Con út tôi năm nay học lớp 1. Cháu đi học mà thương quá. Trên lưng đeo cặp đi học với bộ sách giáo khoa lớp 1 mà như bộ đội hành quân. Tôi để ý, nhiều cháu thân hình nhỏ bé mà phải oằn lưng đeo cặp to, mặt lúc nào cũng cúi gằm xuống, áo ướt mồ hôi nhễ nhại khi đeo cặp đi học. Ngày học 2 buổi, tối về là có bài tập. Đáng lẽ tuổi này chủ yếu là tuổi ăn, tuổi ngủ, tuổi chơi... nhưng thực tế các cháu không có thời gian gần gũi ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình dù ở chính ngôi nhà của mình.
Còn câu chuyện sách tiếng Việt lớp 1 đang “dậy sóng” hiện nay, tôi có một vài suy nghĩ:
Nội dung sách biên soạn đầy triết lý, đa nghĩa và ngoại lai. Bố mẹ các cháu phần lớn là công nhân, nông dân, lao động tự do khi đi làm về nhà đã mệt. Họ cần nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động sau một ngày làm việc, sức đâu mà kèm cặp các cháu học ngày, đêm?
Một trong những trang sách giản dị của sách tiếng Việt cũ. |
Trong khi các cháu lớp 1 như trang giấy trắng, chỉ cần nhận diện bảng chữ cái, ghép thành câu chữ hoàn chỉnh, biết làm toán dưới 20 là được. Nhà trường nên chú trọng dạy các cháu kỹ năng sống, biết ăn, ngủ khoa học, sống gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ gìn sức khỏe, sống khiêm tốn, thật thà, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, biết chia sẻ, đồng cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Bởi vậy, sách dành cho các cháu lớp 1 nên đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và chuẩn mực, mang tính giáo dục cao. Sách trích dẫn truyện ngụ ngôn nước ngoài phải giải thích nội dung ẩn ý đằng sau câu chuyện. Bởi thực tế, nhiều câu chuyện trong sách còn khó hiểu, phức tạp, không phù hợp với lứa tuổi các cháu. Đặc biệt, không nên sử dụng các từ ngữ như nhá (nhai), chén (ăn)... rất phản cảm và cần bỏ những bài có nội dung vô tình dạy các cháu sống thực dụng, ích kỷ, khôn lỏi và mưu mẹo.
Hơn nữa, sách lớp 1 nay bổ sung, mai chỉnh sửa khiến giáo viên và ngay cả phụ huynh cũng khó bắt nhịp kịp. Nên chăng Bộ GD&ĐT cần nghiêm túc chỉ đạo Hội đồng thẩm định thống nhất toàn quốc dùng một bộ sách cho từng lớp trên toàn quốc. Mỗi bộ sách phải có tuổi thọ ít nhất 5 năm mới bổ sung, chỉnh sửa.
Có lẽ, Nhà nước cần coi sách giáo khoa như bảo vật quốc gia và có chế độ đặc biệt từ khâu biên soạn, tiếp thu, phê duyệt in ấn, xuất bản và phát hành thì mới hạn chế được lợi ích nhóm, nói thẳng là lợi ích về kinh tế, tiền nhân dân bỏ ra cho con đi học họ cảm thấy xứng đáng, tâm lý yên tâm.
Ngoài ra, Ban biên soạn khi bổ sung, chỉnh sửa sách từng lớp, cần nghiêm túc tổ chức hội thảo tại cấp huyện, tỉnh để tiếp thu, đi về cơ sở nghe thầy cô, phụ huynh, học sinh phản ánh về bộ sách đó như thế nào. Đồng thời, cần tiếp thu mở rộng, nghiêm túc đối tượng phản biện qua mạng xã hội trên toàn quốc theo từng nhóm lớp.
Có bác nông dân nói với tôi rằng, ngành Giáo dục đổi mới sách vở học tập cho các cháu ít thôi, như vậy đỡ lãng phí thời gian và tiền bạc. Đổi mới cứ bằng cũ là được!
| Thế hệ 7x, 8x 'đời đầu' trở về tuổi thơ 'dữ dội' qua những bìa sách giáo khoa Tiếng Việt TGVN. Đối với thế hệ 7X, 8X đời đầu, nhìn những bìa sách giáo khoa Tiếng Việt như thấy cả một trời thương nhớ. |
| ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Cần thử nghiệm sách giáo khoa theo nguyên tắc khoa học, đủ độ an toàn mới đưa ra đại trà TGVN. Chia sẻ với báo TG&VN, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, chúng ta cần cẩn trọng khi đưa sách giáo khoa (SGK) vào sử ... |
| GS. Nguyễn Minh Thuyết: ‘Các cháu còn học cả năm, mới hơn 1 tháng đầu chưa nói lên điều gì’ Trước những 'ồn ào' về sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông ... |