Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu?

Sau nhiều nỗ lực để vượt qua cơn bão giá, cuối cùng, bằng nhiều cách, 95 triệu bản sách giáo khoa (SGK) cũng đã đến được với học sinh (HS) trước khi năm học mới chính thức khởi động.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tuy nhiên, câu chuyện về SGK vẫn chưa kết thúc, bởi còn một bộ sách “đặc biệt” mà NXB Giáo Dục đang chờ duyệt để in và phát hành đuổi theo SGK: 3 quyển sách đính chính những sai sót trong SGK!

Vừa chạy vừa xếp hàng

Nhiều năm qua,năm nào giới chuyên môn và công luận cũng lên tiếng về những khiếm khuyết của chương trình (CT) và SGK, loại sách mà về nguyên tắc không có quyền sai sót về kiến thức, thậm chí, cả những sai sót thuần túy kỹ thuật cũng khó được “thông cảm”. Điều đáng ngạc nhiên là không hiểu vì sao, đến nay tình trạng đó vẫn không được khắc phục.

Về lý thuyết, quy trình biên soạn SGK rất chặt chẽ. Đầu tiên Bộ GD-ĐT thành lập hội đồng biên soạn CT. Sau khi CT được duyệt, theo từng bộ môn, cấp, lớp. Bộ sẽ chỉ định một đội ngũ các nhà khoa học, các nhà giáo có uy tín tham gia biên soạn SGK. Sách viết xong, bản thảo được gửi về cho Bộ GD-ĐT. Sau đó, Bộ tổ chức một Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) bao gồm các nhà khoa học, các giáo sư đầu ngành và một số giáo viên (GV) ở các trường góp ý, sửa chữa lần thứ nhất.

Sửa xong, sách sẽ được in với một số lượng hạn chế để trưng cầu ý kiến ở phạm vi rộng hơn. Những ý kiến đóng góp từ khắp nơi được tập hợp và chuyển cho các tác giả tham khảo, tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện. Sau khi bản thảo cuối cùng được hoàn tất, HĐTĐ xem xét một lần nữa trước khi thông qua và chuyển cho NXB GD để in và phát hành.

Với một quy trình chặt chẽ như thế, với một đội ngũ đông đảo tập hợp toàn tinh hoa của ngành, ấy vậy mà phải cần đến ba quyển sách để đính chính những sai sót trong SGK thì quả là chuyện… xưa nay hiếm! Vì sao lại ra nông nỗi ấy?

SGK3.jpg

Những cuốn SGK được bày bán sau một quá trình biên soạn và in ấn theo quy trình chặt chẽ, vậy mà vẫn có sai sót

Theo PGS-TS Hoàng Dũng (ĐHSP TP.HCM), một trong những người tham gia biên soạn SGK, thì nguyên nhân sâu xa của tình trạng đó bắt nguồn từ khâu tổ chức biên soạn CT. Việc triển khai gần như cùng lúc ba hội đồng biên soạn CT cho ba cấp học đã làm phát sinh những khiếm khuyết về tính hệ thống. Khi việc biên soạn SGK gần hoàn tất, Bộ mới thành lập thêm một hội đồng để xem xét, xác định lại một CT… chuẩn. Vì vậy, những sai sót, dù đã được sửa chữa đôi chút nhưng cũng chỉ là vá víu.

Ngày 30/8, trả lời phỏng vấn của báo Lao Động, GS-TSKH Nguyễn xuân Hãn (ĐHQG Hà Nội) đã ví von một cách hình ảnh: một ngôi nhà 12 tầng (tương ứng với 12 lớp phổ thông), chỉ cần một nhóm thợ giỏi làm đồng bộ là đủ. Ta lại đem cắt khúc làm nhiều phần và thuê hàng trăm nhóm thợ khác nhau, làm theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng”, lại không có người tổng chỉ huy về học thuật nên sai sót là điều khó tránh khỏi.

Ông Hãn khẳng định: “Dù có ba cuốn sách đính chính cũng không giải quyết được vấn đề” vì “kiến thức trình bày trong SGK không liền mạch, thiếu logic, ngôn ngữ trình bày xa cuộc sống, khó học và khó dạy”.

Ai chịu trách nhiệm?

Tất nhiên, trách nhiệm trước hết thuộc về tác giả. Nhưng nói cho công bằng thì trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về tác giả. Bởi trên nguyên tắc, chỉ sau khi HĐTĐ thông qua, sách mới được chuyển đến NXB để tiến hành các công đoạn cuối. Vì vậy, HĐTĐ của Bộ không thể thoái thác trách nhiệm trong vấn đề này. Nhưng HĐTĐ cụ thể là những ai? Phần lớn GV không biết và HS thì lại càng mù tịt. Vì chẳng mấy người biết họ là ai nên họ cứ ung dung “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Ở nhiều nước, ngay cả trong luận án tiến sĩ, ngoài tên của nghiên cứu sinh và người hướng dẫn còn ghi rõ tên của từng thành viên trong hội đồng chấm luận án. Đó là sự minh bạch về cơ chế trách nhiệm. Thiết nghĩ, nếu tên của từng thành viên trong HĐTĐ được ghi rõ trong SGK thì chắc chắn Hội đồng sẽ phải cẩn trọng hơn rất nhiều khi xem xét và thông qua bản thảo cuối cùng.

