Nhỏ Bình thường Lớn

Sản xuất tại nền kinh tế đầu tàu châu Âu đối mặt nhiều vận mệnh khác nhau, người dân mệt mỏi đi tìm ‘ánh sáng cuối đường hầm’

Các nhà điều hành trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng, như thép và hóa chất, cũng như các chính trị gia, đã cảnh báo về tình trạng “phi công nghiệp hóa đang lan rộng” đang càn quét nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
(Nguồn: AP)
Đức - nền kinh tế số 1 châu Âu đối mặt tình trạng phi công nghiệp hóa lan rộng. (Nguồn: AP)

Lạm phát và lãi suất cao hơn đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất tại châu Âu, đặc biệt tại Đức, nhưng một số đang đi ngược lại xu hướng. Khả năng sản xuất hàng hóa với giá cạnh tranh toàn cầu của lục địa già đã bị cản trở bởi các cuộc khủng hoảng như Covid-19, xung đột Nga-Ukraine.

Sản xuất gặp khó

Hơn 10 năm trước, Sean Scott, một sinh viên đại học và từng có thời gian thực tập tại tập toàn tài chính JPMorgan đã có một quyết định quan trọng: Tạm nghỉ học 1 năm để làm việc tại doanh nghiệp nhỏ của cha dượng ở Đông Yorkshire (Vương quốc Anh), một công ty chuyên về lắp đặt sàn nhựa.

Scott giải thích: “Kế hoạch của tôi là chỉ làm việc này trong một năm rồi học tiếp đại học”. Tuy nhiên, khi đó, ngành sàn nhựa khá phát triển. Ba năm sau, anh từ bỏ kế hoạch ban đầu và thành lập công ty riêng - không chỉ lắp đặt mà còn sản xuất sàn nhựa.

Dù vậy, Scott nói, việc khởi nghiệp không hề dễ dàng. Khi thành lập công ty Vuba vào năm 2009, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), cậu chủ trẻ đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc thuê mặt bằng nhà xưởng vì không ai ngoài giới chức địa phương tin tưởng rằng anh có đủ khả năng thanh toán các khoản chi phí.

Tuy nhiên, Scott cho biết, chính việc thành lập doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đã giúp công ty Vuba của anh linh hoạt để phát triển trong suốt những năm khó khăn gần đây.

Dù vậy, vì chỉ có 30 công ty sản xuất sàn nhựa như Vuba lọt bảng xếp hạng 1.000 công ty phát triển nhanh nhất châu Âu năm 2024 của tạp chí Financial Times (Anh) nên lĩnh vực này đã bị đẩy ra khỏi top 10.

Thực tế trên phản ánh khả năng sản xuất hàng hóa với giá cạnh tranh toàn cầu của châu Âu đã bị cản trở như thế nào bởi các cuộc khủng hoảng gần đây - chẳng hạn như đại dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa sau đó, hay lạm phát cao hơn và lãi suất tăng.

Sau đó, lục địa này phải chịu đựng thêm những khó khăn khi giá năng lượng tăng vọt do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất vốn đã tăng cao ở châu Âu.

Có thể nói, không nơi nào mà những tác động trên được cảm nhận sâu sắc hơn ở Đức, nơi sản xuất chiếm 1/5 tổng sản lượng kinh tế của đất nước - gần gấp đôi tỷ lệ của các quốc gia như Mỹ, Pháp và Anh.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (18-24/3): Ông Putin nói nước Nga sẽ mạnh mẽ hơn, lính bắn tỉa bảo vệ Tổng thống Mỹ, Thủ tướng trẻ nhất lịch sử nước EU này từ chức Ảnh ấn tượng (18-24/3): Ông Putin nói nước Nga sẽ mạnh mẽ hơn, lính bắn tỉa bảo vệ Tổng thống Mỹ, Thủ tướng trẻ nhất lịch sử nước EU này từ chức

Theo một cuộc khảo sát hằng năm được theo dõi chặt chẽ của Phòng Thương mại và công nghiệp Đức, năm 2023, gần 1/3 các công ty công nghiệp trong nước đã có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất bên ngoài nước Đức, do lo ngại ngày càng tăng về tương lai nền kinh tế của đất nước nếu không có khí đốt của Nga.

