Sai lầm của Tổng thống Trump nghiêm trọng đến mức nào?

TGVN. Ngoài việc đe dọa gây ra một cuộc chiến thảm khốc với Iran, những sai lầm của Tổng thống Trump đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị lớn ở Iraq.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
sai lam cua tong thong trump nghiem trong den muc nao Hai “điều lạ” trong chiến dịch tấn công căn cứ liên quân Mỹ của Iran
sai lam cua tong thong trump nghiem trong den muc nao Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Zarif lần đầu tiên tweet về vụ Iran tấn công căn cứ Mỹ tại Iraq
sai lam cua tong thong trump nghiem trong den muc nao
Cựu Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ví sai lầm của Tổng thống Trump như hành động vừa ném thuốc nổ vào hộp mồi lửa. (Nguồn: Business Insider)

Thế giới đã bước sang một năm mới, và người Mỹ đang phải đón nhận một cuộc khủng hoảng mới do chính nước này gây ra ở Trung Đông. Trước tiên, Mỹ đã tấn công Kata’ib Hezbollah, một lực lượng dân quân Iraq từng là đồng minh chủ chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS).

Giờ đây, cũng tại Iraq, Mỹ đã ám sát Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh Lực lượng Quds, một trung đoàn tinh nhuệ thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, nhóm cung cấp sự hỗ trợ và huấn luyện cốt yếu cho các lực lượng Iraq để đánh bại IS.

Bản chất gây kích động của hành động leo thang chiến sự đáng chú ý của Mỹ đối với Iran không hề bị phóng đại. Theo lời cựu Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, “Tổng thống Trump vừa ném thuốc nổ vào hộp mồi lửa”.

Phá vỡ liên minh chống IS

Tại Iran, vụ ám sát Tướng Soleimani chắc chắn sẽ khiến người dân Iran thêm ủng hộ cho các lực lượng vũ trang và tiếp thêm động lực cho những người theo đường lối chính trị cứng rắn vốn luôn cho rằng Mỹ không muốn hòa bình và các cuộc đàm phán ngoại giao cũng như các thỏa thuận với Mỹ đều chỉ lãng phí thời gian.

Cho đến nay Mỹ đã tiến hành chiến tranh kinh tế, thông tin cũng như chiến tranh ủy nhiệm chống lại Iran, nhưng kiềm chế gây chiến công khai. Quốc hội Mỹ cũng không trao cho Tổng thống bất kỳ thẩm quyền pháp lý nào để điều động lực lượng quân sự chống lại Iran.

Cũng trong cuộc tấn công đã khiến Tướng Soleimani thiệt mạng, Mỹ cũng sát hại Abu Mahdi al-Muhandis, người đứng đầu lực lượng Kata’ib Hezbollah và cũng là Tư lệnh quân sự của Các đơn vị huy động nhân dân (PMU) Iraq.

PMU được tuyển mộ để chống lại IS sau khi các lực lượng vũ trang Iraq thất bại và Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, rơi vào tay IS vào tháng 6/2014, và đơn vị này đã đóng vai trò lớn trong việc đánh bại IS ở Iraq.

6 đơn vị PMU đầu tiên được thành lập từ 5 nhóm dân quân người Shiite tiếp nhận sự hỗ trợ từ Iran, cùng với nhóm vũ trang dân tộc chủ nghĩa Iraq có tên gọi Lữ đoàn Hòa bình do Giáo sĩ Muqtada al-Sadr đứng đầu, mà tiền thân là lực lượng quân đội Mahdi chống chiếm đóng vốn bị giải tán vào năm 2008 theo một thỏa thuận với Chính phủ Iraq.

Trong cuộc chiến chống IS, PMU đã nhanh chóng mở rộng. Hầu hết các chính đảng ở Iraq đều hưởng ứng sắc lệnh Hồi giáo do Đại giáo chủ al-Sistani đưa ra về việc thành lập và gia nhập các đơn vị này bằng việc thành lập một đơn vị của riêng mình. Khi cuộc chiến chống IS lên đến đỉnh điểm, PMU bao gồm khoảng 60 lữ đoàn với hàng trăm nghìn chiến binh Shiite, cùng với 40.000 người Hồi giáo Iraq dòng Sunni.

Châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ở Iraq

Các quan chức Mỹ và giới truyền thông đang mắc sai lầm khi phác họa Kata’ib Hezbollah và PMU như các lực lượng dân quân độc lập và nổi loạn do Iran hậu thuẫn ở Iraq, trong khi đó lại là một bộ phận chính thức của các lực lượng an ninh Iraq.

Tình hình chiến sự mới giữa các lực lượng Mỹ và Kata’ib Hezbollah đã bắt đầu từ 6 tháng trước, khi Mỹ cho phép Israel sử dụng các căn cứ Mỹ ở Iraq và/hoặc Syria để tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào Kata’ib Hezbollah và các lực lượng PMU khác ở Iraq.