Tuy nhiên, xét cho cùng, người chịu trách nhiệm cao nhất chính là Bộ GD-ĐT. Theo GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn thì những bất cập này đã được giới khoa học cảnh báo từ lâu, nhưng cơ quan có trách nhiệm vẫn bỏ qua. Không phải ngẫu nhiên mà trong kết luận thanh tra NXB Giáo Dục hồi tháng 4/2007, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng xem xét xóa độc quyền xuất bản SGK.

Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 1/9, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục cho biết, những lỗi trong SGK cần phải đính chính bao gồm: “những thuật ngữ khoa học trình bày trong một số cuốn SGK còn khó, trừu tượng, chưa chuẩn xác”, “cách trình bày ở  một số cuốn SGK rườm rà, chưa tường minh”, “rải rác một số cuốn còn sai kiến thức. Một số cuốn nội dung, yêu cầu đối với HS quá cao”. Đó là chưa kể còn những bất cập “khó điều chỉnh ngay được” vì “sẽ gây đảo lộn CT”.

Với những lỗi như vậy mà lại giao cho HS “tự sửa chữa vào cuốn SGK của mình dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn” như khẳng định của ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT (vì sách đính chính chỉ in với một số lượng hạn chế) thì liệu có “an toàn”? HS sẽ nghĩ gì khi hằng ngày phải vật lộn với những cuốn SGK bị bôi xóa lem nhem.

Một bộ sách phải đính chính nhiều chỗ đích thị là “hàng” kém phẩm chất. Điều đó bất cứ ai hoạt động trong ngành xuất bản cũng biết. Nếu không phải là SGK, chắc chắn phải giảm giá theo quy luật của thị trường, thậm chí phải bán đổ bán tháo với giá phế liệu: nhưng vì là SGK nên dù kém phẩm chất, nó vẫn nghiễm nhiên được bán với giá cao hơn nhiều so với giá trị thực (giá thành kế hoạch cao hơn chi phí thực tế 25,478 tỷ đồng/năm-kết luận thanh tra tháng 4/2007) mà người tiêu dùng không có quyền từ chối!

Nghịch lý đó chỉ có thể tồn tại trong cơ chế độc quyền.

Theo Phụ Nữ

Xem nhiều

Đọc thêm

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; Europa League - Besiktas vs Malmo FF...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Festival Hoa Đà Lạt năm 2024: Bản giao hưởng sắc màu

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024: Bản giao hưởng sắc màu

Lần thứ 10 tổ chức, sự kiện tiếp tục khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO.
Đặc sản Quảng Ngãi - thưởng thức món ăn chế biến từ don

Đặc sản Quảng Ngãi - thưởng thức món ăn chế biến từ don

Con don Quảng Ngãi giống với con dắt của miền Bắc, thuộc loài nhuyễn thể, họ nhà hến, là nguyên liệu biến tấu ra nhiều món ăn ‘siêu cuốn’.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tạm dừng đón khách

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tạm dừng đón khách

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thông báo tạm dừng đón khách tham quan trong ba ngày 3-5/11.
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang tham gia.
Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách 'Vang danh nghề cổ' - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống của Việt Nam.
Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Khi tham gia giao lưu quốc tế, bản sắc văn hóa chính là 'tấm hộ chiếu' đặc biệt của người Việt, giúp nhận diện và tạo nên sự khác biệt giữa các nước.
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Baoquocte.vn. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức từ ngày 7-11/11, dự kiến có khoảng 800 đại biểu, khách mời trong nước và quốc tế.
Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Học viện Ngoại giao vừa giới thiệu chùm sách 'Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân', bao gồm bốn tác phẩm mới nhất của ông.
Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024 kéo dài tưg 1/11 - 28/12), đi qua 4thành phố xinh đẹp của Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống luôn là vấn đề được đề cao và coi trọng.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An.
Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Các cuộc khảo sát bằng tia laser đã phát hiện một thành phố cổ rộng lớn thuộc nền văn minh Maya, có tuổi đời hàng thế kỷ ở Bán đảo Yucatán, Mexico.
Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Sóc Trăng hiện có trên 30 thương hiệu bánh pía được sản xuất từ nhiều cơ sở, doanh nghiệp, trong đó có những thương hiệu được xây dựng gần 100 năm.
Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Nhân rộng mô hình du lịch xanh là vô cùng cần thiết để phát triển du lịch bền vững cho Việt Nam.
Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Người Viking (có nguồn gốc Bắc Âu) đã từng đổ bộ lên nơi ngày nay là Newfoundland, Canada vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên.
Phiên bản di động