Các nhà điều hành trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng, như thép và hóa chất, cũng như các chính trị gia, đã bắt đầu cảnh báo về tình trạng “phi công nghiệp hóa đang lan rộng” đang càn quét nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Nils Kühle, Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập công ty cung cấp robot Fsk Industries ở Gummersbach, gần Cologne, Đức, cho biết, ông ngày càng mệt mỏi khi nói về các cuộc khủng hoảng.

Vị doanh nhân nhận định: “Vấn đề lớn nhất là không có ánh sáng cuối đường hầm - không có gì để lạc quan về toàn bộ nền kinh tế Đức”.

Fsk, ra mắt vào năm 2017, chuyên về cobots, hay robot cộng tác, những sản phẩm hoạt động cùng với con người trong các nhà máy. Fsk cho biết, mặt tích cực hiếm có trong bối cảnh hiện nay chính là sự u ám đang lan rộng khắp ngành công nghiệp Đức, nơi vốn đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng, chắc chắn sẽ thúc đẩy nhu cầu tự động hóa nhiều hơn.

Cá khó ló cái khôn?

Ông Kühle nói: “Tôi không lạc quan lắm về tổng thể nền kinh tế Đức, nhưng tôi hy vọng sẽ có những tiềm năng lớn trong lĩnh vực tự động hóa”.

Nhận xét của ông chứng tỏ khả năng phản ứng linh hoạt của các công ty trong việc điều hướng những cú sốc kinh tế gần đây.

Trong khi công ty Fsk phải cho nhân viên nghỉ việc tạm thời và ngừng sản xuất trong thời gian phong tỏa do dịch Covid-19, thì chính những khoảng thời gian đó lại mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp phục vụ ngành xây dựng và sửa chữa nhà cửa như Vuba. Lĩnh vực này đã tăng trưởng đáng kể trong thời kỳ đại dịch khi mọi người chuyển chi tiêu từ du lịch và giải trí sang cải tạo, sửa sang ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên, lạm phát tăng vọt và lãi suất cao hơn hiện đã khiến chi tiêu của người tiêu dùng trên khắp châu Âu bị kìm hãm. Công ty Vuba đã tăng cường xuất khẩu sang Mỹ. Ông chủ Scott của doanh nghiệp này kỳ vọng, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 1/3 trong tổng doanh thu khoảng 28 triệu Euro mà công ty đang nhắm tới trong năm nay.

Sean Scott, nhà sáng lập công ty Vuba tại Anh. (Nguồn: Financial Times)
Sean Scott, nhà sáng lập công ty Vuba tại Anh. (Nguồn: Financial Times)

Giám đốc Scott giải thích: “Chúng tôi phải tìm đến các thị trường khác để duy trì hoạt động và tăng trương”, đồng thời cho biết thêm rằng ông kỳ vọng Vuba sẽ tiếp tục tăng doanh số bán hàng lên 60% mỗi năm trong vòng 3 đến 5 năm tới.

Tuy nhiên, tại nhà sản xuất siêu du thuyền The Italian Sea Group, Giám đốc điều hành Giovanni Costantino vẫn chưa cảm nhận được tác động của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang bao trùm phần lớn lục địa già. Constantino cho biết, công ty có trụ sở tại bờ biển Ligurian với lịch sử 15 năm phát triển chuyên sản xuất du thuyền dài hơn 50 mét này phục vụ “cơ sở khách hàng cực kỳ thích hợp”.

