Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài

Tuấn Việt
Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 3/6, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo "Hội nghị Diên Hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) sẽ diễn ra vào tháng 8/2024.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về những kết quả đạt được sau 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW, Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ 4, Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. (Ảnh: Tuấn Việt)

Buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về những kết quả đạt được sau 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW, Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN chủ trì buổi gặp gỡ.

Được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo phóng viên trong nước, các hội đoàn NVNONN, trong đó có nhiều phóng viên kiều bào, thể hiện sự quan tâm của các cơ quan thông tấn, báo chí, hội đoàn NVNONN đối với công tác về NVNONN.

Thành tựu nổi bật sau 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN (Nghị quyết 36), cộng đồng NVNONN ngày càng lớn mạnh, gia tăng về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn. Vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN trong xã hội sở tại ngày càng nâng cao. Cộng đồng NVNONN ngày càng gắn bó và hướng về quê hương, thực sự trở thành một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực quan trọng trong xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập của đất nước. Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng cao, niềm tin của của cộng đồng vào sự phát triển của đất nước được củng cố và tăng cường.

Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu bật 7 kết quả quan trọng sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW về công tác đối với NVNONN. (Ảnh: Tuấn Việt)

Với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp các ngành, công tác về NVNONN đã đạt được những kết quả quan trọng.

Một là, Nghị quyết 36 giúp nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc triển khai công tác đối với NVNONN từ cả 2 chiều. Ở trong nước, công tác NVNONN thực sự đã trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương. Các ban, bộ, ngành, địa phương đã nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác NVNONN, đã thành lập bộ phận làm công tác NVNONN, ban hành các kế hoạch, chương trình hành động về công tác này. Về phía kiều bào, Nghị quyết 36 được đông đảo bà con đón nhận, ủng hộ, hưởng ứng thực hiện. Kiều bào không chỉ là đối tượng thụ hưởng các chủ trương, chính sách của Nghị quyết 36, mà còn là chủ thể tích cực triển khai.

Hai là, công tác tham mưu, kiến nghị, xây dựng chính sách liên quan đến NVNONN được triển khai toàn diện. Nhiều văn bản về công tác NVNONN được ban hành phù hợp với giai đoạn phát triển mới, tình hình mới như Chỉ thị số 45-CT/TW, Kết luận số 12-KL/TW. Nhiều chủ trương, chính sách trong các lĩnh vực như quốc tịch, nhà ở, đất đai, cư trú… được ban hành, sửa đổi và bổ sung theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho NVNONN về nước làm việc, đầu tư, kinh doanh... tăng cường gắn kết kiều bào với quê hương đất nước.

Ba là, công tác đại đoàn kết, vận động NVNONN hướng về quê hương đạt được những bước đột phá quan trọng. Các hoạt động thường xuyên đổi mới về nội dung và hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo kiều bào. Kiều bào có điều kiện tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề quan trọng của đất nước .

Bốn là, công tác chăm lo, hỗ trợ cộng đồng NVNONN củng cố địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống ở sở tại ngày càng được chú trọng. Trong các hoạt động đối ngoại, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao luôn đề nghị chính quyền sở tại quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con. Đại bộ phận kiều bào đã có địa vị pháp lý ổn định và hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại. Công tác bảo hộ công dân và hỗ trợ cộng đồng triển khai kịp thời.

Năm là, công tác phát huy nguồn lực của NVNONN đóng góp cho sự phát triển của đất nước được đẩy mạnh. Các cơ quan trong và ngoài nước phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn doanh nghiệp, thành lập mạng lưới liên kết trí thức, doanh nhân NVNONN, thành lập các cơ chế để NVNONN tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề lớn của đất nước; hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho kiều bào khi về nước đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học; huy động NVNONN tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài.

Trong 20 năm qua, sự trở về đầu tư, kinh doanh trong nước của các doanh nhân NVNONN ngày càng nổi bật. Dòng kiều hối đổ về Việt Nam dịch chuyển từ tiêu dùng, hỗ trợ gia đình sang đầu tư, kinh doanh trong nước. Tổng lượng kiều hối từ 1993-2023 đạt khoảng 230 tỷ USD, tương đương với nguồn vốn FDI đã giải ngân trong cùng kỳ. Đặc biệt, từ năm 2020, kiều hối về Việt Nam đã vượt qua dòng vốn FDI giải ngân và vốn viện trợ nước ngoài ODA, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Về dự án đầu tư trực tiếp (FDI), tới tháng 11/2023, kiều bào từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư 421 dự án tại 42/63 tỉnh, thành ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD. Bên cạnh đó, hàng ngàn doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa của NVNONN tham gia đầu tư, hoạt động tại Việt Nam trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sáu là, công tác giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng được quan tâm. Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước hỗ trợ sách giáo khoa, tài liệu dạy và học tiếng Việt, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên kiều bào, vận động chính quyền sở tại đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy của các trường phổ thông, đại học, cử các đoàn văn nghệ trong nước đi biểu diễn phục vụ kiều bào... Đặc biệt, với việc Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN giai đoạn 2023-2030 được Thủ tướng Chính phủ thông qua, ngày 8/9 hàng năm được coi là ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.

