TIN LIÊN QUAN | |
The Economist: 'Sức khỏe' tài chính ổn định, kinh tế Việt Nam an toàn sau dịch Covid-19 | |
Kinh tế Việt Nam thay đổi thế nào sau Đổi mới 1986? |
Nền kinh tế Việt Nam chưa thể mở hoàn toàn mà vẫn phải kết hợp giữa phòng chống dịch với phát triển kinh tế. (Nguồn: Baodauthau) |
Phát biểu tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020 diễn ra tối 5/5, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết, về kịch bản phục hồi nền kinh tế, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT đang chủ trì cùng các bộ ngành xây dựng kịch bản phục hồi nền kinh tế.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho hay, khi dịch Covid-19 xảy ra, Bộ KH&ĐT đã chủ động, phối hợp cùng với các bộ ngành, tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những định hướng, giải pháp.
"Cụ thể, Bộ KH&ĐT đã kiến nghị 3 bước đối với điều hành nền kinh tế. Bước thứ nhất là lúc Covid-19 đang diễn ra thì ưu tiên chống dịch là chủ yếu, việc phát triển kinh tế lúc này là cầm cự và giảm thiểu tối đa các thiệt hại do dịch gây ra. Khi chúng ta điều hành nền kinh tế trong trung và dài hạn thì việc giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho phục hồi sau này nhanh và tốt hơn.
Bước thứ hai, sau khi nguy cơ và tác động của dịch Covid-19 giảm đi nhiều như hiện nay nhờ sự chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống dịch và các bộ, ngành thì chúng ta sẽ phục hồi dần dần. Bộ KH&ĐT cũng đã báo cáo và tham mưu Chính phủ sẽ mở lại dần các hoạt động kinh tế.
Đối với các mảng thị trường, trước tiên phục hồi trong nước trước; còn đối với thị trường nước ngoài, hiện nay, mặc dù Covid-19 ở Việt Nam có khả năng kết thúc sớm, các nước trên thế giới vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó nền kinh tế Việt Nam chưa thể mở hoàn toàn mà vẫn phải kết hợp giữa phòng chống dịch với phát triển kinh tế", ông Phương nêu rõ.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Bộ KH&ĐT xây dựng trạng thái bình thường mới, có nghĩa là xây dựng các kịch bản, chính sách phát triển kinh tế trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn tồn tại, đặc biệt xung quanh Việt Nam. Mỗi chính sách đề ra cần phải kết hợp cả 2 mục tiêu là phòng chống dịch và phát triển kinh tế.
Ông Trần Quốc Phương cũng lưu ý, đến khâu thị trường, nhất là ngành dịch vụ, du lịch. Nếu không có khách, dẫu mở lại cũng chưa hoạt động được ngay, kéo theo đó là một số ngành khác như vận tải, lưu trú, ăn uống,… phụ thuộc hoàn toàn vào khách.
"Trạng thái tương lai trong kịch bản của Bộ KH&ĐT xây dựng là khi Covid-19 đã yên ổn trên thế giới. Đối với thế giới hiện nay thì nền kinh tế nào kết thúc dịch sớm nhất sẽ thành công. Do vậy trong định hướng xây dựng kịch bàn này Bộ sẽ chú trọng nghiên cứu việc nắm bắt cơ hội để thúc đẩy kinh tế trong nước, tất nhiên sẽ đòi hỏi thay đổi nhiều vào cơ cấu của nền kinh tế nói chung cũng như định hướng và cơ cấu của từng doanh nghiệp, sản phẩm để đón nhận cơ hội này.
Trong cơ hội này có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, đặc biệt các tập đoàn kinh tế lớn đang hết sức cân nhắc trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, trong đó Đông Nam Á là một trong những địa bàn được tính đến đầu tiên và Việt Nam nằm trong số đó", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định.
Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Thay đổi tư duy và năng lực thích nghi TGVN. Để phát triển kinh tế hậu Covid-19, một tư duy mới về sống chung với dịch bệnh cần được hình thành và đòi hỏi ... |
San phẳng đường cong Covid-19 bằng ‘búa tạ’, kinh tế Việt Nam tìm đường về quỹ đạo tăng trưởng TGVN. Việt Nam đã san phẳng đường cong dịch Covid-19 bằng “búa tạ”. Và tiếp sau những thành công ban đầu, Việt Nam mở cửa ... |
Ba kịch bản kinh tế Việt Nam 2020 hậu Covid-19 TGVN. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định phục hồi kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hậu dịch ... |