Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc: Xuân về, hoa có nở?

Trà Ly
TGVN. Mùa xuân thường biểu trưng cho sự khởi đầu, ấm áp và tươi mới, song điều này dường như chưa đúng với quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc, vốn “nguội lạnh” chưa từng thấy kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1965.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Đến lượt Hàn Quốc, Nhật Bản lên kế hoạch đưa công dân rời khỏi Thành phố Vũ Hán
quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Gọi Hàn Quốc là 'láng giềng quan trọng nhất', Nhật Bản đã muốn xuống thang?
quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có nhiều cơ hội để cải thiện quan hệ. (Nguồn: Reuters)

Sóng ngầm trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc đã tạm lắng với nhiều dấu hiệu tích cực giữa hai nước láng giềng Đông Bắc Á. Dù vậy, giới quan sát vẫn tỏ ra không mấy lạc quan khi Tokyo và Seoul sẽ phải đối mặt với nhiều sự kiện “ngáng đường” quan hệ song phương trong tháng Hai và tháng Ba tới.

Chung tay sưởi ấm

Sau thời gian dài rạn nứt do những tranh chấp về lịch sử, lãnh thổ và gần đây là kinh tế, sóng ngầm trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc được cho là đã qua đi. Riêng hai tháng cuối năm 2019, giới học giả cho rằng, quan hệ Tokyo – Seoul đã “trong tầm kiểm soát” với bốn chỉ dấu cụ thể.

Đầu tiên, tháng 11/2019, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố tiếp tục duy trì Hiệp đinh Đảm bảo Thông tin Quân sự chung (GSOMIA), chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này chính thức hết hạn. Theo Nikkei Asian Review, GSOMIA được “giải cứu vào phút chót” là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp cứu vãn quan hệ giữa hai đồng minh châu Á thân cận của Mỹ, mà còn củng cố tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên.

Thứ hai, Tokyo và Seoul được đánh giá là đã xích lại gần nhau hơn nữa khi tháng 12/2019, bên lề Thượng đỉnh ba bên Trung–Nhật–Hàn tại Thành Đô (Trung Quốc), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hội đàm chính thức lần đầu tiên sau 15 tháng. Hai bên đã thảo luận biện pháp thúc đẩy “hợp tác thực chất”, trong bối cảnh Tokyo và Seoul mong muốn cải thiện quan hệ song phương trên bờ vực đổ vỡ.

Thứ ba, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nối lại đối thoại chính sách liên chính phủ liên quan đến kiểm soát xuất khẩu, từng bị gián đoạn hơn ba năm rưỡi. Động thái trên diễn ra sau khi Seoul quyết định chấm dứt Hiệp đinh GSOMIA nhằm đáp trả biện pháp kiểm soát chặt chẽ của Nhật Bản với hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Thứ tư, Tòa án tối cao Hàn Quốc tháng 12/2019 cũng bác đơn kháng cáo của một nhóm “phụ nữ mua vui” thời chiến – những người giữ quan điểm cho rằng, thỏa thuận song phương năm 2015 là vi hiến. Trong thoả thuận, Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã xác nhận nghị quyết “cuối cùng” và “không thể đảo ngược” với vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến, một trong nhiều tranh chấp lịch sử đã tạo ra căng thẳng giữa cường quốc châu Á.

Dù chưa nhiều, song bốn chỉ dấu này đã thể hiện nỗ lực hàn gắn đáng ghi nhận của cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Ngày 14/1, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kiềm chế chỉ trích Nhật Bản tại cuộc họp báo nhân dịp năm mới 2020. Về phần mình, tại buổi khai mạc kỳ họp nội các thường kỳ của Chính phủ Nhật Bản ngày 20/1, Thủ tướng Shinzo Abe đã lần đầu tiên đề cập tới quan hệ Tokyo – Seoul. “Hàn Quốc là quốc gia láng giềng quan trọng nhất, về bản chất chia sẻ những giá trị cơ bản và lợi ích chiến lược với Nhật Bản”, ông Abe nói.

Trang Nikkei Asian Review nhận định, việc người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản sử dụng từ “về bản chất” trong bài phát biểu một mặt đã phản ánh sự ngờ vực sâu xa của nhà lãnh đạo 65 tuổi với Hàn Quốc, mặt khác thể hiện nỗ lực nhằm ngăn quan hệ song phương xấu đi.

