Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc: Xuân về, hoa có nở?

Trà Ly
TGVN. Mùa xuân thường biểu trưng cho sự khởi đầu, ấm áp và tươi mới, song điều này dường như chưa đúng với quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc, vốn “nguội lạnh” chưa từng thấy kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1965.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Đến lượt Hàn Quốc, Nhật Bản lên kế hoạch đưa công dân rời khỏi Thành phố Vũ Hán
quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Gọi Hàn Quốc là 'láng giềng quan trọng nhất', Nhật Bản đã muốn xuống thang?
quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có nhiều cơ hội để cải thiện quan hệ. (Nguồn: Reuters)

Sóng ngầm trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc đã tạm lắng với nhiều dấu hiệu tích cực giữa hai nước láng giềng Đông Bắc Á. Dù vậy, giới quan sát vẫn tỏ ra không mấy lạc quan khi Tokyo và Seoul sẽ phải đối mặt với nhiều sự kiện “ngáng đường” quan hệ song phương trong tháng Hai và tháng Ba tới.

Chung tay sưởi ấm

Sau thời gian dài rạn nứt do những tranh chấp về lịch sử, lãnh thổ và gần đây là kinh tế, sóng ngầm trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc được cho là đã qua đi. Riêng hai tháng cuối năm 2019, giới học giả cho rằng, quan hệ Tokyo – Seoul đã “trong tầm kiểm soát” với bốn chỉ dấu cụ thể.

Đầu tiên, tháng 11/2019, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố tiếp tục duy trì Hiệp đinh Đảm bảo Thông tin Quân sự chung (GSOMIA), chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này chính thức hết hạn. Theo Nikkei Asian Review, GSOMIA được “giải cứu vào phút chót” là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp cứu vãn quan hệ giữa hai đồng minh châu Á thân cận của Mỹ, mà còn củng cố tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên.

Thứ hai, Tokyo và Seoul được đánh giá là đã xích lại gần nhau hơn nữa khi tháng 12/2019, bên lề Thượng đỉnh ba bên Trung–Nhật–Hàn tại Thành Đô (Trung Quốc), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hội đàm chính thức lần đầu tiên sau 15 tháng. Hai bên đã thảo luận biện pháp thúc đẩy “hợp tác thực chất”, trong bối cảnh Tokyo và Seoul mong muốn cải thiện quan hệ song phương trên bờ vực đổ vỡ.

Thứ ba, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nối lại đối thoại chính sách liên chính phủ liên quan đến kiểm soát xuất khẩu, từng bị gián đoạn hơn ba năm rưỡi. Động thái trên diễn ra sau khi Seoul quyết định chấm dứt Hiệp đinh GSOMIA nhằm đáp trả biện pháp kiểm soát chặt chẽ của Nhật Bản với hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Thứ tư, Tòa án tối cao Hàn Quốc tháng 12/2019 cũng bác đơn kháng cáo của một nhóm “phụ nữ mua vui” thời chiến – những người giữ quan điểm cho rằng, thỏa thuận song phương năm 2015 là vi hiến. Trong thoả thuận, Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã xác nhận nghị quyết “cuối cùng” và “không thể đảo ngược” với vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến, một trong nhiều tranh chấp lịch sử đã tạo ra căng thẳng giữa cường quốc châu Á.

Dù chưa nhiều, song bốn chỉ dấu này đã thể hiện nỗ lực hàn gắn đáng ghi nhận của cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Ngày 14/1, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kiềm chế chỉ trích Nhật Bản tại cuộc họp báo nhân dịp năm mới 2020. Về phần mình, tại buổi khai mạc kỳ họp nội các thường kỳ của Chính phủ Nhật Bản ngày 20/1, Thủ tướng Shinzo Abe đã lần đầu tiên đề cập tới quan hệ Tokyo – Seoul. “Hàn Quốc là quốc gia láng giềng quan trọng nhất, về bản chất chia sẻ những giá trị cơ bản và lợi ích chiến lược với Nhật Bản”, ông Abe nói.