Vụ việc này đã khơi mào cho một chiến dịch do Muqtada al-Sadr và các phe chống chiếm đóng khác cũng như các chính trị gia trong Quốc hội Iraq phát động nhằm một lần nữa kêu gọi trục xuất các lực lượng Mỹ ra khỏi Iraq như hồi năm 2011, và Mỹ đã buộc phải chấp nhận những hạn chế mới về việc sử dụng không phận Iraq.

Sau đó, vào cuối tháng 10/2019, các căn cứ Mỹ và Vùng Xanh ở Baghdad đã phải hứng chịu một làn sóng các cuộc tấn công mới bằng tên lửa và súng cối. Trong khi các cuộc tấn công trước đó bị quy trách nhiệm cho IS, Mỹ lại đổ lỗi cho Kata’ib Hezbollah về loạt tấn công mới này.

Sau khi số lượng các vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào các căn cứ của Mỹ tăng vọt vào tháng 12, mà một trong số đó đã khiến một nhà thầu quân sự Mỹ thiệt mạng vào ngày 27/12, Chính quyền Trump đã tiến hành các cuộc không kích vào ngày 29/12, khiến ít nhất 24 thành viên của Kata'ib Hezbollah thiệt mạng và làm 55 người bị thương.

Thủ tướng Abdul Mahdi gọi các cuộc tấn công này là hành vi vi phạm chủ quyền Iraq và tuyên bố để quốc tang trong 3 ngày nhằm tưởng nhớ các binh lính Iraq thiệt mạng vì các lực lượng Mỹ.

Ngoài tác động đối với Iran, các cuộc không kích và ám sát của Mỹ đã khiến Chính phủ Iraq phải chịu sức ép chính trị cũng như từ phía dân chúng buộc họ đóng cửa các căn cứ của Mỹ ở nước này.

sai lam cua tong thong trump nghiem trong den muc nao

Cân nhắc 13 kịch bản trả thù Mỹ, Tổng thống Rouhani: 'Đừng bao giờ đe dọa đất nước Iran'

TGVN. Hãng thông tấn bán chính thức Fars đưa tin, ngày 7/1, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani cho biết, ...

Kịch bản nào?

Nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm đổ lỗi cho Iran về cuộc khủng hoảng này đơn giản là một “mánh khóe” nhằm hướng sự chú ý ra khỏi chính sách vụng về của mình. Trên thực tế, Nhà Trắng mới là bên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại.

Quyết định khinh suất của Chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran và quay trở lại chính sách đe dọa của Mỹ, các biện pháp trừng phạt và việc tiến hành chiến tranh âm thầm và chiến tranh ủy nhiệm vốn chưa từng có hiệu quả giờ đây đang phản tác dụng nghiêm trọng, đúng như dự đoán của các nơi khác trên thế giới, và ông Trump chỉ có thể đổ lỗi cho chính mình.

Vậy 2020 liệu có phải là năm Donald Trump cuối cùng buộc phải thực hiện lời hứa đưa binh lính Mỹ về nước? Liệu thiên hướng đẩy mạnh các chính sách cứng rắn và phản tác dụng của ông Trump sẽ chỉ khiến Mỹ lún sâu hơn nữa trong vũng lầy leo thang xung đột không hồi kết với Iran?

Hy vọng rằng 2020 sẽ là năm công chúng Mỹ cân nhắc một cách sáng suốt sự lựa chọn mang tính quyết định giữa chiến tranh và hòa bình

sai lam cua tong thong trump nghiem trong den muc nao

Đảo ngược lời đe dọa, ông Trump khẳng định Mỹ sẽ 'tuân thủ luật pháp quốc tế' nếu tấn công quân sự Iran

TGVN. Ngày 7/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế, tránh nhằm vào các địa điểm văn hóa ...

sai lam cua tong thong trump nghiem trong den muc nao

Căng thẳng Mỹ-Iran leo thang và những kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra

TGVN. Cuộc đối đầu về ngoại giao và kinh tế giữa Tehran và Washington đang leo thang nghiêm trọng, với căng thẳng lên đến đỉnh ...

sai lam cua tong thong trump nghiem trong den muc nao

Căng thẳng Mỹ - Iran: “Nóng” nhưng khó cháy

TGVN. Cái chết của Tướng Iran Qasem Soleimani đã đẩy căng thẳng Mỹ - Iran tới đỉnh điểm, song liệu đã đủ để châm ngòi ...

Hữu Chung (theo fpif.org)

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Barcelona vs PSG tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 17/4. SXMB ...
XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/4/2024. xổ số ngày 17 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMN 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 17/4/2024. xổ số hôm nay 17/4

XSMN 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 17/4/2024. xổ số hôm nay 17/4

XSMN 17/4 - xổ số hôm nay 17/4. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 17/4/2024. xổ số hôm nay ngày 17 tháng 4. XSMN thứ 4. xo so ...
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động