua lại làm việc mỗi ngày.
Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh 'Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc...
Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Kiev ra điều kiện, không còn cách khác, Warsar quyết ‘cứng rắn’ với ngũ cốc nhập khẩu

Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Kiev ra điều kiện, không còn cách khác, Warsar quyết ‘cứng rắn’ với ngũ cốc nhập khẩu

Ba Lan không có ý định dỡ bỏ lệnh cấm nông sản Ukraine xuất khẩu, ngay cả khi Kiev rút khiếu nại khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Các nhà khoa học Nga đã tạo ra công nghệ cho phép đồng thời giám sát vị trí, tình trạng của 500.000 máy bay không người lái trên không.
XSVL 29/9, kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay thứ 6 ngày 29/9/2023. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/9, kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay thứ 6 ngày 29/9/2023. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/9 - KQXSVL thứ 6. Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/9/2023. xo so vinh long. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

Israel thông báo mở lại cửa khẩu Erez duy nhất thông với Dải Gaza và cho phép khoảng 17.000 lao động Palestine qua lại làm việc mỗi ngày.
Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Các nhà khoa học Nga đã tạo ra công nghệ cho phép đồng thời giám sát vị trí, tình trạng của 500.000 máy bay không người lái trên không.
Điểm tin thế giới sáng 29/9: Nhật-Pháp diễn tập bắn đạn thật, Ukraine đón nhiều khách quý, vụ nổ súng ở Hà Lan

Điểm tin thế giới sáng 29/9: Nhật-Pháp diễn tập bắn đạn thật, Ukraine đón nhiều khách quý, vụ nổ súng ở Hà Lan

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/9.
Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng Philippines dỡ bỏ hàng rào nổi của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp trên là 'bước đi táo bạo'.
Tin thế giới 28/9: Nga nêu điều kiện cho thỏa thuận về Ukraine, nhà máy Fukushima sắp xả thải lần hai

Tin thế giới 28/9: Nga nêu điều kiện cho thỏa thuận về Ukraine, nhà máy Fukushima sắp xả thải lần hai

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Anh thăm Ukraine, Đại sứ Trung Quốc kêu gọi Mỹ sớm hành động… là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản chuẩn bị thăm Mỹ

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản chuẩn bị thăm Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm của Nhật Bản, ông Minoru Kihara dự kiến gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin tại Washington D.C vào đầu tháng tới.
Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh 'Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc...
Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam của Lãnh tụ Cuba Fidel đã gói gọn tất cả tình cảm hữu nghị, đoàn kết chiến đấu của Cuba đối với miền Nam Việt Nam.
Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Fidel Castro đã lên tiếng gần 100 lần trên khắp thế giới trong 42 năm từ 1964 đến 2005 để ủng hộ Việt Nam.
Một năm vụ nổ đường ống Nord Stream: Bí mật có được vén màn?

Một năm vụ nổ đường ống Nord Stream: Bí mật có được vén màn?

Một năm sau vụ nổ phá vỡ đường ống Nord Stream cắt đứt tuyến xuất khẩu khí đốt chính của Nga sang châu Âu nhưng thủ phạm vẫn chưa lộ mặt.
Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc định hình tầm nhìn, nguyên tắc hợp tác và những định hướng trọng tâm của Seoul ở khu vực.
Pháo tự hành ‘sát thủ’ của lực lượng đổ bộ đường không Nga xuất hiện ở Ukraine?

Pháo tự hành ‘sát thủ’ của lực lượng đổ bộ đường không Nga xuất hiện ở Ukraine?

Loại pháo tự hành này của Nga được cho là có khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Lễ duyệt binh hoành tráng vừa qua của Hàn Quốc cho thấy quyết tâm rất lớn của Seoul trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật đã ấn định thời gian tổ chức thượng đỉnh ba bên, xoa dịu được lo ngại của Bắc Kinh về hợp tác Mỹ-Nhật-Hàn.
Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Cả Washington và Bắc Kinh đều đang hướng đến Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc để làm dịu căng thẳng khi những bất đồng ngày càng gia tăng.
Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh dấu bước đi lớn và mới nhất của nước này tại Niger và những nỗi lo hiển hiện tại hai châu lục.
Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine muốn thuyết phục Mỹ kiên định ủng hộ Kiev trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ukraine nhận 'bảo bối' từ Mỹ, có thể tự sản xuất thiết bị quân sự?

Ukraine nhận 'bảo bối' từ Mỹ, có thể tự sản xuất thiết bị quân sự?

Mỹ đã cung cấp công nghệ máy in 3D hiện đại cho Ukraine, giúp quân đội nước này có thể 'hồi sinh' và nhân bản nhiều loại vũ khí quan trọng.
Phiên bản di động