Nhiều trẻ em rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân chăm sóc hoặc chính trẻ em phải cách ly điều trị Covid-19. (Ảnh minh họa) |
Liên quan tới công tác trợ giúp, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,26 tỷ đồng cho 1.427 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do Covid-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em) và 128 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 (mức 1 triệu đồng/trẻ em).
Triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ bổ sung với tổng kinh phí trên 105,1 tỷ đồng tới 4.765 người lao động mang thai và 100.415 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động.
Đồng thời, 533.920 đối tượng F0, F1 đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 295 tỷ đồng và 14.330 trẻ em là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 1 triệu đồng/trẻ em.
Ngoài ra, nhiều địa phương đã quyết định sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ tiền ăn trong thời gian điều trị hoặc cách ly tập trung với nhóm đối tượng F0, F1.
Trước đó, liên quan công tác chăm sóc trẻ mồ côi do Covid-19, đại diện Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trong trường hợp trẻ em mất đi môi trường gia đình (mất cả cha, mẹ) hoặc không thể sống với cha mẹ, thì cần cho các em một gia đình khác thay thế để các em được chăm sóc bởi người thân thích còn lại của các em, hoặc một gia đình nhận chăm sóc các em.
Khi không thể tìm được cho các em một môi trường gia đình, giải pháp cuối cùng mới là đưa các em đến với môi trường chăm sóc tập trung như cơ sở bảo trợ xã hội hay trường nội trú.
| Kháng thể Covid-19 ở người đã khỏi bệnh tồn tại bao lâu? Nhiều người từng mắc Covid-19 vẫn còn kháng thể sau 12 tháng, nhưng mức độ suy giảm dần so với 6 tháng trước đó. |
| Covid-19 tác động lên não bộ như thế nào? Các nhà khoa học phát hiện, ngay cả những ca bệnh Covid-19 nhẹ cũng bị suy giảm chất xám. |