Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hướng tới mục tiêu tạo ra khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới kể cả về thương mại lẫn dân số. Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, RCEP gồm 10 quốc gia Đông Nam Á cùng 5 nước đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand và Australia.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lee Hui Shan, Giảng viên Đại học Tunku Abdul Rahman (Malaysia), RCEP giúp đơn giản hóa thủ tục thông quan giữa tất cả các quốc gia thành viên, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của thương mại tự do.
Ông nhận định, RCEP sẽ làm giảm sự chậm trễ, giúp tiết kiệm chi phí và tăng tốc thời gian quay vòng thương mại. Ngoài ra, để bảo vệ thương mại kỹ thuật số trong khu vực RCEP, tất cả các quốc gia đã nhất trí về giao dịch thương mại không cần giấy tờ, công nhận chữ ký số của nhau và thiết lập các giao thức kỹ thuật số đa phương.
RCEP kết hợp với BRI - Trung Quốc như 'hổ mọc thêm cánh'?. (Nguồn: Global Times) |
Sức ảnh hưởng của RCEP với BRI?
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng, thương mại và kết nối tài chính được cung cấp bởi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã tạo nền tảng cho nền kinh tế khu vực. Tiến sĩ Lee Hui Shan cho rằng, sau khi RCEP chính thức có hiệu lực, BRI sẽ hỗ trợ thúc đẩy các liên kết đầu tư và thương mại mạnh mẽ hơn trong khu vực.
Thông qua các mạng lưới cung ứng trong khu vực, các liên kết thương mại và thương mại Trung Quốc - ASEAN sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Chuyên gia này dự đoán nhiều công ty sản xuất Trung Quốc sẽ đầu tư vào Malaysia, đặc biệt là sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô.
Tiến sĩ Lee Hui Shan chỉ ra, RCEP và BRI sẽ hạ thấp các rào cản thương mại và có các cải thiện cho phép hội nhập nhanh hơn của các công ty sản xuất Trung Quốc vào chuỗi cung ứng toàn cầu và mở rộng xuất khẩu các mô hình cùng tiêu chuẩn đường sắt của Trung Quốc.
Theo Phòng Thương mại Malaysia, quốc gia Đông Nam Á này đang hướng tới các dự án đường sắt cao tốc trong tương lai với Trung Quốc khi Dự án đường sắt duyên hải phía Đông (East Coast Rail Link-ECRL), đại dự án đường sắt do các doanh nghiệp Malaysia cùng các nhà thầu Trung Quốc đang triển khai.
Những thuận lợi mà RCEP mang lại cho thương mại sẽ cho phép ASEAN nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào có giá trị gia tăng cao hơn từ Đông Á và xuất khẩu các thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn sang 5 quốc gia thành viên khác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc) cũng như thúc đẩy đầu tư trong khu vực.
Các mặt hàng nông sản và phụ tùng ô tô có thể là hai trong số những mặt hàng tăng giá tức thời với ít xung đột thương mại hơn. Cùng với việc hỗ trợ tăng trưởng thương mại vật chất và đầu tư theo RCEP, cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ BRI cũng đóng vai trò tích cực theo chiều ngược lại, có khả năng hạ giá thành xây dựng cho một số dự án BRI lớn vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch và phát triển.
Trong lĩnh vực sản xuất, các nhà sản xuất tại các nước thành viên RCEP không còn bị hạn chế về phạm vi hoạt động trong quốc gia mình để được hưởng quy chế thuế quan ưu đãi. Do đó, hiệp định tự do thương mại này không chỉ tạo ra chuỗi sản xuất và cung ứng được liên kết chặt chẽ bên trong khu vực RCEP, mà còn giúp các quốc gia khác dọc theo BRI cảm nhận được tác động cũng như hưởng lợi từ RCEP.
Tin liên quan |
RCEP cho thấy bất lợi của Mỹ và vai trò nổi bật của Trung Quốc |
Theo vị giảng viên đại học Tunku Abdul Rahman, các doanh nghiệp từ các quốc gia không thuộc RCEP có thể tiếp cận với hiệp định bằng cách đầu tư khôn ngoan và thiết lập một cơ sở sản xuất hoặc chế tạo tại các nước ký kết hiệp định này.
Vấn đề số hóa cũng được các quốc gia thành viên lưu tâm khi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là mối quan tâm của RCEP, trong đó có vấn đề thương mại điện tử.
Tiến sĩ Lee Hui Shan cho rằng thương mại điện tử sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia và thu lợi nhuận từ thị trường ASEAN, từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Malaysia tận dụng số hóa và khai thác tiềm năng của thương mại điện tử.
Ông Lee Hui Shan khuyến nghị quốc gia Hồi giáo này thiết lập các công cụ hỗ trợ thích hợp để tận dụng lợi thế mà RCEP mang lại. Chuyên gia này cũng chỉ ra Malaysia cần tiếp cận tốt hơn với công nghệ tiên tiến để thúc đẩy số hóa. Việc triển khai mạng viễn thông 5G là một bước quan trọng trong quy trình này.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào đầu tư và thương mại trong khu vực vì các thành phần này đóng vai trò rất quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.
Vị thế của Trung Quốc
Các số liệu cho thấy, 30% toàn bộ thương mại của Trung Quốc đến từ khối lượng giao dịch với các quốc gia thành viên RCEP, trong đó ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc là các đối tác hàng đầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cùng với đó, với vị thế quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng công nghiệp khu vực, các doanh nghiệp BRI tham đầu tư vào lĩnh vực hàng dệt may, phụ tùng ô tô, điện tử và các sản phẩm khác của Trung Quốc sẽ thu được lợi nhuận từ các vị trí cạnh tranh khác biệt của mình trong chuỗi cung ứng khu vực, qua đó hỗ trợ xuất khẩu rộng lớn hơn của cường quốc này.
Chính vì vậy, với những thuận lợi từ chuỗi cung ứng công nghiệp và hiệu quả lao động, RCEP sẽ khuyến khích hơn nữa đầu tư trực tiếp trong khu vực vào Trung Quốc.
Với tư cách là khối thương mại lớn nhất, mục tiêu của RCEP là cắt giảm thuế quan, mở cửa thương mại dịch vụ, giúp các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập dễ dàng hơn và tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại giữa các thành viên.
Với hiệp định này, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thấy dễ dàng hơn khi đầu tư vào các thị trường khu vực trong khi các quốc gia thành viên khác sẽ có được lợi ích từ việc tiếp cận thị trường khổng lồ và đang phát triển của Trung Quốc.
Tiến sỹ Lee Hui Shan khẳng định, với việc thông qua RCEP, sáng kiến BRI của Trung Quốc sẽ vững chắc hơn khi các nước trong khu vực là đối tác thương mại lớn nhất của nước này này.
Ông kết luận, khi RCEP kết hợp với sự thịnh vượng ngày càng mở rộng của ASEAN, hiệp định tự do thương mại này có thể hỗ trợ việc thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài khu vực, giúp tích hợp hiệu quả thị trường Trung Quốc và khu vực.
| Doanh nghiệp Việt sẵn sàng dùng 'đòn bẩy' RCEP tiếp cận thị trường 3,5 tỷ dân Việt Nam là một trong những nước đi đầu khu vực tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương, ... |
| RCEP mang lại lợi ích cho Trung Quốc và các nước ASEAN như thế nào? Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại, một chuỗi cung ứng khu vực tích hợp hơn theo Hiệp định RCEP cũng mang lại ... |