Back to E-magazine
e magazine
21:09 | 09/07/2022
Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

21:09 | 09/07/2022

Giây phút biết cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình lặng đi một lúc! Đó là một sự thật phũ phàng nhưng ông không muốn tin, kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản vào năm sau còn đợi ông-người bạn của Việt Nam gửi đôi điều tâm tình!

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Lúc này đây, nhớ về cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo,
những điều gợi về trong ông là…

Năm 2006, tôi đang là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách khu vực Đông Bắc Á, trong đó có quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori bày tỏ mong muốn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chọn Nhật Bản là nước ngoài đi thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Cũng rất trùng hợp, ông Abe Shinzo cũng vừa mới lên làm Thủ tướng Nhật Bản.

Hiểu rõ mong muốn của Đại sứ và Chính phủ Nhật Bản, chúng tôi cùng xúc tiến chuyến thăm quan trọng này. Khi tôi xin ý kiến của các lãnh đạo cấp cao về chuyến thăm thì thời điểm đó Thủ tướng có một chuyến đi dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) ở Phần Lan vào tháng 9. Sau đó, tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sang thăm chính thức Nhật Bản và được Thủ tướng Abe đón.

Chính chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006 đã tạo ra một bước khởi đầu tốt đẹp trong quan hệ cá nhân giữa hai Thủ tướng. Sau chuyến thăm không lâu, tháng 11/2006, Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 và Thủ tướng Abe đã sang Việt Nam, dự APEC và thăm song phương.

Như vậy, chuyến thăm song phương đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra nước ngoài là tới Nhật Bản. Đáp lại, ông Abe cũng có chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị Thủ tướng là tới Việt Nam. Đó là dấu ấn rất có ý nghĩa, tạo ra mối quan hệ giữa hai Thủ tướng, giúp họ kết nối với nhau.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Tôi còn nhớ, cũng trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nhật Bản năm đó, Thủ tướng đã giao cho tôi chuẩn bị Tuyên bố chung giữa hai nước. Khi ấy, Việt Nam có đề xuất 3 dự án kinh tế đề nghị Nhật Bản ủng hộ và hỗ trợ.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Phía Nhật Bản rất nhiệt tình, song cũng có nhiều thứ mà họ chưa nắm được và họ cần có thêm thời gian xem xét. Do vậy, họ đề nghị tạm ghi vào Tuyên bố chung là phía Nhật Bản sẽ “xem xét một cách nghiêm túc” đề nghị của phía Việt Nam. Lúc đó, tôi nhận được chỉ thị của Thủ tướng, đề nghị bạn đề cập một cách rõ ràng hơn là “xem xét một cách tích cực”.

Nhận được yêu cầu từ phía đoàn ta, cấp chuyên viên của bạn tỏ thái độ dè dặt khi đưa vào nội dung Tuyên bố chung, do bạn chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ thực tế liên quan đến yêu cầu của ta. Tuy nhiên, qua Hội đàm và cuộc trao đổi ý kiến tiếp theo giữa 2 Thủ tướng, Thủ tướng Abe đã hiểu rõ và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với đề xuất của ta.

Qua đó, có thể thấy được sự chân thành của ông Abe khi đáp lại tất cả các đề nghị của chúng ta. Mặc dù có thể lúc đó họ chưa nghiên cứu kỹ, song khi xét thấy mong muốn của chúng ta, phía bạn đã phản hồi rất tích cực.

Cũng nhân chuyến thăm này, Thủ tướng Abe cùng Thủ tướng ta đã ra Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản".

Những năm tháng sau này,
tình cảm ấy đã được nuôi dưỡng như thế nào, thưa ông?

Vì lý do sức khỏe, một năm sau ông Abe đã từ chức. Tuy nhiên, sau khi trở lại vị trí Thủ tướng Nhật Bản năm 2013, ông Abe đã một lần nữa chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tiên cho chuyến thăm song phương trên cương vị Thủ tướng.

Tôi cho rằng, đây là một sự kiện hết sức có ý nghĩa, bởi dù chỉ mang tính biểu tượng, song nó cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của ông Abe dành cho Việt Nam. Như vậy, trong cả hai lần làm Thủ tướng, ông Abe Shinzo đều lựa chọn thăm Việt Nam đầu tiên.

Trong thời gian ông Abe làm Thủ tướng lần thứ hai, thời điểm này tôi đã về hưu nhưng vẫn luôn dõi theo những hoạt động của ông, đặc biệt là những chính sách của ông trong quan hệ với Việt Nam. Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi thấy ông Abe đã có rất nhiều quyết sách liên quan tới tu tập sinh nước ngoài. Chính điều đó cũng giúp cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tăng lên một cách nhanh chóng như hiện nay.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Các hoạt động của ông Abe chiếm được tình cảm rất sâu sắc của người Việt Nam. Hình ảnh phu nhân ông Abe mặc chiếc áo dài rất đẹp, rất nền nã của người phụ nữ Việt Nam được chia sẻ trong cộng đồng mạng tạo ra một cảm giác rất gần gũi và thân tình. Tôi hiểu rằng ông Abe là người có tình cảm rất đặc biệt với Việt Nam. Nó thể hiện trong chính sách, cách ứng xử và cả việc đáp ứng yêu cầu của Việt Nam.

Về phía Việt Nam, từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tình cảm giữa hai nước cũng đã rất thân thiết. Sau này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi là Thủ tướng Chính phủ), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đều có mối quan hệ rất thân tình, gần gũi với ông Abe, coi ông như những người bạn, những người anh em nghĩa tình.

Năm 2014, Thủ tướng Abe và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ra Tuyên bố chung về " Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng, vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á".

Với vai trò Chủ tịch G7, ông Abe đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị G7 mở rộng năm 2016 và với vai trò Chủ tịch G20, ông Abe cũng đã mời Việt Nam tham dự năm 2019.

Tuy nhiên, không chỉ riêng ông Abe mà những lãnh đạo khác tại Nhật Bản cũng đều có thái độ rất chân tình với Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Với cá nhân ông, liệu có những kỷ niệm tiếp xúc với cựu Thủ tướng Abe ở cuộc sống đời thường còn in sâu trong tâm trí?

Sau khi ông Abe từ chức lần thứ nhất, tôi được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản. Có lần, tôi và vợ đi công tác, di chuyển bằng tàu shinkansen thì tình cờ bắt gặp ông Abe và phu nhân cũng di chuyển trên cùng chuyến tàu như những người dân bình thường, khi đó ông vẫn là Nghị sỹ.

Tôi đã đến bắt chuyện, giới thiệu mình là Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản và trước đây cũng đã có dịp được gặp ông trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó, ông đã bày tỏ thái độ cởi mở, chân tình. Mặc dù không có điều kiện để nói chuyện nhiều, song tôi thấy ông là một người rất bình dị, đơn giản và vẫn rất trìu mến khi nói về người Việt Nam. Đó là những kỷ niệm về ông Abe mà tôi vẫn hằng lưu giữ.

Nhiều năm trong sự nghiệp ngoại giao gắn bó với Nhật Bản, theo dõi rất nhiều chính sách của ông Abe trong thời kỳ làm Thủ tướng. Ông cảm nhận thế nào về cái tâm của ông Abe với sự phát triển của đất nước Nhật Bản?

Ông Abe lên làm Thủ tướng năm 2006 vào thời kỳ đất nước Nhật Bản lâm vào tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài suốt 2 thập kỷ. Sau khi ông từ chức năm 2007 do lý do sức khoẻ, chính trường Nhật Bản trờ nên bất ổn định với mỗi nhiệm kỳ Thủ tướng, thuộc cả Đảng Dân chủ và Đảng Dân chủ tụ do chỉ kéo dài hơn một năm. Tình trạng này đã chấm dứt với việc ông Abe trở lại được bầu làm Thủ tướng cuối năm 2012, tập trung mọi nỗ lực để phục hồi kinh tế.

Trong bối cảnh đó, những sáng kiến của ông Abe về cải cách kinh tế, thường được gọi là “Abenomics”, đã tác động tích cực tới nền kinh tế của Nhật Bản. Nó làm hồi sinh nền kinh tế đã có một thời gian dài lâm vào trì trệ.

