Quan hệ Nga-Mỹ hậu thượng đỉnh: Tiến triển trong thận trọng

Phan Quân
Moscow và Washington đang có một số động thái hiện thực hóa cam kết tại Thượng đỉnh Nga-Mỹ, song vẫn duy trì khoảng cách và sự thận trọng nhất định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tại Thượng đỉnh Nga-Mỹ ngày 16/6 tại Geneva (Thụy Sỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ mong muốn xây dựng một mối quan hệ “ổn định và dễ lường hơn”. Tuy nhiên, thực tế những gì đang diễn ra hậu thượng đỉnh có phản ánh đúng mong muốn này?

(06.30) Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại thượng đỉnh ngày 16/6 ở Geneva, Thụy Sỹ. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại thượng đỉnh ngày 16/6 ở Geneva, Thụy Sỹ.

Bước đầu tích cực

Có thể thấy, sau ngày 16/6, cả Nga và Mỹ đã có một số hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa cam kết về xây dựng quan hệ.

Đầu tiên, Đại sứ hai nước đã trở lại địa bàn hoạt động. Ngày 20/6, quay về Washington sau 2 tháng tham vấn, Đại sứ Nga Anatoly Antonov bày tỏ sự lạc quan và nhấn mạnh: “Có nhiều việc lớn cần thực hiện. Chúng tôi tin tưởng vào sự tiến bộ”.

Ngày 26/6, Đại sứ Mỹ John Sullivan cũng đã trở lại Moscow. Ông cho biết rất vui mừng và trông đợi làm việc với những đồng nghiệp trong chính phủ Nga để xây dựng “mối quan hệ hòa bình, ổn định và dễ lường hơn giữa Mỹ và Nga.”

Dù đơn giản, song động thái ngoại giao quan trọng này đã tạo bầu không khí tích cực, giúp hai bên từng bước tiến tới thực hiện các đồng thuận tại thượng đỉnh Nga-Mỹ, trên tinh thần thân thiện, hợp tác. Quan trọng hơn, nó giúp Washington và Moscow nối lại kênh liên lạc cấp Đại sứ để duy trì, chia sẻ thông tin trong trường hợp cần thiết, tránh dẫn đến đối đầu, xung đột đáng tiếc.

Thứ hai, vòng đàm phán Nga-Mỹ đầu tiên về kiểm soát vũ khí và ổn định chiến lược sẽ diễn ra vào tháng 7 tới. Trả lời phỏng vấn CNN (Mỹ), Đại sứ Nga tại Anh Andrei Kelin nhận định Moscow cần tái can dự với Washington, hy vọng đàm phán về “bình ổn chiến lược” sẽ bổ sung cho Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), với sự tham dự đầy đủ của các bên.

Trước đó, tại thượng đỉnh ngày 16/6, cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đều cam kết thực hiện các mục tiêu chung về ổn định chiến lược, giảm thiểu rủi ro xung đột vũ trang và nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Vòng đàm phán trên là một nỗ lực như vậy.

Qua đó, Moscow và Washington mong muốn “gia cố” New START, thỏa thuận kiểm soát vũ khí duy nhất còn lại giữa hai nước. Từ đó, Nga và Mỹ có thể lấy đây làm tiền đề xây dựng các thỏa thuận kiểm soát vũ khí ràng buộc khác, thiết lập thêm kênh liên lạc quân sự, tránh rủi ro đối đầu.

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. (Nguồn: AFP)
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đã quay lại Washington sau 2 tháng tham vấn tại Moscow. (Nguồn: AFP)

Thứ ba, trong một động thái thiện chí, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moscow hy vọng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và mong muốn đối thoại hiệu quả với Washington theo phương hướng này. Tuy nhiên, Moscow quan ngại về “các kế hoạch của một số quốc gia nhằm quân sự hóa mạng Internet và gây ra chạy đua vũ trang trên không gian mạng.”

Ông Lavrov nhấn mạnh Nga đang vận động thông qua một bộ quy tắc ứng xử có trách nhiệm của các quốc gia trong không gian thông tin toàn cầu, vì lợi ích của mỗi nước. Đồng thời, nước này cũng thúc đẩy kế hoạch tổ chức hội nghị toàn cầu về đấu tranh với các hình thức tội phạm mạng.

Trước đó, tại thượng đỉnh ngày 16/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden từng đề cập với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về vấn đề an ninh mạng, cho rằng nhiều cuộc tấn công mạng nhắm vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu với Washington xuất phát từ bên trong lãnh thổ do Moscow quản lý.

