Tổng thống Pháp Macron và người đồng cấp Brazil Lula da Silva ngày 26/3. (Nguồn Le Monde) |
Đây là chuyến thăm Brazil đầu tiên của một ông chủ điện Elysee kể từ tám năm qua và Brazil cũng là nước châu Mỹ Latinh đầu tiên mà Tổng thống Macron đến thăm kể từ khi tái đắc cử.
Nếu như quan hệ Pháp-Brazil bị ngưng trệ, thậm chí là căng thẳng dưới thời Tổng thống Macron và Tổng thống Jair Bolsonaro (2019-2023) liên quan đến những chỉ trích xung quanh vụ cháy rừng Amazon năm 2019, Tổng thống Macron lại giữ được mối quan hệ rất mật thiết với đương kim Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.
Nhà lãnh đạo Pháp từng nhiều lần đón ông Lula thăm Pháp, thậm chí dành nghi thức lễ tân thảm đỏ khi đón ông Lula chỉ là ứng cử viên Tổng thống tháng 11/2021. Đáp lại, Tổng thống Lula dành nhiều nghi thức lễ tân đặc biệt cho ông Macron trong chuyến thăm. Ông Lula đích thân đến thành phố Belem để đón Tổng thống Macron, mời người đồng cấp ăn trưa tại nhà riêng – việc chưa từng thực hiện với các lãnh đạo châu Âu.
Kể từ khi lên nắm quyền tháng 1/2023, Tổng thống Lula rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng phi carbon... Trên cơ sở đó, Paris mong muốn hai bên cùng thực hiện phát triển kế hoạch hành động chiến lược về năng lượng, trong đó có năng lượng hạt nhân và hydro tái tạo.
Hiện Pháp là nhà đầu tư đứng thứ ba vào Brazil, sau Mỹ và Tây Ban Nha. Các tập đoàn lớn như Carrefour, Airbus, Vicat… và đông đảo các công ty khởi nghiệp tháp tùng Tổng thống Macron, tham dự diễn đàn doanh nghiệp hai nước tại Sao Paulo.
Một trong những hồ sơ lớn trong hợp tác kinh tế, thể hiện mối quan hệ tin cậy giữa hai nước là hợp đồng sản xuất bốn tàu ngầm tại Brazil ký năm 2008 (hai trong số này đã được hoàn thiện và chuyển giao cho phía Brazil). Brazil kỳ vọng việc Pháp hỗ trợ phát triển động cơ nguyên tử đối với các tàu ngầm.
Mặc dù Pháp luôn loại trừ việc chuyển giao công nghệ cao như vậy, nhưng nếu được công bố, đây sẽ là tín hiệu mạnh mẽ cho quan hệ Paris-Brasilia. Bên cạnh đó, mặc dù vẫn còn khác biệt trên một số vấn đề, nhưng tình hình Nga - Ukraine, Dải Gaza, thỏa thuận EU và thị trường chung Nam Mỹ Mercosur cũng sẽ được bàn thảo.
Có thể thấy, Pháp đánh giá Brazil là một trong những cường quốc mới nổi, có vai trò và tiếng nói trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Qua chuyến thăm, ông chủ điện Elysee muốn tranh thủ tối đa vai trò Chủ tịch G20 của Brazil trong phối hợp và ủng hộ Paris về các hồ sơ nóng của quốc tế và khu vực, bao gồm cả ứng phó với biến đổi khí hậu, lĩnh vực mà Pháp đang mong muốn dẫn đầu.
Chuyến thăm cũng là dịp để Pháp thăm dò về việc mở rộng BRICS - tổ chức mà Brazil, nước đông dân và giàu có nhất Mỹ Latinh, luôn có vai trò và ảnh hưởng mạnh mẽ.
| Mỹ tuyên bố coi trọng quan hệ với Brazil, nói gì về căng thẳng ngoại giao giữa Israel với Brasilia? Ngày 21/2, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Cung điện Planalto, trụ sở cơ ... |
| Vụ tấn công khủng bố ở Nga: Tổng thống Putin nói về thủ phạm, Kremlin tránh làm một điều, Pháp hé lộ tin mới liên quan Ngày 25/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức cuộc họp để thảo luận về các biện pháp cần thực hiện sau vụ tấn công ... |
| Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là hai nền kinh tế đầu tàu Pháp và ... |
| Ngoại trưởng Nga 'bóc mẽ' ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" ... |
| Tổng thống Pháp công du Brazil, phá tan 'lớp băng' kéo dài 4 năm Ngày 26/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới Belem (Brazil) bắt đầu chuyến công du 3 ngày tại quốc gia Nam Mỹ này. |