Bảy là, công tác thông tin đối ngoại hướng tới NVNONN được đổi mới về tư duy, nội dung và hình thức. Đa số các cơ quan thông tấn, báo chí lớn đều có chương trình, chuyên trang, chuyên mục dành cho NVNONN với nội dung ngày càng phong phú. Các cổng và trang điện tử của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các tỉnh, thành có nhiều cải tiến, trở thành kênh thông tin quan trọng để kiều bào nắm bắt các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như tình hình đất nước. Phương thức thông tin cho cộng đồng được thực hiện đồng bộ, sâu rộng với nhiều hình thức, nhiều loại ngôn ngữ, chú trọng việc phát triển nội dung trên nền tảng số. Đáng chú ý, ngày càng nhiều phóng viên kiều bào về nước tác nghiệp, đưa tin, góp phần giúp cộng đồng nắm được những thông tin chính xác, khách quan về tình hình trong nước.

Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng – Ph
Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ hành hương về Đền Hùng-Phú Thọ ngày 20/4. (Ảnh: Tuấn Việt)

Nghị quyết 36 đã tạo bước ngoặt lớn trong công tác NVNONN. Có thể khẳng định, trải qua 20 năm triển khai, đến nay Nghị quyết số 36-NQ/TW vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị, thể hiện tầm nhìn của Đảng về công tác NVNONN, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành, địa phương và xã hội trong triển khai công tác đối với NVNONN.

Hội nghị và diễn đàn đặc biệt dành cho kiều bào

Tiếp nối thành công của ba lần tổ chức trước đó (năm 2009, 2012 và 2016), từ ngày 21-24/8, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ 4, Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài (Hội nghị và Diễn đàn) tại Hà Nội.

Hội nghị và Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh năm 2024 là năm bản lề trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là năm đánh dấu 20 năm triển khai Nghị quyết số 36; cộng đồng NVNONN mong muốn góp phần cùng nhân dân cả nước hiện thực hóa khát vọng và tầm nhìn phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc - như chủ đề của Hội nghị.

Hội nghị và Diễn đàn dự kiến được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của khoảng 600 đại biểu kiều bào và trong nước. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ sẽ dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên khai mạc Hội nghị và Diễn đàn.

Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài
Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ 4, Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 21-24/8. (Ảnh: Tuấn Việt)

Theo đó, Hội nghị gồm có 4 phiên chuyên đề: Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam; Doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào đồng hành cùng đất nước; Đại đoàn kết dân tộc, công tác hội đoàn và vai trò của thế hệ trẻ kiều bào; Kiều bào - Sứ giả văn hóa và ngôn ngữ Việt.

Hội nghị và Diễn đàn là dịp tốt để đánh giá kết quả triển khai 20 năm thực hiện Nghị quyết 36; cơ hội để các cơ quan trong nước nắm được tình hình, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của NVNONN, từ đó đẩy mạnh công tác chăm lo, hỗ trợ kiều bào.

Đây cũng là dịp để kiều bào đóng góp ý kiến, hiến kế cho việc xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới; tăng cường kết nối giữa doanh nhân, chuyên gia trí thức NVNONN với trong nước; thúc đẩy đầu tư của kiều bào cũng như kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu còn tham gia các hoạt động như chào Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, khảo sát thực tế, gặp gỡ và trao đổi với địa phương và doanh nghiệp trong nước…

Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời phỏng vấn báo chí bên lề buổi gặp gỡ. (Ảnh: Tuấn Việt)

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Nghị quyết 36 mang tính chất đột phá và mở đường cho việc triển khai công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. Trên thực tế, khi ban hành Nghị quyết, việc triển khai các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước rất được quan tâm và trú trọng về quyền và lợi ích của bà con ta ở nước ngoài.

Trong suốt quá trình 20 năm triển khai, Nghị quyết có sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, từ các cấp trung ương đến địa phương, đặc biệt, được đại bộ phận NVNONN ủng hộ, đồng lòng.