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (thứ hai từ phải sang) hội đàm chính thức ngày 24/12/2019 tại Thành Đô (Trung Quốc).

Đợi ngày băng tan

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, thiện chí chớm nở của đôi bên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khi ba sự kiện nhạy cảm trong quan hệ Tokyo – Seoul sẽ liên tiếp diễn ra trong tháng Hai và tháng Ba.

Thứ nhất, sự kiện “Ngày Takeshima” sẽ được tổ chức tại tỉnh Shimane của Nhật Bản vào ngày 22/2 nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của xứ sở mặt trời mọc với nhóm đảo tranh chấp Takeshima mà Hàn Quốc gọi là Dokdo.

Thứ hai, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ phát biểu tại Lễ kỷ niệm 101 năm Phong trào Độc lập ngày 1/3. Đây là hoạt động kỷ niệm cuộc nổi dậy năm 1919 chống lại sự đô hộ của thực dân Nhật Bản trên Bán đảo Triều Tiên.

Thứ ba, kết quả kiểm nghiệm sách giáo khoa Trung học cơ sở của Nhật Bản sẽ được công bố vào tháng Năm tới. Với nội dung liên quan đến tranh chấp về nhóm đảo Takeshima/Dokdo, bộ sách đã bị Hàn Quốc phản đối mạnh mẽ.

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no
Trước thềm Olympic 2020 và Paralympic 2020, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có cơ hội đẩy lùi sự khác biệt. (Nguồn: Kai Fujii)

Tranh chấp về chủ quyền, mâu thuẫn trong lịch sử, cùng đòn trả đũa kinh tế liên tiếp đã trở thành “hòn đá tảng” cản trở sự phát triển của quan hệ Nhật – Hàn.

Trong bối cảnh Hàn Quốc sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội ngày 15/4, Nhật Bản rộ tin đồn giải thể Hạ viện và Thủ tướng Shinzo Abe rút lui sau Olympic 2020 và Paralympic 2020, tương lai cho quan hệ Tokyo – Seoul vẫn bấp bênh hơn bao giờ hết.

Dù vậy, cộng đồng quốc tế vẫn kỳ vọng, hai nền kinh tế lớn này có thể phá thế bế tắc, bắt tay giải quyết mâu thuẫn riêng, vấn đề chung của khu vực và thế giới. Đông tàn, Xuân sang, hoa anh đào sắp chớm nở, nhưng quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc có lẽ cần nhiều hơn một khoảng lặng để trở lại rực rỡ như thuở nào.

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Người Nhật Bản an tâm sau khi Hàn Quốc duy trì thỏa thuận quân sự chung

TGVN. Theo kết quả cuộc khảo sát do hãng thông tấn Kyodo tiến hành được công bố ngày 24/11, khoảng 66% người Nhật Bản được ...

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Hàn Quốc không gia hạn Hiệp định tình báo GSOMIA: Quyết đoán có tính toán

TGVN. Nỗ lực “kỳ lạ” của Mỹ, căng thẳng với Nhật Bản cùng quan hệ cải thiện với Triều Tiên ít nhiều giải thích tại sao ...

quan he nhat ban han quoc xuan ve hoa co no Nhật Bản và Hàn Quốc: Mơ ngày bình yên

TGVN. Đã đến lúc Nhật Bản và Hàn Quốc vượt qua ám ảnh từ quá khứ, nối lại hợp tác, bảo đảm lợi ích quốc ...

Trà Ly

Đọc thêm

Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, người tham gia giao thông sử dụng đèn pha gây tại nạn thì bị xử lý như thế nào? - Độc giả Chi Lan
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Điện ảnh Việt: Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng

Điện ảnh Việt: Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng

Doanh thu hiện tại của 'Lật mặt 7: Một điều ước', Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng, tính tổng 7 dự ...
Lần đầu tiên EU đề xuất 'bóp nghẹt' dòng tiền của Nga, 3 dự án LNG vào 'tầm ngắm'

Lần đầu tiên EU đề xuất 'bóp nghẹt' dòng tiền của Nga, 3 dự án LNG vào 'tầm ngắm'

Lần đầu tiên Liên minh châu Âu (EU) đưa ra đề xuất trừng phạt nhắm vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và ...
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động