Ông nói, nhóm cá nhân “có giá trị ròng cực cao” này “chỉ tăng lên trong vài năm qua”, đồng thời lưu ý, nhu cầu từ những người mua giàu có đang tăng lên, đặc biệt là ở Bắc và Nam Mỹ.

Nhưng Constantino cho biết thêm rằng, một số nhà cung cấp của The Italian Sea Group - 80% trong số đó có trụ sở tại Italy - đang gặp khó khăn để duy trì đủ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. Điều này ảnh hưởng đến quyết định gần đây của công ty về việc cắt giảm thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp.

Giám đốc Costantino khẳng định: “Không có gì ngạc nhiên khi việc thuê ngoài ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Việc thành lập một công ty luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giám đốc Scott của Vuba cho biết, công việc kinh doanh của ông không thực sự thành công trong 5 năm đầu tiên, khiến bản thân tự hỏi liệu quyết định bỏ học đại học và đi thực tập có phải là một sai lầm hay không.

Ông Scott nói: “Nhưng bạn phải tiếp tục cố gắng. Trong nhiều năm, không rõ là có thể thành công hay không. Đó là một câu chuyện rất dài chỉ sau một đêm”.

Trong một bài báo phát hành hồi tháng 1/2024, hãng tin Bloomberg của Mỹ lưu ý, các cuộc khảo sát ban đầu về năm 2024 cho thấy có rất ít hy vọng rằng khó khăn kinh tế tại Đức sẽ kết thúc trong tương lai gần. Triển vọng kinh tế của đầu tàu châu Âu vẫn ảm đạm do lạm phát cao, giá năng lượng tăng cao và thương mại quốc tế trì trệ. Nền kinh tế Đức nói riêng và cả lục địa già nói chung vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức phía trước.

(theo Financial Times)

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu dường như đã bị lãng quên, dù xung đột Nga-Ukraine đang tiếp diễn, điều trớ trêu vẫn xảy ra

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu dường như đã bị lãng quên, dù xung đột Nga-Ukraine đang tiếp diễn, điều trớ trêu vẫn xảy ra

Sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu đã tạo cơ hội ngắn hạn cho tăng trưởng LNG, nhưng các ...

Giá vàng hôm nay 25/3/2024: Giá vàng thế giới cao kỷ lục, trong nước 'rơi thẳng đứng', thị trường nội địa đang vào khuôn khổ?

Giá vàng hôm nay 25/3/2024: Giá vàng thế giới cao kỷ lục, trong nước 'rơi thẳng đứng', thị trường nội địa đang vào khuôn khổ?

Giá vàng hôm nay 25/3/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, xuất hiện tín hiệu thị trường sắp đi vào khuôn khổ? Giá vàng thế ...

Giá vàng hôm nay 26/3/2024: Giá vàng SJC ngược chiều thế giới, khoảng cách mua-bán vẫn lớn, quốc gia châu Á này có động thái ‘ôm hàng’

Giá vàng hôm nay 26/3/2024: Giá vàng SJC ngược chiều thế giới, khoảng cách mua-bán vẫn lớn, quốc gia châu Á này có động thái ‘ôm hàng’

Giá vàng hôm nay 26/3/2024, giá vàng SJC giảm nhẹ, thị trường thế giới nhích tăng, căng thẳng tại Nga và Trung Đông ảnh hưởng ...

Trung Quốc khởi động chiến lược cải tổ kinh tế

Trung Quốc khởi động chiến lược cải tổ kinh tế

Lực lượng sản xuất chất lượng mới sẽ là “chìa khóa vàng” khởi động cỗ máy tăng trưởng cho nền kinh tế thứ hai thế ...

Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/3): Nga chi đậm phát triển 12 'siêu' dự án, Mỹ vui nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU cấm nông sản Belarus

Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/3): Nga chi đậm phát triển 12 'siêu' dự án, Mỹ vui nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU cấm nông sản Belarus

Nga chi 130 tỷ USD để phát triển 12 “siêu” dự án, Mỹ được thúc đẩy nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU ...