Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. |
Theo Hiệp VKFTA và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn tiếp theo, ngoài may mặc, Quảng Nam mong muốn đa dạng hóa ngành, lĩnh vực đầu tư, lan tỏa trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất linh kiện điện tử; hóa mỹ phẩm; logistics; công nghiệp phụ trợ cơ khí, ô tô; hạ tầng khu công nghiệp; năng lượng; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; chế biến thủy sản; công nghệ môi trường;…
Tác động cộng hưởng tích cực
Sau 25 năm tái lập tỉnh (1997-2022), hoạt động thu hút đầu tư của Quảng Nam đạt nhiều kết quả nổi bật. Tính đến tháng 9/2022, tỉnh có 194 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD. Trong đó, dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc gần như ổn định, trở thành đối tác đầu tư hàng đầu của Quảng Nam với 56 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 822 triệu USD, trong đó một số dự án tiêu biểu như: Nhà máy sản xuất vải mành của Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam; Nhà máy dệt, may, nhuộm và phụ liệu dệt may của Công ty TNHH Panko Tam Thăng; Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô CTR Vina của Công ty TNHH CTR Vina; Nhà máy sản xuất vải của Công ty TNHH DH Textile; Nhà máy sản xuất dụng cụ cắm trại, lều và các sản phẩm may mặc của Công ty TNHH Sedo Vinako...
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc hoạt động khá hiệu quả, giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước liên tục tăng từ năm 2016-2021, là thành phần quan trọng trong động lực phát triển kinh tế địa phương.
Bên cạnh FDI, Quảng Nam còn nhận được nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) của Chính phủ Hàn Quốc trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, phát triển cộng đồng và nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc tại tỉnh Quảng Nam hằng năm.
Mối quan hệ giao lưu văn hóa Quảng Nam - Hàn Quốc ngày càng trở nên sôi động và phong phú như dự án Làng Bích Họa Tam Thanh; chuyến thăm của bà Kim Jung Sook - Phu nhân cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea In; sự kiện “Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại tỉnh Quảng Nam”; tuần phim Hàn Quốc; và gần đây nhất là sự kiện “Những Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Hội An”... với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tỉnh Quảng Nam và các địa phương, đối tác Hàn Quốc.
Đột phá từ quy hoạch tổng thể
Thời gian qua, Quảng Nam đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, quyết tâm đột phá phát triển nhanh vùng Đông, đồng thời tạo lập các yếu tố cần thiết để làm tiền đề phát triển mạnh mẽ vùng Tây. Tập trung thu hút, xúc tiến các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có ưu thế, gắn kết với các địa phương lân cận vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đạt được lợi ích lớn từ việc hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Nam Giang, nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của Hành lang Kinh tế Đông Tây.
Cụ thể, về nông nghiệp, tỉnh chủ trương phát triển theo chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu; có chính sách thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp để làm nòng cốt tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh lớn, các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp, bán công nghiệp, đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)...
Quảng Nam- KOICA (Hàn Quốc) ký kết hợp tác xây dựng thành phố thông minh thành phố Tam Kỳ. |
Về công nghiệp: quy hoạch, định hướng đầu tư sản xuất theo cụm ngành với công nghệ hiện đại, ít sử dụng lao động; phát triển mạnh ngành công nghiệp ô-tô, công nghiệp điện khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, công nghiệp thực phẩm, đồ uống, công nghiệp hàng không,... để sớm hình thành trung tâm cơ khí đa dụng quy mô lớn tại Khu Kinh tế mở Chu Lai.
Về dịch vụ: tập trung phát triển các ngành dịch vụ du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, logistics; từng bước hình thành các khu phi thuế quan, các sàn giao dịch quy mô quốc tế; phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao của khu vực miền Trung. Tỉnh Quảng Nam cũng có cơ hội rất lớn để phát triển mạnh dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Khu kinh tế mở Chu Lai có thể hình thành một trung tâm vận tải đa phương thức trọng điểm của quốc gia.
Toàn bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên nhiều lĩnh vực, nhóm ngành và địa phương đều được công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư
Tỉnh Quảng Nam khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, đồng thời luôn chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác đã được ký kết với các địa phương của Hàn Quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhất và đón tiếp chu đáo, trọng thị, thể hiện thiện chí, tinh thần hữu nghị dành cho các đoàn đại biểu, đoàn công tác, đoàn đầu tư,... đến từ Hàn Quốc do các địa phương giới thiệu, phái cử sang làm việc tại tỉnh để thực hiện các nội dung hợp tác đã thống nhất. UBND tỉnh Quảng Nam luôn tin tưởng mối quan hệ giữa Việt Nam-Hàn Quốc nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng sẽ có những bước phát triển mới, đột phá trong thời gian tới.
| Sôi động không gian giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội Lễ hội Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc-Việt Nam 2022 diễn ra tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại không gian đi bộ ... |
| 10 tháng, Việt Nam hút hơn 22,46 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; Singapore giữ 'ngôi vương' Trong khi vốn đầu tư nước ngoài đăng ký giảm, thì vốn giải ngân tiếp tục tăng tốc, 10 tháng, đạt hơn 17,73 tỷ USD, ... |
| Cà Mau: Tạo môi trường thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư Cùng với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã tạo sức hút ... |
| Haiti mong muốn thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Nam Chính phủ Haiti mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam, đặc biệt trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp ... |
| Nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc cam kết đầu tư tại Việt Nam Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc, sáng 5/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp nhiều tập đoàn hàng ... |