Qutb Minar - linh thiêng tháp cổ

Quần thể di tích Qutb ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ) là nơi có ngôi tháp nổi tiếng Qutb Minar và cây cột sắt bí hiểm được xem là “chân của thần Vishnu”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
qutb minar linh thieng thap co

Thăm di tích giáo đường Quwwatul-Islam

Dưới cái nắng chiều không quá gay gắt, đoàn chúng tôi, những nhà báo từ các nước ASEAN háo hức băng qua chiếc cổng vòm xây bằng gạch đỏ theo kiến trúc đặc trưng Hồi giáo, vào thăm quần thể di tích Qutb ở Thủ đô New Delhi.

Nổi bật trên nền trời chiều vàng rực của xứ Thiên Trúc là ngôi tháp cổ Qutb Minar (chiến thắng) cao lớn sừng sững. Ngôi tháp này được coi là di tích quan trọng thứ hai ở Ấn Độ, chỉ sau kỳ quan nổi tiếng - lăng Taj Mahal ở thành phố Agra. 

Tháp được Vua Qutbuddin Aybak thuộc vương triều Delhi cho xây năm 1199 và hoàn thành năm 1230. Công trình được xây hoàn toàn bằng gạch và đá cẩm thạch. Với chiều cao 72,5m, ngôi tháp đá cao nhất Ấn Độ khiến mọi người phải ngửa mặt lên để có thể chiêm ngưỡng toàn bộ sự hùng vĩ của nó. Tháp có kiến trúc độc đáo, với nhiều đường gân to lớn chạy dọc từ chân lên đỉnh. Đường kính đáy tháp  khoảng 14,3m, càng lên cao thì thân tháp càng nhỏ lại, đường kính của vòng tháp trên đỉnh chỉ còn khoảng 2,75m. Toàn bộ phần chân tháp được khắc các đoạn trích trong Kinh Coran. Trong tháp rỗng, có cầu thang xoắn ốc gồm 379 bậc dẫn lên đỉnh tháp. Công trình này được người Ấn coi là một trong những kỳ quan của đất nước.

Rời tòa tháp, chúng tôi tiếp tục ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những công trình xung quanh đó. Nhiều công trình đã bị hư hại nặng qua thời gian nhưng vẫn chứa đựng một sự lôi cuốn bí ẩn. Ví dụ như một pháo đài được xây bằng những tảng đá xù xì với lỗ châu mai to, đen ngòm như cái miệng há hốc của người khổng lồ.

Trong quần thể di tích Qutb còn có mộ của một số vị vua Hồi giáo và những di tích xây bằng đá được chạm khắc, trang trí rất công phu - chứng tích một thời vàng son của đế chế Hồi giáo tại Ấn Độ.

Khi tham quan khu di tích, người ta dễ dàng bắt gặp những con sóc to lớn với cặp mắt đen láy và bộ lông kẻ sọc vàng nâu đang leo tường thoăn thoắt. Chúng rất dạn người. Ấn Độ là thiên đường của các loài chim thú hoang như thế.

Ông Kumar, người dẫn đoàn chúng tôi cho biết, tháp Qutb vẫn tồn tại sau nhiều lần bị sét đánh và động đất trong hàng trăm năm qua. Nó chính là biểu trưng cho thời kỳ Hồi giáo bắt đầu phổ biến tại Ấn Độ. Năm 1993, UNESCO đã đưa tháp Qutb Minar và một số công trình ở quần thể di tích Qutb vào danh mục "Di sản văn hóa thế giới".

qutb minar linh thieng thap co

Cột sắt Delhi, phía xa là tòa tháp Qutb Minar.

Cột sắt bí hiểm

Cách  tháp Qutb không xa là “cột sắt Delhi” hàng ngàn năm tuổi đứng im lìm trong sân giáo đường Quwwatul-Islam. Người Ấn Độ cho rằng, nếu bạn dựa lưng vào cây cột sắt này, vòng hai tay quanh cột để chạm được hai tay vào nhau thì mọi điều ước sẽ trở thành hiện thực.

Cây cột đúc bằng sắt nguyên khối này cao gần 6,3m tính từ mặt đất (phần đế chôn sâu 93cm). Đường kính cột giảm dần từ 48cm ở chân còn 29cm khi lên đến đỉnh cột. Khoảng giữa cột có chạm khắc một đoạn văn tự được viết bằng tiếng Phạn cổ với nội dung ca ngợi một vị vua.

Theo các văn tự cổ đại của Ấn Độ, cột sắt Delhi được đúc từ thế kỷ thứ IV dưới thời nhà vua Chandra II (375 - 413) của triều đại Gupta hùng mạnh, nhằm thể hiện lòng thành kính đối với thần bảo hộ Vishnu của người Hindu. Cây cột này còn có tên khác là “chân của thần Vishnu”.

Với thành phần 98% sắt nguyên chất, trải qua hơn 16 thế kỷ dãi dầu mưa nắng, thân cột chưa hề xuất hiện vết gỉ sét nào. Điều này khiến giới khoa học kinh ngạc về kỹ thuật luyện kim của người Ấn Độ cổ đại. Với trình độ khoa học công nghệ ngày nay, việc tạo ra được sắt nguyên chất 100% vẫn rất khó. Sắt đúc ra luôn chứa một hàm lượng tạp chất nhất định. Đây chính là yếu tố gây ra hiện tượng sắt gỉ. Những người duy tâm cho rằng, cột sắt Delhi được các thế lực siêu nhiên bảo vệ khỏi sự tàn phá của thời gian...

Tại sao chỉ với 98% sắt nguyên chất, mà cột sắt Delhi vẫn vẹn nguyên như vậy? Có phải người Ấn Độ cổ đại đã chế tạo được thép không gỉ - một vật liệu đang được con người hiện đại sử dụng rộng rãi?  Chính những bí ẩn ấy đã khiến cây cột trở thành một trong những địa chỉ thu hút nhiều khách du lịch nhất Ấn Độ, từ đó mang lại cho thành phố Delhi một khoản thu không hề nhỏ.

Để bảo vệ cây "cần câu cơm" này, từ năm 1990, chính quyền địa phương đã dựng hàng rào sắt bao quanh, ngăn du khách tiếp xúc trực tiếp với cây cột thiêng. Kể từ đó đến nay, họ đã nhiều lần phải thay các hàng rào này do... gỉ sét. Trong khi đó, “đối tượng” được bảo vệ thì vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”.

Trung Hiếu

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động