Khi ấy, tuyên bố của ông Lavrov là cách Nga khéo léo phủ nhận sự liên quan tới các vụ tấn công mạng nhắm vào Mỹ, đồng thời thể hiện thiện chí lắng nghe, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề chung.

Duy trì sự thận trọng

Song mặt khác, cả Moscow và Washington vẫn duy trì khoảng cách thận trọng. Với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đó là tránh kích động tâm lý bài Nga của một bộ phận người dân và chính trị gia lưỡng đảng. Trong khi đó, Moscow nhận thức rằng cả Washington và Bắc Kinh đều muốn tranh thủ sự ủng hộ của mình trong cạnh tranh chiến lược hiện nay. Do đó, Nga vừa duy trì hợp tác, vừa giữ khoảng cách với Mỹ và Trung Quốc, nhằm gặt hái tối đa lợi ích từ cả hai.

Ngày 28/6, đề cập về quan hệ Nga-Mỹ trong cuộc họp trực tuyến với Ủy ban Dân chủ Quốc gia (DNC), Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ phản ứng với Nga trong trường hợp xảy ra các vụ tấn công mạng hay can thiệp vào nền kinh tế Mỹ.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục khuyên công dân không nên du lịch tới Nga. Trong danh sách tính đến ngày 28/6, Nga vẫn được xếp vào mức 4 – “không nên tới”. Theo đó, Washington cảnh báo công dân không nên đi tới vùng Bắc Caucasus, bao gồm Chechnya, Mount Elbrus “do các nguy cơ khủng bố, bắt cóc và bất ổn xã hội”, cũng như Crimea “do sự chiếm đóng của Nga.”

Moscow nhận thấy cả Washington và Bắc Kinh đều muốn tranh thủ sự ủng hộ của mình trong cạnh tranh chiến lược hiện nay. Do đó, Nga vừa duy trì hợp tác, vừa giữ khoảng cách với Mỹ và Trung Quốc, nhằm gặt hái tối đa lợi ích.

Trước đó, ngày 20/6, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ đã tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những công ty Nga tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Ngay sau đó, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov đã cho rằng không thể ổn định và bình thường hóa quan hệ song phương bằng các biện pháp trừng phạt. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích đây là “hoạt động bất hợp pháp của Mỹ”.

Moscow duy trì lập trường kiên định trong các vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là liên quan đến Biển Đen, bán đảo Crimea hay chiến sự vùng Donbass, Đông Ukraine. Ngày 23/6, Nga cho biết Hạm đội Biển Đen của nước này cùng các lực lượng hỗ trợ đã nổ súng cảnh cáo tàu khu trục Defender (Anh) ở ngoài khơi mũi Fiolent, bán đảo Crimea, vốn đang chuẩn bị tập trận chung Seabreeze với Mỹ và Ukraine tại Tây Bắc Biển Đen. Moscow khẳng định sẽ theo dõi sát sao mọi động thái ở khu vực này, đặc biệt là tàu khu trục USS Ross (Mỹ) đang tham gia cuộc tập trận trên.

Về vấn đề Ukraine, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng với cách tiếp cận hiện nay, Mỹ “không có gì để làm ở Donbass”. Theo ông, Mỹ chỉ có thể tham gia hòa giải nếu Washington thuyết phục Kiev tuân thủ thỏa thuận Minsk nhằm giải quyết xung đột Đông Ukraine.

Như vậy, sau thượng đỉnh Nga-Mỹ ngày 16/6 giữa ông Joe Biden và ông Vladimir Putin, quan hệ song phương đã có một số thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vì lợi ích đối nội và chiến lược đối ngoại, cả Washington và Moscow đều duy trì khoảng cách nhất định. Tiến triển trong thận trọng là vậy.

TIN LIÊN QUAN
Bị đồn điều tàu khu trục hướng tới bán đảo Crimea, Mỹ phủ nhận
Nhân tố chi phối chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden
Ngoại trưởng Mỹ gửi cảnh báo tới Nga, nói Trung Quốc từng là 'vấn đề phức tạp nhất'
Thủ tướng Đức: EU rất mạnh, không chỉ Tổng thống Mỹ mới đối thoại được với Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu 'lằn ranh đỏ' với Moscow, tiếp tục cảnh báo công dân không tới Nga

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Tanimoto Masayuki, Giám đốc điều hành quốc gia Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024, thế giới tăng giá như không thể ngăn cản, các ngân hàng trung ương bán tháo USD để mua vàng. Điều gì đang xảy ra?
Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng ...
Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động