Thứ trưởng cho rằng, nguồn lực về trí thức kiều bào ở nước ngoài vô cùng to lớn và còn dư địa để phát huy hơn nữa. Với lực lượng trí thức Việt Nam ở nước ngoài chiếm khoảng 10% tổng số người Việt Nam ở nước ngoài và đại đa số đang làm việc ở các nước tiên tiến, các nước phát triển.

"Nếu chúng ta phát huy tốt được nguồn lực này sẽ là đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng những mục tiêu lớn cho đến năm 2030, 2045", Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng chia sẻ, để phát huy các nguồn lực này, Việt Nam cần có những chính sách thu hút phù hợp như bảo đảm quyền và lợi ích của đội ngũ chuyên gia trí thức khi trở về Việt Nam làm việc hay đóng góp từ xa; chế độ đãi ngộ phù hợp và môi trường làm việc năng động, hiệu quả.

Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài
Bà Đào Lan Hương, kiều bào đến từ Angola trả lời phỏng vấn báo chí. (Ảnh: Tuấn Việt)

Chia sẻ với báo chí, bà Đào Lan Hương, kiều bào đến từ Angola không giấu sự xúc động sau 32 năm trở về, Việt Nam đã quá thay đổi và phát triển. "Đến bây giờ khi tôi đi trên đường phố Việt Nam, tôi còn phải dùng điện thoại để tra đường", bà Đào Lan Hương dí dỏm nói.

Bà khẳng định, Nghị quyết 36 đã tạo sự phấn chấn cho kiều bào ta ở nước ngoài. Họ cảm thấy có chỗ dựa để phát triển sự nghiệp, kinh doanh, thu hẹp khoảng cách giữa những người ở xa Tổ quốc với chính quyền sở tại và đặc biệt cảm thấy mình được quê hương đón nhận với tất cả tình cảm và sự bao dung.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tọa đàm với Nhóm trí thức, nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tọa đàm với Nhóm trí thức, nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc

Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt tại nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam, là ...

Kiều bào cùng đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1

Kiều bào cùng đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1

Từ ngày 23-29/5, sau 7 ngày vượt qua hải trình hơn 1.200 hải lý, đoàn công tác đã tới thăm các đảo: Song Tử Tây, ...

Cộng đồng người Việt chung tay ủng hộ các tiểu thương bị hỏa hoạn tại Ba Lan

Cộng đồng người Việt chung tay ủng hộ các tiểu thương bị hỏa hoạn tại Ba Lan

Sau vụ cháy xảy ra tại Trung tâm Thương mại Marywilska, cộng đồng người Việt tại Ba Lan và các nước lân cận đã chia ...

Đại lễ Phật đản của cộng đồng người Việt tại Lào

Đại lễ Phật đản của cộng đồng người Việt tại Lào

Sáng 22/5, Chùa Phật Tích ở thủ đô Vientiane đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 (Dương lịch 2024), với ...

Họa sĩ Việt kiều với niềm đam mê vẽ Bác Hồ

Họa sĩ Việt kiều với niềm đam mê vẽ Bác Hồ

Bằng niềm đam mê và sự kính trọng vô ngần với Bác, họa sĩ Đào Trọng Lý, Việt kiều Thái Lan, đã có một bộ ...

Đọc thêm

Việt Nam-Đức cập nhật và xây dựng phương hướng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam-Đức cập nhật và xây dựng phương hướng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ đã có các cuộc làm việc với BMBF, một số trường đại học lớn của Đức, các khu công nghệ cao và trung tâm ...
Phó Đại sứ Australia tại Mỹ nhận định về khả năng AUKUS mở rộng đối tác

Phó Đại sứ Australia tại Mỹ nhận định về khả năng AUKUS mở rộng đối tác

AUKUS được thành lập năm 2021 để đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Đã có một số do dự về việc Nhật Bản tham gia.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quy định trước

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quy định trước

Việc Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ...
Vì sao Nhật Bản chưa thể tách rời kinh tế với Trung Quốc?

Vì sao Nhật Bản chưa thể tách rời kinh tế với Trung Quốc?

Dù nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc dường như đang phân tách nhưng trên thực tế đôi bên chỉ đang trải qua một giai đoạn thay đổi về ...
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 7 là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất kể từ đầu nhiệm kỳ ...
Quảng bá ẩm thực Việt tại Hội chợ thực phẩm IFOOD EXPO 2024, Malaysia

Quảng bá ẩm thực Việt tại Hội chợ thực phẩm IFOOD EXPO 2024, Malaysia

Từ ngày 28-30/6, Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam tham dự triển lãm Hội chợ thực phẩm IFOOD EXPO 2024 tại Malaysia.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Phiên bản di động