TIN LIÊN QUAN | |
Bộ Tư pháp Mỹ bác cáo buộc nghe lén tại Tháp Trump | |
Bộ Tư pháp gặp mặt các Trưởng cơ quan đại diện quốc tế tại Việt Nam |
Tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển cho biết, trong quý III/2017, Bộ Tư pháp, ngành tư pháp tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt, nhiệm vụ công tác và đạt được những kết quả tích cực.
Bộ Tư pháp đã hoàn thiện và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 12 đề án, văn bản. Thực hiện thẩm định 59 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; 10 đề án xây dựng nghị định của Chính phủ và 15 điều ước quốc tế; kiểm tra 855 văn bản của các bộ, ngành, địa phương, bước đầu đã phát hiện 54 văn bản sai về nội dung…
Bên cạnh đó, công tác bổ trợ tư pháp, lý lịch tư pháp; công tác thanh tra, tiếp công dân; giải quyết kiến nghị của người dân; công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế; triển khai thi hành Bộ luật hình sự, Luật trợ giúp pháp lý, Luật tiếp cận thông tin … được tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Họp báo về công tác tư pháp quý III năm 2017. (Ảnh: V.C) |
Về việc báo chí phản ánh tại một số địa phương, chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch của công dân không đúng quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, đại diện Bộ Tư pháp cho hay, phản ánh này là có thực. Để chấn chỉnh tình trạng này, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã có công văn gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tiếp tục phổ biến và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định…của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân. Ngoài ra, các cơ quan chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
Một trong những vấn đề đang gây xôn xao dư luận hiện nay là việc hàng ngàn phương tiện giao thông bị từ chối đăng kiểm do bị phạt nguội từ camera của cảnh sát giao thông. Trong khi đó, nhiều luật sư lại cho rằng việc này là sai pháp luật. Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, vấn đề này liên quan tới cơ sở pháp lý và hệ thống pháp luật về xử phạt hành chính, quy định pháp luật về kiểm định và bảo vệ môi trường của các phương tiện giao thông.
Với góc độ xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định trong điều 64 của Luật xử lý vi phạm hành chính, quy định rõ căn cứ pháp lý trong việc sử dụng các phương tiện phát hiện và xử lý các phương tiện vi phạm giao thông. Trình tự xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định Nghị định 81/2015 và gần đây là Nghị định 97/2017 sửa đổi, bổ sung có quy định trình tự xử phạt.
Tuy nhiên, đối với trình tự cụ thể để xử phạt nguội thông qua hệ thống giám sát, các quy định cụ thể này chưa được ban hành, dẫn tới thực tiễn, các vấn đề liên quan, điều kiện thực hiện, tiến hành thủ tục, áp dụng hệ thống giám sát gặp một số vướng mắc. Việc thông báo để yêu cầu người vi phạm tới nộp phạt, thông qua chứng cứ để xác định đối tượng bị xử phạt gặp nhiều khó khăn.
“Chúng tôi đề xuất lãnh đạo Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an ban hành thông tư quy định cụ thể về trình tự thủ tục xử phạt hành chính thông qua hệ thống giám sát đường bộ, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, cần thiết sửa đổi bổ sung quy định liên quan tới các trường hợp này”, ông Sơn nói.
Phát hiện 30 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền Ông Đỗ Đức Hiển - Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn mới của Bộ Tư pháp cho biết như vậy tại buổi họp báo thường ... |
Công tác pháp luật quốc tế đạt nhiều kết quả Ngày 8/1, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2016 theo hình thức trực tuyến ... |