Trang Nikkei Asian Review nhận định, việc người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản sử dụng từ “về bản chất” trong bài phát biểu một mặt đã phản ánh sự ngờ vực sâu xa của nhà lãnh đạo 65 tuổi với Hàn Quốc, mặt khác thể hiện nỗ lực nhằm ngăn quan hệ song phương xấu đi.

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (thứ hai từ phải sang) hội đàm chính thức ngày 24/12/2019 tại Thành Đô (Trung Quốc).

Đợi ngày băng tan

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, thiện chí chớm nở của đôi bên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khi ba sự kiện nhạy cảm trong quan hệ Tokyo – Seoul sẽ liên tiếp diễn ra trong tháng Hai và tháng Ba.

Thứ nhất, sự kiện “Ngày Takeshima” sẽ được tổ chức tại tỉnh Shimane của Nhật Bản vào ngày 22/2 nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của xứ sở mặt trời mọc với nhóm đảo tranh chấp Takeshima mà Hàn Quốc gọi là Dokdo.

Thứ hai, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ phát biểu tại Lễ kỷ niệm 101 năm Phong trào Độc lập ngày 1/3. Đây là hoạt động kỷ niệm cuộc nổi dậy năm 1919 chống lại sự đô hộ của thực dân Nhật Bản trên Bán đảo Triều Tiên.

Thứ ba, kết quả kiểm nghiệm sách giáo khoa Trung học cơ sở của Nhật Bản sẽ được công bố vào tháng Năm tới. Với nội dung liên quan đến tranh chấp về nhóm đảo Takeshima/Dokdo, bộ sách đã bị Hàn Quốc phản đối mạnh mẽ.

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no
Trước thềm Olympic 2020 và Paralympic 2020, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có cơ hội đẩy lùi sự khác biệt. (Nguồn: Kai Fujii)

Tranh chấp về chủ quyền, mâu thuẫn trong lịch sử, cùng đòn trả đũa kinh tế liên tiếp đã trở thành “hòn đá tảng” cản trở sự phát triển của quan hệ Nhật – Hàn.

Trong bối cảnh Hàn Quốc sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội ngày 15/4, Nhật Bản rộ tin đồn giải thể Hạ viện và Thủ tướng Shinzo Abe rút lui sau Olympic 2020 và Paralympic 2020, tương lai cho quan hệ Tokyo – Seoul vẫn bấp bênh hơn bao giờ hết.

Dù vậy, cộng đồng quốc tế vẫn kỳ vọng, hai nền kinh tế lớn này có thể phá thế bế tắc, bắt tay giải quyết mâu thuẫn riêng, vấn đề chung của khu vực và thế giới. Đông tàn, Xuân sang, hoa anh đào sắp chớm nở, nhưng quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc có lẽ cần nhiều hơn một khoảng lặng để trở lại rực rỡ như thuở nào.

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Người Nhật Bản an tâm sau khi Hàn Quốc duy trì thỏa thuận quân sự chung

TGVN. Theo kết quả cuộc khảo sát do hãng thông tấn Kyodo tiến hành được công bố ngày 24/11, khoảng 66% người Nhật Bản được ...

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Hàn Quốc không gia hạn Hiệp định tình báo GSOMIA: Quyết đoán có tính toán

TGVN. Nỗ lực “kỳ lạ” của Mỹ, căng thẳng với Nhật Bản cùng quan hệ cải thiện với Triều Tiên ít nhiều giải thích tại sao ...

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Nhật Bản và Hàn Quốc: Mơ ngày bình yên

TGVN. Đã đến lúc Nhật Bản và Hàn Quốc vượt qua ám ảnh từ quá khứ, nối lại hợp tác, bảo đảm lợi ích quốc ...

Trà Ly

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động