Sau khi từ chức Thủ tướng một lần nữa vào năm 2020, những chính sách kinh tế của ông vẫn được thực hiện. Điều này thể hiện vai trò của ông ấy, một người đã hồi sinh lại nền kinh tế của Nhật Bản. Bản thân ông cũng có rất nhiều chính sách liên quan đến phúc lợi xã hội.

Sự ra đi đột ngột của ông Abe sẽ là một nỗi đau không thể sớm nguôi ngoai với nhiều người dân Nhật Bản. Ông ra đi nhưng chân dung về một vị lãnh đạo giản dị, tâm huyết với đất nước sẽ còn mãi với con người xứ sở mặt trời mọc.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Với Việt Nam, có lẽ cũng có những dấu ấn riêng
mang tên vị cựu Thủ tướng thân tình ấy…

Đối với Việt Nam, sang năm sẽ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản. Tôi lấy làm tiếc là ông Abe, một người có đóng góp lớn cho quan hệ hai nước, lại qua đời. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng dấu ấn mà ông để lại cho quan hệ hai nước rất sâu đậm và chúng ta rất biết ơn ông ấy! Có rất nhiều dự án Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam, đến nay vẫn phát huy vai trò rất lớn. Hầu như dự án nào của Nhật cũng đều hiệu quả, tác động tích cực tới phát triển kinh tế của Việt Nam.

Phía Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực then chốt như xây dựng hạ tầng cơ sở cho giao thông vận tải, năng lượng, cải cách thể chế, hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, trong đó có Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Mặc dù đây không phải dự án ông Abe khởi xướng mà đã có từ trước đó, song việc dự án này được duy trì, kéo dài cho tới nay cũng có sự đóng góp quan trọng của cố Thủ tướng Nhật Bản.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Có rất nhiều quyết định của ông Abe đã mang lại lợi ích hợp tác kinh tế tốt với Việt Nam, không chỉ là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở mà cả lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Hiện những người Việt Nam đi lao động, học tập và làm việc ở Nhật Bản có đóng góp cho sự phát triển của Nhật Bản. Song khi họ kết thúc thời gian làm việc ở Nhật Bản, họ trở về nước thì lại trở thành lực lao động rất tốt cho Việt Nam.

Lãnh đạo Nhật Bản nói chung và ông Abe nói riêng đều hỗ trợ cho Việt Nam liên quan đến những lĩnh vực rất then chốt như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, năng lượng, thể chế, đào tạo nguồn nhân lực… Vốn ODA của Nhật chủ yếu rót vào những lĩnh vực này. Điều này là rất phù hợp với chính sách, chủ trương của chúng ta.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Sự ra đi đột ngột của cựu Thủ tướng Abe là một “cú sốc” với chính trường Nhật Bản và với thế giới, liệu có một sự thay đổi nào đó với Nhật Bản sau sự việc này, thưa ông?

Nếu tính cả hai nhiệm kỳ cộng lại thì ông Abe là vị Thủ tướng tại vị lâu nhất trên chính trường Nhật Bản. Điều đó đã thể hiện rõ uy tín của ông Abe với chính giới Nhật Bản, cũng như ảnh hưởng của ông ấy để lại cho chính giới Nhật Bản. Cả hai lần ông từ chức đều là vì lý do sức khỏe, chứ không phải gặp khó khăn gì quá lớn trong việc điều hành đất nước.

Chính vì thế, ngay cả khi đã nghỉ rồi, song uy tín của ông Abe vẫn rất cao. Ngay khi ông bị ám sát, ông cũng đang phát biểu tại cuộc vận động bầu cử Thượng viện cho đảng Dân chủ tự do (LDP) của mình, cổ vũ và động viên cử tri bầu cho người của đảng.

Tôi thấy rằng là sự ra đi của ông Abe là một tổn thất rất lớn đối với chính trường Nhật Bản.

Tuy nhiên, tôi cho rằng điều này cũng không làm thay đổi hướng đi của Nhật Bản, kể cả trong đối nội và đối ngoại. Chúng ta chưa biết cụ thể động cơ của kẻ sát nhân nhưng tôi cho rằng mặc dù nó xảy ra và tạo nên một cơn sốc đối với chính trường Nhật Bản và thế giới, song nó cũng càng thể hiện rõ ảnh hưởng, uy tín của ông Abe đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế.

Thực hiện: Quân Hằng | Đồ hoạ: Lim Dim

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.